Sẽ dừng tuyển sinh trình độ cao đẳng đối với 45 cơ sở giáo dục đại học
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản gửi 45 trường đề nghị dừng tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp từ ngày 1/7/2019.
Ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Căn cứ quy định tại tiết 1 khoản 2 và tiết 1 khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm: Trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Thực hiện quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có văn bản gửi 45 cơ sở giáo dục đại học đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản gửi 45 cơ sở giáo dục đại học đề nghị dừng tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp kể từ ngày 1/7/2019.
Trường đại học Sao Đỏ, Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội, Trường đại học Tôn Đức Thắng, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn, Trường đại học Hồng Đức, Trường đại học Tân Trào, Trường đại học Y khoa Vinh, Trường đại học Trà Vinh.Danh sách 45 cơ sở giáo dục đại học được đề nghị dừng tuyển sinh gồm các:
Trường đại học Phú Yên, Trường đại học Hạ Long, Trường đại học FPT, Trường đại học Khánh Hòa, Trường đại học Nội vụ Hà Nội, Trường đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Trường đại học Tiền Giang, Trường đại học Đồng Nai, Trường đại học Đông Á, Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, Trường đại học Quảng Nam.
Trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Trường đại học Công nghiệp Vinh, Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Trường đại học Thủ đô, Trường đại học An Giang, Trường đại học Công nghiệp Việt – Hung, Trường đại học Phạm Văn Đồng.
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường đại học Lao động – Xã hội, Trường đại học Thành Đô, Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Trường đại học Công nghiệp Việt Trì, Trường đại học Xây dựng miền trung, Trường đại học Quảng Bình, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng, Trường đại học Kiên Giang.
Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Xây dựng Miền Tây, Trường đại học Nông – Lâm Bắc Giang, Học viện Hàng không Việt Nam, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Học viện Âm nhạc Huế.
Video đang HOT
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị 45 cơ sở giáo dục đại học dừng tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp kể từ ngày 1/7/2019 (Ảnh minh họa: Vũ Phương).
Đối với các khóa đã tuyển sinh trước ngày 1/7/2019, các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục tổ chức đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ sở giáo dục đại học phản ánh về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù, cơ sở giáo dục đại học cần báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cơ sở giáo dục đại học tiếp tục đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp mang tính đặc thù kết hợp đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hóa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Công Tiến
Theo giaoduc.net.vn
Học nghề lương chục triệu/tháng, nhưng tâm lý học sinh còn nặng nề bằng cấp
Ngày 15-3, tại Vĩnh Long, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) phối hợp cùng Trường ĐH SPKT Vĩnh Long tổ chức hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm năm 2018, triển khai nhiệm vụ 2019 các tỉnh, thành phía Nam.
Số lượng học sinh, sinh viên chọn học nghề đang có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn tâm lý chuyện phân biệt bằng cấp
Tại hội nghị, tiến sĩ Trương Anh Dũng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết trong năm 2018, Tổng cục đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nhiều giải pháp trong công tác tuyển sinh.
Trong đó, tập trung có công tác tuyển sinh, đào tạo văn hóa bậc THPT trong các trường trung cấp, cao đẳng; tăng cường tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ trung cấp đối với học sinh tốt nghiệp THCS.
Bên cạnh đó là tăng cường công tác giải quyết việc làm giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cũng trong năm 2018, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai, phối hợp với các cơ quan báo chí, các trường THPT, THCS và cao đẳng tuyên truyền để học sinh và phụ huynh nắm bắt nhiều chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
"Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã tăng cường hợp tác với các nước trong xuất khẩu lao động tay nghề, ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số tập đoàn kinh tế lớn trong việc gắn kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thời gian qua, đã có nhiều trường cam kết với học sinh, sinh viên sau khi ra trường không có việc làm như mong đợi thì sẽ hoàn trả học phí. Người tốt nghiệp được ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp ngay sau lễ tốt nghiệp. Do đó, năm qua công tác tuyển sinh, đào tạo đạt 100,5% chỉ tiêu đề ra", ông Dũng cho biết.
Ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cũng cho biết, xu hướng xuất khẩu lao động có tay nghề hiện nay tập trung các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc....
Các nước này đã ban hành luật và chính sách rộng cửa hơn cho đội ngũ lao động có tay nghề nước ngoài sang đây làm việc. Tuy nhiên, điều bắt buộc là phải có trình độ tay nghề tốt và ngoại ngữ các nước sở tại.
Cục quản lý lao động ngoài nước cũng đang xúc tiến đàm phán với các đối tác nhận lao động nới hơn các điều kiện này.
Trong tương lai nhu cầu tuyển dụng lao động xuất khẩu là lớn. Điển hình như một số thị trường mới như các nước khối EU.
Hội nghị lần này thu hút gần 30 bài tham luận của các đơn vị là Sở LĐTB&XH, các trường cao đẳng khu vực phía Nam tham gia góp ý.
Đa số các đại biểu cho rằng quá trình triển khai công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã có tín hiệu rất đáng mừng, số lượng học sinh ngày càng quan tâm hơn đến giáo dục nghề nghiệp.
Có những trường, học sinh chỉ tốn từ 8 đến 10 triệu đồng là có được một tay nghề, sau khi tốt nghiệp đã được ký ngay hợp đồng lao động với mức lương từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại bất cập như cơ sở vật chất đào tạo nghề chưa hiện đại, tâm lý bằng cấp của phụ huynh và học sinh còn khá nặng nề.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp - Ảnh: CHÍ HẠNH
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều bước khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập. Những bất cập này tập trung chủ yếu ở tâm lý của học sinh về bằng cấp, công tác tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp.
"Chúng tôi cũng đã xây dựng nhiều phương án để khắc phục tình trạng này, chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, phối hợp cùng các địa phương, các Sở và các trường THCS, THPT trong cả nước tổ chức tư vấn, tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp, từ đó dần thay đổi nhận thức nghề cho các em học sinh.
Bên cạnh đó, Tổng cục cũng sẽ chỉ đạo các trường giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư thiết bị đào tạo tiên tiến, kết hợp thật chặt chẽ với doanh nghiệp trong liên kết tạo việc làm sau đào tạo. Từ đó mới nâng cao tỉ lệ tuyển sinh trong công tác giáo dục nghề nghiệp", ông Minh nhấn mạnh.
Song song đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng xây dựng kế hoạch tổ chức các phiên giới thiệu việc làm, đẩy mạnh công tác chỉ đạo giáo dục nghề nghiệp gắn liền với doanh nghiệp, thay đổi phương thức hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Chỉ đạo tăng cường tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp ở khối THCS, hoặc xây dựng phương án miễn giảm học phí cho các em THCS, THPT tham gia học nghề.
CHÍ HẠNH
Theo tuoitre
Canh điểm thi từ 3h sáng, nữ sinh mái ngố trường Phan vỡ òa: 9 điểm Văn, 9.2 điểm tiếng Anh Nữ sinh xinh xắn đang cân nhắc xem nên chọn trường Đại học nào để theo học trong thời gian tới. Điểm thi THPT 2019 được công bố, nữ sinh Nguyễn Thị Phương Thanh(THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) vỡ òa với điểm số đạt được. Trong này nổi bật nhất là môn Văn: 9 điểm và môn tiếng Anh: 9.2 điểm....