Sẽ điều chỉnh bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa
Đại diện Ban soạn thảo và Đổi mới sách giáo khoa khẳng định, chương trình sách giáo khoa phổ thông sắp tới sẽ được lồng ghép và tăng cường yếu tố nhận thức giới, bình đẳng giới.
Ngày 31/3/2016, UNESCO tại Việt Nam thông báo về dự án “Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội bình đẳng hơn”.
Bà Trần Phương Nhung, Giám đốc Chương trình về Giới của UNESCO chia sẻ: “Trong cuốn Tự nhiên xã hội lớp 1, hình vẽ đá bóng, chạy nhảy là các bạn nam, ngồi một góc hoặc quét dọn là bạn nữ. Trong tranh vẽ gia đình, người nghỉ ngơi, đọc báo là bố, còn dọn dẹp, nấu ăn là mẹ. Điều này tạo ra định kiến về giới tính trong nhận thức của học sinh, dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong nhà trường, gia đình và xã hội”.
Bà khẳng định, sách giáo khoa giữ vai trò quan trọng trong giáo dục và định hướng suy nghĩ của trẻ. Những hình ảnh mang nặng định kiến và bất bình đẳng giới tính như vậy cần có sự thay đổi.
Bà Trần Phương Nhung, Giám đốc Chương trình về Giới của UNESCO. Ảnh: Ngân Giang.
Bất bình đằng giới trong sách giáo khoa
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, giảng viên Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận xét, sách giáo khoa hiện nay có quá nhiều các chi tiết về bất bình đẳng giới.
Theo phân tích 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến 12, trong 8.276 nhân vật trong nội dung văn bản, nam giới chiếm tới 69%, nữ giới chỉ có 24%.
Những ví dụ trong sách giáo khoa về các nhân vật quan trọng, nổi tiếng có tới 95% là nhân vật nam.
Nghề nghiệp các nhân vật trong sách giáo khoa cũng không có sự cân bằng khi nam giới có nghề nghiệp cụ thể, đa dạng và đều là những công việc xuất hiện ở không gian công cộng, xã hội như bác sĩ, nhà khoa học, giáo sư, kỹ sư, họa sỹ, bộ đội, công an… Trong khi đó, nữ giới đa phần làm những công việc đơn giản, xuất hiện trong không gian gia đình như nhân viên, nội trợ…
Ông đưa ví dụ, sách Ngữ văn lớp 10 có tới 2 đoạn nàng Kiều than thân, gây ra cái nhìn nặng nề, tăm tối về thân phận phụ nữ. Hình tượng Người con gái Nam Xương, Mị (Vợ chồng A Phủ), người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)… cũng có số phận buồn, thể hiện sự bất công trong xã hội.
Video đang HOT
Ngoài ra, ca dao, tục ngữ trong chương trình học cũng đề cập nhiều số phận kém may mắn, đau khổ của người phụ nữ.
Cũng theo ông Thịnh, sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 và 3 chỉ có 9 trên tổng số 61 tác giả được trích dẫn và nhắc đến, là phụ nữ. Sách Giáo dục Công dân lớp 9, nữ nhân vật xuất hiện trong 5/20 trường hợp, nam nhân vật xuất hiện 15/20.
Nhiều môn học khác, hay thậm chí các thầy cô giáo cũng có định kiến giới, như: phụ nữ nhẹ nhàng, nhạy cảm và giỏi hơn nam giới trong chăm sóc trẻ em và nhà cửa; họ yếu hơn đàn ông, không thông minh, không có quyền hạn.
Ông Trần Kim Tự, Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Trong giáo dục, dù không hề có quan điểm nói về phân biệt giới và luôn tôn trọng bình đẳng giới, tuy nhiên, ở đâu đó, trong tình huống nào đó vẫn có những hình ảnh phân biệt hoặc bất bình đẳng”.
Sẽ điều chỉnh trong chương trình mới
Theo bà Sun Lei, cán bộ phụ trách Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, dự án của UNESCO sẽ lồng ghép bình đẳng giới vào học và dạy, phát hiện và loại bỏ những định kiến và và khuôn mẫu giới khỏi chương trình và sách giáo khoa, giúp giải quyết vấn đề bạo lực dựa trên cơ sở giới và phân biệt đối xử trong trường học.
Còn bà Phương Nhung chia sẻ: “Sáng kiến giúp nâng cao năng lực của ngành giáo dục trong bình đẳng giới, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng cho trẻ em và phụ nữ, bao gồm cả trẻ em gái và phụ nữ trong hoàn cảnh khó khăn và dễ tổn thương”.
Ông Ngô Kim Khôi, đại diện Ban soạn thảo và Đổi mới Sách giáo khoa khẳng định, chương trình sách giáo khoa phổ thông sắp tới sẽ được lồng ghép và tăng cường yếu tố nhận thức giới, bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến giới tính.
Nằm trong Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ông Bá Thịnh cho biết, các nhân vật nữ sẽ được thay đổi, không nghiêng về hình tượng người phụ nữ đau khổ, than thân trách phận nữa.
“Trích đoạn nàng Kiều than thân sẽ thay bằng nàng Kiều xử án. Các câu ca dao tục ngữ sẽ tươi sáng, thể hiện sự đóng góp của phụ nữ vào xã hội hơn.
