Sẽ đưa vấn đề phòng chống tham nhũng vào giảng dạy
Đại diện Bộ GD& ĐT khẳng định, sẽ tiếp tục biên soạn bổ sung và có văn bản đề xuất với cơ quan chức năng cung cấp đủ tài liệu để tổ chức giảng dạy đại trà vấn đề phòng chống tham nhũng vào năm 2013- 2014.
Ngày 16/8, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo xem xét tình hình triển khai 34 sáng kiến phòng chống tham nhũng đã đạt giải thưởng năm 2011. Đồng thời, đề xuất ý tưởng ban đầu về việc nhân rộng các cách làm thiết thực.
Các đánh giá cho thấy, sau gần 1 năm triển khai, với kinh phí được cấp tối đa là 290 triệu đồng/sáng kiến, không ít dự án đã góp phần giảm thiểu tình trạng tham ô, hối lộ tại 1 số cơ quan công quyền. Đồng thời nâng cao quyền tiếp cận của người dân với nguồn vốn ngân hàng, y tế, giáo dục, thủ tục hành chính, tuyển dụng, với nhiều hình thức khác nhau tại Hà Nội, Bến Tre, An Giang.
Video đang HOT
Năm 2013 sẽ đưa chương trình phòng chống tham nhũng vào giảng dạy (Ảnh: minh họa)
Đặc biệt, chủ trương thí điểm giảng dạy phòng chống tham nhũng tại 14 trường: PTTH, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thông qua sinh hoạt ngoại khóa, thảo luận chuyên đề, đã từng bước nâng cao hoạt động tố giác, đẩy lùi tiêu cực trong ngành giáo dục tại Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội. Tuy nhiên, công tác truyền thông còn bị bỏ ngỏ. Nội dung phòng chống tham nhũng mới được biên soạn trong tài liệu riêng hoặc lồng ghép với môn giáo dục công dân nên nội dung chưa phù hợp với tất cả các đối tượng tham gia.
Từ ý nghĩa của mô hình này, đại diện Bộ GD& ĐT khẳng định, sẽ tiếp tục biên soạn bổ sung và có văn bản đề xuất với cơ quan chức năng cung cấp đủ tài liệu để tổ chức giảng dạy đại trà vào năm 2013- 2014. Đến năm 2015 phòng chống tham nhũng sẽ được tích hợp, lồng ghép vào chương trình học chính thức để có tính liên tục, hệ thống, “danh chính ngôn thuận”.
Về phía Ban tổ chức – Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến khích các dự án giải quyết tham nhũng trong một lĩnh vực quen thuộc nhưng cách làm mới mẻ huy động được nhà tài trợ, lực lượng thanh niên, giới doanh nghiệp nhập cuộc hưởng ứng và coi đây là một khía cạnh của sáng tạo.
Với mỗi dự án hiệu quả, có tính bền vững, được dư luận tán thành, sẽ được hỗ trợ thêm tài chính từ 1- 4 năm và thí điểm nhân rộng.
Theo Người Đưa Tin
Điểm xét tuyển hệ liên thông lên ĐH phải đạt 15 điểm trở lên
Ngày 13/8, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Theo đó, điểm xét tuyển 3 môn thi phải đạt từ 15 điểm trở lên, không có môn thi điểm 0 và xét điểm trúng tuyển của từng ngành học.
Theo Dự thảo, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường được xác định theo quy định của Bộ GD-ĐT. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy hàng năm của cơ sở giáo dục đại học.
Về tuyển sinh, tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ đại học: Thí sinh dự thi tuyển 2 môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ chính quy hàng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và 1 môn cơ sở ngành. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định các môn thi văn hóa và tổ chức ra đề thi tuyển sinh môn cơ sở ngành. Điểm xét tuyển 3 môn thi phải đạt từ 15 điểm trở lên, không có môn thi điểm 0 và xét điểm trúng tuyển của từng ngành học.
Tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng lên trình độ đại học: Thí sinh dự thi tuyển 1 môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hàng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và 2 môn cơ sở ngành. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định các môn thi văn hóa và tổ chức ra đề thi tuyển sinh môn cơ sở ngành. Điểm xét tuyển 3 môn thi phải đạt từ 15 điểm trở lên, không có môn thi điểm 0 và xét điểm trúng tuyển của từng ngành học.
Thời gian, đào tạo liên thông từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng được thực hiện ít nhất 18 tháng. Đào tạo liên thông từ cao đẳng nghề, cao đẳng lên trình độ đại học được thực hiện ít nhất 24 tháng. Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ đại học được thực hiện ít nhất 36 tháng.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Hiệu trưởng Đại học FPT đề nghị bỏ bậc trung học phổ thông Theo TS. Lê Trường Tùng, hệ thống giáo dục Việt Nam cần phải tái kiến trúc theo mô hình "1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại", không cần duy trì khối trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Việc giảm thời gian học sẽ giảm chi phí xã hội, tăng thời gian cống hiến...