Sẽ kỷ luật lãnh đạo các trường lạm thu
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa có văn bản yêu cầu các Sở báo cáo tình hình thu chi đầu năm học, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo các trường có khoản thu ngoài quy định.
Thứ trưởng thừa nhận, trong thực tế một số cơ sở giáo dục và ban đại diện cha mẹ học sinh tự ý thu thêm các khoản tiền của người học và sử dụng tiền thu không đúng mục đích, không tuân thủ yêu cầu công khai, minh bạch.
Một số nơi sử dụng các hình thức vận động và thu tiền gần như ép buộc phụ huynh đóng góp để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp và chi cho các hoạt động của trường. Điều này đi ngược với nguyên tắc tự nguyện, gây bức xúc trong xã hội.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục thừa nhận, tình trạng lạm thu vẫn còn tồn tại ở một số cơ sở giáo dục. Ảnh: Hoàng Thùy.
Để quản lý chặt chẽ hơn, Bộ Giáo dục yêu cầu các Sở phải báo cáo tình hình thực tế khoản thu ngoài học phí, lệ phí. Đó là khoản thu hộ (như bảo hiểm, quỹ đoàn, hội); khoản thu có tính chất thỏa thuận (học 2 buổi mỗi ngày, ăn uống, đồng phục…); khoản thu để tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp và quỹ cha mẹ học sinh.
Các Sở cũng phải báo cáo rõ công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở giáo dục có tình trạng lạm thu, chi tiêu sai mục đích và không công khai. Bộ đề nghị các Sở Giáo dục kiên quyết xử lý kỷ luật đối với những trường hợp cố tình vi phạm quy định về thu chi.
Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng lạm thu, các Sở Giáo dục tham mưu cho UBND quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục trên địa bàn, bố trí đủ kinh phí chi thường xuyên đảm bảo cơ cấu tối đa 80% chi lương (các khoản có tính chất lương) và tối thiểu 20% để chi giảng dạy, học tập, quản lý.
Báo cáo của Sở về các khoản thu ngoài quy định và thực trạng chi tiêu sẽ được Bộ báo cáo với Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.
Theo VNE
Đưa kỹ năng giao tiếp vào trường học
Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) vừa hoàn thành chương trình học phần kỹ năng giao tiếp dành cho học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp với thời lượng 30 tiết.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Phạm Như Nghệ, kỹ năng giao tiếp là học phần tự chọn thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Mục tiêu là giúp học sinh vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường, xã hội, trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.
Đưa kỹ năng sống vào trường học giúp học sinh giao tiếp tự tin hơn. Ảnh: Hoàng Thùy.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành môn học, học sinh còn thực hiện được một số kỹ năng như làm quen, lắng nghe, nói trước đám đông, giải quyết xung đột và khắc phục khó khăn trong giao tiếp.
Nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp bắt đầu từ lý luận chung về kỹ năng giao tiếp, một số kỹ năng và vận dụng chúng để tìm kiếm việc làm.
Bộ Giáo dục đề nghị các đơn vị, cá nhân đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo về trụ sở Bộ ở 49 Đai Cô Viêt, Ha Nôi hoặc gửi qua địa chỉ email: nttbinh@moet.edu.vn
Theo VNE
Thêm 'sức mạnh' cho học sinh nghèo Với sự quan tâm đặc biệt của Tông công ty Tai chinh cô phân Dâu khi Viêt nam (PVFC) và Tông công ty Dâu Viêt Nam (PV Oil), quỹ học bổng của hai đơn vị này mới đây đã sáp nhập làm một. Việc làm này nhằm mang lại cơ hội học tập cho học sinh nghèo học giỏi trên cả nước. Nguyễn...