Sẽ nghiêm cấm cho điểm học sinh mới vào lớp 1
Quy định mới sắp tới của Bộ GD-ĐT tăng cường “nghiêm cấm dạy trước chương trình tiểu học đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non”.
Giờ học của học sinh lớp 1A10 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
Chiều ngày 25/3, Bộ GD-ĐT có cuộc trao đổi với một số báo chí về giải pháp nhằm siết chặt quản lý tình trạng “ học trước lớp 1″. Tại buổi trao đổi này, ông Nguyễn Đình Mạnh, Phó chánh văn phòng Bộ GD-ĐT nêu rõ mong muốn “trưng cầu ý kiến của truyền thông để xây dựng một văn bản mới nhằm chấn chỉnh việc dạy trước lớp 1. Đồng thời thông qua truyền thông, tác động tới nhận thức của các bậc phụ huynh, các nhà giáo về tác hại của việc “học trước lớp 1″.
Tại cuộc trao đổi, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng vụ GD tiểu học – Bộ GD-ĐT khẳng định lại quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc “nghiêm cấm dạy trước chương trình tiểu học đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non” vì đây là việc làm phản khoa học, không có lợi cho trẻ.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó vụ trưởng Vụ GD mầm non – Bộ GD-ĐT cho biết: “Trong chương trình GD mầm non hiện hành, trẻ mầm non đã được tiếp cận với chữ cái, con số, được chuẩn bị về thể chất và tâm thế cho việc bước vào chương trình tiểu học và với yêu cầu của chương trình tiểu học hiện hành, các bậc phụ huynh không cần cho con học trước”.
Đại diện vụ GD tiểu học – Bộ GD-ĐT cho biết trong tháng 3 tới, Bộ GD-ĐT ban hành một văn bản mới với những quy định cụ thể hơn về vấn đề trên, trong đó quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp quản lý GD. “Nghiêm cấm giáo viên cho điểm học sinh khi mới bước vào lớp 1″ là quy định mới sẽ thể hiện trong văn bản này.
Trước đó, quy định của Bộ GD-ĐT là “tăng cường nhận xét, hạn chế cho điểm” đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinhlớp 1 nói riêng. Quy định mới sẽ cụ thể hơn nhằm ngăn chặn tình trạng giáo viên tiểu học cố tình cho học sinh điểm kém, gây áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học trước, phải học thêm từ lớp 1.
Đồng thời với quy định này, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường chú trọng việc chọn lựa giáo viên cho lớp 1, kiểm soát chặt hơn hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Hiếu cho biết thay vào việc cho con học trước lớp 1, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ trẻ một số vấn đề như dạy trẻ học cách quan sát, nhận biết kiến thức tự nhiên, xã hội bằng việc cho con đi chơi, kể chuyện, trò chuyện, chỉ dẫn cho con. Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con cách ngồi đúng tư thế, cách mở sách, đóng sách, cách sắp xếp đồ dùng học tập…Đó là những việc nên làm khi con sắp vào lớp 1.
“Có thể chúng tôi cũng có văn bản hướng dẫn cho các trường mầm non phổ biến cho cha mẹ học sinh những việc cần làm và không nên làm trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1″, bà Hiếu cho biết.
Theo Tuổi Trẻ
Dạy cho trẻ tư duy có khó không?.
Có con chuẩn bị vào lớp 1, lại luôn săn lùng, tìm kiếm sách dạy trẻ phương pháp tư duy, phát triển IQ, chị Minh Nguyệt ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, rất mừng khi được xem những bài tập của Trung tâm Toán Mathnasium. Chị Minh Nguyệt cảm thấy như thể mình đã "phát hiện ra kho báu".
Sau khi được giới thiệu chương trình học, điều mà chị Minh Nguyệt ấn tượng là ở ngay những cấp độ đầu tiên, Mathnasium đã giới thiệu cho học sinh những khái niệm toán học và phương pháp tư duy rất quan trọng. Chị thích thú vì ngoài dạy đếm, các khái niệm về số lượng, thêm, bớt, nhận biết các dạng hình học căn bản, quan hệ không gian, chương trình Mathnasium đã giới thiệu với trẻ khái niệm phân nhóm (classification), quy luật (pattern), là những khái niệm tiền đề giúp cho trẻ phát triển tư duy.
