Sẽ đưa hình thức trực tuyến vào đào tạo đại học, siết chặt việc dạy văn bằng 2
Dự kiến Bộ GD&ĐT sẽ cho phép các trường tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến không quá 20% số tín chỉ của chương trình đào tạo trình độ đại học.
Sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi được Quốc hội thông qua, Bộ GD&ĐT đã rà soát và xây dựng dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học. Việc xây dựng quy định này giúp hoàn thiện hệ thống đào tạo trình độ đại học nói chung, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành.
Đồng thời, việc rà soát sửa đổi, bổ sung và tích hợp nhiều quy định về đào tạo trình độ đại học vào một thông tư sẽ giúp giảm số lượng văn bản quy định chi tiết đối với từng nội dung riêng lẻ, tạo sự thống nhất trong đào tạo trình độ đại học.
Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học gồm 5 chương, 38 điều, với một số điểm mới đáng chú ý. Dự thảo quy định rõ: “ Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện để tổ chức giảng dạy trực tuyến theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến không được vượt quá 20% số tín chỉ của chương trình đào tạo”.
Về quy định này, các trường được phép tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến một phần chương trình đào tạo trình độ đại học, có ý nghĩa rất lớn giúp các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập, thực hiện hội nhập quốc tế (hiện nhiều nước trên thế giới đã cho phép, có thể kể đến như Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan…).
Tuy nhiên để kiểm soát chất lượng đào tạo, Bộ cũng yêu cầu các trường chỉ thực hiện nội dung này khi đảm bảo điều kiện về chương trình, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức đạo tạo qua mạng…
Cùng với đó, dự thảo này cũng dự kiến sẽ xoá bỏ khái niệm đơn vị học trình, tất cả các chương trình đào tạo phải được xây dựng theo đơn vị tín chỉ.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT xem xét đưa hình thức trực tuyến vào đào tạo đại học.
Các nội dung quy định về tuyển sinh không quy định trong Quy chế đào tạo này như những Quy chế trước mà được đưa sang, tích hợp vào Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; các nội dụng quy định về chương trình đào tạo được dẫn chiếu sang Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT.
Nhằm đẩy mạnh quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các trường đại học, dự thảo có nhiều nội dung giao cho hiệu trưởng tự quyết định về công tác đào tạo trình độ đại học, công nhận tín chỉ đã tích luỹ của người học, liên kết đào tạo, đào tạo cho người đã có bằng đại học… thay vì trình đề nghị Bộ GD&ĐT cấp phép như các văn bản hiện hành.
Dự thảo mới cũng sẽ cho phép sinh viên được học cùng lúc hai chương trình nếu đáp ứng một trong các điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai trong năm tuyển sinh và có điểm trung bình tích lũy đạt 2,0 trở lên của học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất.
Sau khi kết thúc học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất, có điểm trung bình tích lũy đạt 2,5 trở lên và đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo.”
Nội dung sửa đổi này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho những sinh viên có năng lực thực sự thực hiện được việc học cùng lúc hai chương trình và chuyển đổi ngành nghề sau này khi cần thiết.
Như vậy sẽ chỉ những sinh viên có năng lực thực sự mới thực thực hiện được học cùng lúc hai chương trình.
Dự kiến, các trường đại học không được dạy trực tuyến quá 20% tín chỉ
Liên quan đến công tác đào tạo trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định các trường đại học được phép triển khai mô hình này, nhưng không được dạy quá 20% tổng tín chỉ trong chương trình.
Mô hình đào tạo trực tuyến đã phát huy giá trị trong đợt dịch bệnh Covid-19.
Dạy học trực tuyến không quá 20% tín chỉ của chương trình đào tạo
Ngày 27/4, Bộ GD&ĐT cho biết, đơn vị này vừa soạn dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học để tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Theo đó, ở nội dung chương trình đào tạo, văn bản quy định, được xây dựng dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương phap và hình thức đanh gia đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa cac trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT
Ngoài ra, mỗi chương trình đào tạo gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính - ngành phụ) và được cấu trúc từ cac học phần thuộc hai khối kiến thức: giao dục đại cương và giao dục chuyên nghiệp; cơ sở giao dục đại học tự chủ và chịu trach nhiệm giải trình trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo.
Liên quan nội dung đào tạo trực tuyến, dự thảo Thông tư nêu rõ, trên cơ sở bảo đảm cac điều kiện để tổ chức giảng dạy trực tuyến theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến không được vượt qua 20% số tín chỉ của chương trình đào tạo.
Cho phép học cùng lúc 2 chương trình
Cũng ở văn bản này, Bộ GD&ĐT cho phép sinh viên học cùng lúc hai chương trình. Cụ thể, sinh viên được học cùng lúc hai chương trình nếu đap ứng một trong cac điều kiện sau: Đap ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai trong năm tuyển sinh và có điểm trung bình tích lũy đạt 2,0 trở lên của học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất;
Sau khi kết thúc học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất, có điểm trung bình tích lũy đạt 2,5 trở lên và đap ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo; trong qua trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới 2,00 và thuộc diện cảnh bao học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 15 của Quy chế này (Tuỳ theo điều kiện đào tạo và cac quy định tại Quy chế này, thủ trưởng cơ sở đào tạo ban hành quy định cụ thể về đào tạo chính quy theo hình thức tích luỹ tín chỉ của trường; quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo theo hình thức tích luỹ tín chỉ, nhưng không vượt qua hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đào tạo đó.
Cac đối tượng được hưởng chính sach ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học không bị hạn chế thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo); khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất; sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Thông tư này dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.
Bảo Thắng
Đại học đào tạo trực tuyến có ổn không, bao nhiêu trường đã thực hiện? 57% trường ĐH công lập chưa tiếp cận đào tạo trực tuyến, trong khi con số này ở các trường ngoài công lập chỉ trên 20%. Đó là khẳng định của lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT tại hội đào tạo nghị trực tuyến đối với giáo dục ĐH ứng phó với dịch COVID-19 được tổ chức sáng nay, 17/4. Bà...