Sẽ “hỗn loạn” nếu giao quyền tự chủ đồng loạt cho các trường
Khi Luật Giáo dục ĐH được ban hành mà giao quyền tự chủ đồng loạt cho các trường sẽ gây “hỗn loạn” trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ. Theo đó, sẽ có lộ trình, sẽ giao cho cơ sở giáo dục đủ năng lực mới được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Phó Trưởng ban soạn thảo Luật Giáo dục đại học khẳng định như vậy tại buổi họp báo chuyên đề về Dự thảo luật Giáo dục đại học ngày 26/10.
Những vấn đề nóng như tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phân tầng đại học, tuyển sinh, “lợi nhuận” và “không lợi nhuận”… đã được Thứ trưởng Bùi Văn Ga (ảnh) giải đáp với báo chí.
Thành lập Hội đồng trường
Thứ trưởng giải thích cụ thể hơn về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm và Hội đồng trường của Dự thảo Luật giáo dục đại học (GD ĐH)?
Việc giao quyền tự chủ cho các trường và đảm bảo chất lượng là những mục tiêu xuyên suốt của Dự thảo Luật lần này. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm gồm: Tổ chức và nhân sự; tài chính và tài sản; hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH.
Tự chủ đi liền tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD. Bởi, hiện nay việc tự chịu trách nhiệm của các cơ sở chưa tốt lắm. Ví dụ: khi có sự cố xảy ra như tuyển sinh, người học vẫn tìm đến cơ quan nhà nước can thiệp, xử lý vì mối quan hệ giữa người học và cơ sở đào tạo chưa tốt. Tự chủ đi kèm với tự chịu trách nhiệm, khi nào tự chịu trách nhiệm tăng cao thì khi đó tự chủ tăng cao.
Liên quan đến Hội đồng trường, trong Dự thảo Luật GDĐH cũng đã nêu rất rõ về Hội đồng trường không thể thiếu khi chúng ta giao quyền tự chủ cho các trường. Từ khi ban hành Luật giáo dục, sửa đổi thì đến nay, mới có 10 trường có Hội đồng trường trên hơn 400 ĐH, CĐ nên có rất nhiều vướng mắc.
Luật GDDH sẽ cụ thể hóa tổ chức Hội đồng trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể là giám đốc hoặc hiệu trưởng, người đứng đầu của cơ sở giáo dục đào tạo. Khi xây dựng vấn đề này thì Hội đồng trường không còn khó khăn như trước đây.
Như vậy, đồng nghĩa với việc hiệu trưởng vừa đá bóng vừa thổi còi thưa Thứ trưởng?
Không sinh ra việc đó vì Hiệu trưởng có nhiệm vụ thực thi quyết nghị của Hội đồng trường dưới sự kiểm soát của Hội đồng trường. Hội đồng trường có rất nhiều thành viên và hiệu trưởng chỉ là 1 thành viên trong đó.
Khi cơ quan nhà nước giao quyền tự chủ cho trường thì tất cả chủ trương, nghị quyết của trường đó đều giao cho Hội đồng trường quyết định. Vì vậy, chúng ta không sợ hiệu trưởng lộng quyền. Luật GDĐH cụ thể hóa vấn đề như vậy. chúng tôi tin khi Luật được ban hành, Hội đồng trường sẽ được thành lập ở các trường và thực thi thiết chế quan trọng để thực hiện tự chủ của các cơ sở GD.
Video đang HOT
Lựa chọn trường để giao quyền tự chủ
Nếu Luật GDDH được ban hành, các trường ĐH, CĐ có được đồng loạt thực hiện tự chủ không thưa Thứ trưởng?
Hệ thống cơ sở GDĐH hiện nay của nước ta rất đa dạng, có trường có bề dày truyền thống và kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm, có trường mới thành lập hoặc mới nâng cấp chất lượng còn yếu. Do vậy, Bộ mà giao quyền tự chủ ngay lập tức cho các trường khi Luật ban hành, sẽ gây nên sự hỗn loạn trong hệ thống GD.
Vì vậy khi giao quyền tự chủ, Bộ sẽ căn cứ trên năng lực của từng trường và có lộ trình cụ thể. Kiểm định chất lượng GD là nội dung quan trọng để bộ căn cứ vào đó giao quyền tự chủ cho các trường. Đồng thời, nếu cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc có hành vi vi phạm trong các hoạt động theo quyền đã giao sẽ bị thu hồi quyền tự chủ. Để có sự công bằng cho các cơ sở GDĐH để họ phấn đấu nâng cao năng lực đào tạo của trường.
Luật GD khẳng định giá trị pháp lý của bằng ĐH là như nhau, không phân biệt loại hình trường và phương thức đào tạo. Vậy, bằng cấp của các trường cấp cho người học có giá trị như nhau, không có sự phân biệt chất lượng đào tạo?