Đã có một thời gian theo dõi các diễn đàn dạy con, cảm nhận được sự ưu việt của phương pháp Mathnasium, chị Minh Nguyệt đã quyết định đăng ký cho con được kiểm tra đánh giá đầu vào và bắt đầu với cấp độ K - dành cho trẻ mầm non. Chị chia sẻ: "Không ngờ, với Mathnasium, phương pháp tư duy được dạy cho cả trẻ ở lứa tuổi mầm non một cách tự nhiên đến vậy.Với tư duy phân tích, mỗi câu hỏi không phải chỉ luôn có một câu trả lời duy nhất, miễn là bé lý giải được dòng suy nghĩ của mình, biết so sánh câu trả lời của mình với của bạn, bé sẽ thấy rằng khi căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, bé có thể phân loại sự vật thành những nhóm khác nhau.Từ đó, bé tự tạo ra kiến thức cho mình, chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động."
Trái với suy nghĩ rằng toán Mỹ học dễ hơn toán Việt Nam, chị Minh Nguyệt thấy Mathnasium đưa những khái niệm như một nửa, tỷ lệ, xem giờ và nhận biết các đồng tiền cơ bản vào ngay trong chương trình mẫu giáo. Xem các bài tập của Mathnasium, chị tâm đắc lắm, vì rõ ràng, các khái niệm này được giới thiệu rất tự nhiên và bản chất.
Chia sẻ về bước tiến của con sau 3 tháng học ở đây, chị nói: "Con còn nhỏ, mình thực sự chưa muốn cho con đi học môn ngoại khóa gì ngoài aerobic, nhưng bây giờ, ngoài 2 buổi aerobic rèn luyện sức khỏe, bé cũng luôn mong chờ đến cuối tuần để rèn "aerobic tư duy" cùng Mathnasium. Trước kia mình phải nhờ bạn ở Singapore mua giúp một số bộ sách rèn tư duy, để dạy con ở nhà. Nhưng bây giờ mình thấy chương trình Mathnasium được thiết kế bài bản, có hệ thống, phù hợp với nhận thức của cá nhân từng bé, chứ mình tự mua sách về dạy khó lòng có được sự toàn diện lắm."
Chị Minh Nguyệt nhận thấy chương trình Mathnasium giúp trẻ làm quen với các khái niệm tư duy từ sớm, vừa sức, để khi vào lớp 1, bé không quá bỡ ngỡ do sự chuyển tiếp đột ngột: "Mathnasium đưa các khái niệm vào khá sớm, nhưng dạy khái niệm nào thì rất toàn diện, đa chiều, dạy rất kỹ, các dạng bài tập phong phú, vì vậy, bé nhà mình nắm rất chắc khái niệm và phương pháp tư duy mà vẫn hứng thú. Ở đây, cấp độ sau nâng cao so với cấp độ trước một cách logic, rất phù hợp và vẫn đủ thử thách để khuyến khích bé chinh phục. Mình tâm niệm rằng điều quan trọng nhất khi con còn nhỏ là nuôi dưỡng được sự ham học cho con, để con có nếp học tốt, là nền tảng cho những bước tiến của con trong những lớp học cao hơn."
Ví dụ một số kỹ năng tư duy mà trẻ 6 đến 12 tuổi cần có: Tư duy tổ chức
- Quan sát đặc điểm
- Sự tương đồng và khác biệt
- Phân loại, so sánh
- Khái quát hóa
- Sơ đồ khái niệm
Tư duy phân tích
- Phân tích mối quan hệ
- Phân tích quy luật trong chuỗi
Tư duy thẩm định
- Phân biệt thông tin khách quan và ý kiến chủ quan
- Nhìn nhận những quan điểm khác nhau
Tư duy sáng tạo
- Sáng tạo trực quan
- Tư duy sáng tạo ứng dụng
Theo 24h
Viết lại sách giáo khoa ra sao? Một trong những việc cần làm ngay để đổi mới nền giáo dục, theo GS Phạm Minh Hạc, là phải thay đổi bộ sách giáo khoa phổ thông PGS Nguyễn Kế Hào (người từng từ chức vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT)từng chia sẻ ông biết chắc chương trình tiểu học 2000 sẽ thất bại vì làm ẩu, làm không có chỉ...