Lâu nay phôi bằng của các trường là phôi bằng chung của Bộ GD-ĐT nhưng khi Luật GDĐH ban hành thì không bằng phôi bằng chung nữa mà mọi trường sẽ có mẫu phôi bằng khác nhau. Nội dung phôi bằng như thế nào do bộ quy định nhưng các trường được in phôi bằng. Các trường chịu trách nhiệm về phôi bằng mà mình cấp ra.
Như vậy, đối với Luật GDĐH văn bằng có giá trị pháp lý như nhau nhưng cụ thể Luật GDsẽ phân biệt chất lượng bằng cấp của từng trường. Xã hội và nhà sử dụng lao động đánh giá chất lượng đào tạo của các trường thông qua chất lượng sinh viên tốt nghiệp với văn bằng do trường cấp. Bộ quy định những điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng tối thiểu của các cấp học. Sự khác biệt giữa Luật GDĐH với Luật GD là ở điểm này. Rõ ràng có rất nhiều quyền tự chủ giao cho các trường và các trường tự cạnh tranh với nhau.
Sẽ có 2 hình thức tuyển sinh ĐH, CĐ: Thi tuyển và xét tuyển.
Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng GDĐH yếu kém là do mở trường ồ ạt trong thời gian vừa qua. Qui mô vượt xa chất lượng đào tạo. Vậy dự thảo Luật GDĐH sẽ giải quyết bài toán này như thế nào?
Dự thảo Luật GDĐH sẽ nhấn mạnh đến việc phân tầng ĐH. Về mặt lý thuyết sẽ chia thành 3 loại ĐH là ĐH nghiên cứu, ĐH đa ngành hướng về kỹ thuật ứng dụng và các trường cao đẳng đào tạo kỹ thuật viên. Không thể đánh giá chính xác chất lượng sinh viên tốt nghiệp ở trường ĐH nghiên cứu khi giao những việc mang tính ứng dụng hay ngược lại, không thể đánh giá đúng chất lượng sinh viên tốt nghiệp trường ĐH ứng dụng khi giao công việc chuyên sâu về nghiên cứu cơ bản. Sự phân tầng như vậy đảm bảo hài hòa cơ cấu nhân lực hoạt động trong mọi ngành kinh tế.
Chúng ta tách bạch chương trình ra, trường nào theo hướng nghiên cứu, trường theo hướng ứng dụng tùy thuộc vào quyết định của từng trường và trong Luật nhấn mạnh nhà nước ưu tiên đầu tư cho những trường chất lượng cao, đào tạo đội ngũ chất lượng cao theo kịp với thế giới.
Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích xã hội hóa giáo dục để nhanh chóng mở rộng qui mô đào tạo, phục vụ nhu cầu của người dân thông qua cho phép thành lập các trường ĐH tư thục và trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài. Dù là loại hình trường nào đi nữa, các cơ sở GDĐH đều bình đẳng trong hoạt động chuyên môn. Dự thảo Luật đưa ra những điều khoản một mặt, đảm bảo quyền lợi của người học và mặt khác, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư để khuyến khích tập thể, cá nhân đầu tư cho GD. Theo đó, Nhà nước miễn thuế với những khoản kinh phí mà nhà trường dùng để tái đầu tư phát triển GD. Ngược lại, phần lợi nhuận chia cho người góp vốn sẽ phải chịu thuế theo quy định. Như vậy, trường hoạt động “vì lợi nhuận” hay “không vì lợi nhuận” phụ thuộc vào thực tế cơ cấu chi tiêu tài chính hàng năm của trường chứ không phải dựa vào “tuyên bố” của nhà đầu tư. Nguyên tắc “hậu kiểm” đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư cho GD, giúp cho chủ trương xã hội hóa giáo dục đại học đi theo đúng quy định của Luật GD.
Có 2 hình thức tuyển sinh
Luật GDĐH có quy định việc kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường trong đầu ra không thưa Thứ trưởng vì hiện nay chúng ta chỉ thắt chặt đầu vào và buông lỏng đầu ra?
Trong quá trình đào tạo, nhà nước sẽ kiểm soát chất lượng bằng cách xác định tiêu chí cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm định chất lượng trong Luật GDĐH nói rất rõ: Kiểm định chất lượng bắt buộc và sẽ có tổ chức kiểm định độc lập quá trình đào tạo của trường để kiểm soát chất lượng đầu ra.
Thực tế, chúng ta đang kiểm soát rất chặt chất lượng đầu vào, trong quá trình đào tạo lại không kiểm soát. Nên Luật GDĐH sắp tới, cơ quan kiểm định chất lượng sẽ giám sát các cơ sở GDĐH cũng như chất lượng của các trường. Bằng cấp của các trường dựa trên kết quả kiểm định chất lượng.
Khi Luật GDĐH được ban hành thì hình thức tuyển sinh sẽ thế nào thưa Thứ trưởng?
Luật GDĐH lần này sẽ có 2 hình thức tuyển sinh là xét tuyển và thi tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
Các cơ sở GDĐH tùy chọn hình thức tuyển sinh phù hợp năng lực của mình. Về chỉ tiêu cũng sẽ giao cho các trường tự xác định chỉ tiêu trên tiêu chí Bộ GD-ĐT ban hành. Các trường cam kết thực hiện trung thực với Bộ và Bộ chỉ làm nhiệm vụ kiểm định.
Bộ GD-ĐT sẽ quy định hình thức, điều kiện của trường tổ chức thi như thế nào để hợp lý. Không phải trường nào cũng được tự chọn hình thức thi tuyển mà căn cứ theo tiêu chuẩn của Bộ kiểm soát điều kiện trường này đã đủ điều kiện tuyển sinh hay chưa.
Theo DT
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Tăng quyền tự chủ cho các trường để phát triển giáo dục ĐH
Với kinh nghiệm từng làm hiệu trưởng trường đại học, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng nếu được giao quyền tự chủ thì các trường sẽ có trách nhiệm hơn và cũng giúp hệ thống giáo dục ĐH phát triển.
Hôm qua 12/10, Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm và làm việc với Trường ĐH Quốc gia TPHCM. Đây cũng là một phần trong hoạt động mà Phó chủ tịch nước lắng nghe các ý kiến về chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm phòng thực hành y khoa của ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan, ngành giáo dục nước ta có nhiều thành tựu nhưng cũng không ít những khiếm khuyết. Hệ thống ĐH của chúng ta hiện nay đang theo xu hướng phát triển theo chiều sâu như mô hình phát triển kinh tế của đất nước. Tức là phát triển quy mô là chính còn chất lượng hiện nay đang bị xã hội lên tiếng. Phó Chủ tịch nước cho biết rất đau lòng với chất lượng đội ngũ nhân lực hiện nay khi "theo đánh giá chung của tổ chức quốc tế thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm/10 điểm mặc dù cả nước có rất nhiều trường ĐH, trường đào tạo nghề, trường trung cấp...".
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trò chuyện với tân sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM.
Phó chủ tịch xác định rằng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu để đưa đất nước đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp mang tính hiện đại. Đó là hướng để nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, tăng hàm lượng chất xám và tăng năng suất. Đặc biệt, sau khi được tham quan các phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện trung tâm, khu KTX... và lắng nghe báo cáo phát triển của ĐH Quốc gia TPHCM, Phó Chủ tịch nước đánh giá cao mô hình của ĐH Quốc gia. GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng "Rất vui mừng khi thấy rằng mô hình ĐH Quốc gia tại TPHCM đã phát huy được hiệu quả".
"Đây là mô hình cần được phát huy và nhân rộng nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là vướng về cơ chế. Với mô hình của ĐH quốc gia thì được giao quyền tự chủ cho hội đồng nhiều hơn nữa và được luật hóa trong luật thì có lẽ phát huy được sức mạnh và trí tuệ của toàn bộ đội ngũ cán bộ của nhà trường", phó chủ tịch nói.
GS.TS Doan chia sẻ rằng với kinh nghiệm từng là hiệu trưởng ĐH Thương mại trong gần 8 năm nên bà cũng thấy được rằng khi giao quyền trong tay thì trách nhiệm của người đứng đầu cũng như của nhà trường cũng sẽ nâng cao lên và họ sẽ phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo trong công việc. "Trước kia khi đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lên làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có hỏi tôi rằng muốn cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam được phát triển thì làm thế nào thì tôi chỉ nói rằng hãy trao quyền tự chủ nhiều vào, phân cấp nhiều vào khắc sẽ phát triển. Và giờ đến làm việc với ĐH Quốc gia TPHCM thì tôi thấy rằng chủ trương đó, tư duy đó là hoàn toàn đúng đắn. Bộ GD-ĐT nên bàn bạc lại nên làm thế nào để tăng quyền tự chủ và cần phải được luật hóa", Phó Chủ tịch phát biểu.
Phó chủ tịch nước trao học bổng cho sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn ĐH Quốc gia TPHCM với vai trò đầu đàn cố gắng từ nay đến năm 2020 là một trường đầu tàu của Việt Nam. Dịp này, bà Doan đề nghị lãnh đạo UBND TPHCM giúp đỡ làm thế nào để ĐH Quốc gia TPHCM giải phóng mặt bằng thật nhanh.
Bên cạnh chương trình làm việc, hôm qua Phó Chủ tịch nước cũng trao 40 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng, cho các sinh thuộc diện chính sách, vượt khó học tốt của ĐH Quốc gia TPHCM và ĐH Nguyễn Tất Thành.
Theo DT
Bộ GD-ĐT sẽ xử lý những trường tuyển sinh sai quy chế Ngày 18/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, những trưng ĐH, CĐ thực hiện sai Quy chế tuyn sinh, Bộ GD-ĐT sẽ kim tra và xử lý theoúng Quy chế. Bởi năm nay, Bộã ton thuận lợi nhất cho các trưng thực hiện xét tuyn. Tìm mọi cách sinh Ngày 25/8 sắp tới, thí sinh bắtầu nhận hồ sơ xét...