Sắp tới, tỷ lệ nam – nữ xuất hiện trong cuốn sách giáo khoa sẽ cân bằng hơn, giảm thiểu suy nghĩ chỉ có nam giới mới làm những việc lớn. Việc này sẽ giúp tháo gỡ và giảm thiểu những sự bất công giới tính trong giáo dục”, ông Thịnh nói.
Cuốn sách mới sẽ nhấn mạnh vai trò của phụ nữ như những người làm kinh tế, đồng thời khẳng định, nhấn mạnh sự đóng góp của nữ giới trong sự nghiệp, vai trò hiện tại và tương lai của họ trong xã hội; không nhấn mạnh vai trò “kép” của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Theo báo cáo của UNESCO tại Việt Nam, tỷ lệ học sinh nữ tham gia ở cấp tiểu học và THCS thấp hơn tỷ lệ học sinh nam, nhất là ở các vùng nghèo và vùng dân tộc thiểu số.
Học sinh nam có nhiều cơ hội quay trở lại học tiếp hơn học sinh nữ. Tỷ lệ trẻ em gái ở các tỉnh miền núi đi học còn thấp, chủ yếu là các em phải ở nhà giúp gia đình, trường nội trú ở quá xa nhà và một vài nơi vẫn còn tục lệ lấy chồng sớm.
Theo Zing
Trung Quốc mập mờ về dự án xây đập trên sông Nộ
Số phận của Nộ Giang, con sông lớn tự nhiên chảy qua Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan vẫn chưa rõ ràng khi chính quyền tỉnh Vân Nam tuyên bố dừng mọi hoạt động xây đập nhỏ trên sông, nhưng lại không trả lời liệu có dừng dự án xây đập lớn.
Sông Nộ được UNESCO xếp hạng di tích thế giới cần bảo vệ. Ảnh: AFP
Theo SCMP, trong kỳ họp lưỡng hội tuần trước ở Bắc Kinh, Bí thư tỉnh ủy Vân Nam Lý Kỷ Hằng cho biết chính quyền tỉnh quyết định dừng việc "khai khoáng nhỏ lẻ" và "dự án xây dựng nhà máy thủy điện quy mô nhỏ" trên sông Nộ, nhằm phục hồi thảm thực vật ven sông. "Lưỡng hội" là tên gọi tắt của kỳ họp giữa Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Chính hiệp toàn quốc.
"Nộ Giang sẽ trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới trong 5-10 năm tới. Nó sẽ vượt xa hẻm núi Grand Crayon (công viên hoang dã nổi tiếng) của Mỹ", ông Lý nói.
Sông Nộ bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua phía tây tỉnh Vân Nam, sát biên giới với Myanmar, chảy qua vùng đông bắc Myanmar, làm đường biên giới tự nhiên giữa quốc gia này và Thái Lan. Đây là con sông lớn duy nhất ở Đông Nam Á chưa có đập thủy điện nào được xây dựng và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Cuối năm ngoái, chính quyền Vân Nam tuyên bố sẽ xây dựng công viên quốc gia dọc hẻm núi sông Nộ, khiến các nhà bảo vệ môi trường lúc bấy giờ đang kêu gọi chấm dứt việc xây đập rất vui mừng.
Tuy nhiên, họ vẫn nghi ngờ vì quan chức tỉnh giữ thái độ im lặng trước thông tin liệu có xây dựng đập thủy điện cỡ lớn trên khu vực hay xảy ra động đất hay không. Kế hoạch này được cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo gạt bỏ năm 2005 vì e ngại ảnh hưởng tới môi trường và sự an toàn của dân cư trong vùng, nhưng được mang ra bàn lại vào năm 2013.
Những dự án xây đập cỡ nhỏ không bao gồm trong dự án xây dựng đập thủy điện cỡ lớn.
"Họ vẫn giữ thái độ mập mờ nước đôi. Không ai lên tiếng xác nhận về kế hoạch xây đập lớn", Wang Yongchen, một nhà môi trường học đã dành cả thập kỷ đấu tranh bảo vệ môi trường tự nhiên ven sông Nộ, nhận xét.
"Họ nói rằng việc xây đập lớn còn tùy thuộc vào lãnh đạo trung ương".
Trong dự án 5 năm phát triển năng lượng tái tạo trên toàn quốc giai đoạn 2016-2020, sông Nộ vẫn được liệt vào danh sách địa điểm lý tưởng để xây dựng đập thủy điện, Economic Information Daily hồi tháng một đưa tin.
Năm 2013, quốc vụ viện (chính phủ trung ương) Trung Quốc từng gây sốc cho các nhà môi trường học khi đột nhiên tung ra kế hoạch xây dựng ít nhất 5 trong số 13 đập thủy điện ở Nộ Giang. Kể từ đó, chính quyền địa phương bắt đầu chuẩn bị cho việc xây đập, như làm đường vào khu quy hoạch, nhưng cho đến nay đập thủy điện vẫn chưa chính thức khởi công xây dựng.
Sông Nộ, hay còn gọi là sông Salween chảy qua Trung Quốc, Myanmar, ngăn cách biên giới Myanmar và Thái Lan. Ảnh: WWF
Theo nhận định của Stephanie Jensen-Cormier, giám đốc văn phòng Trung Quốc của International Rivers (Sông ngòi Thế giới), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ và hoạt động ở hơn 60 quốc gia, việc xây dựng đập thủy điện dọc sông Nộ mang lại hiệu quả kinh tế thấp, vì nhu cầu sử dụng điện không cao do nền kinh tế đang chững lại.
Feng Weixiang, một người dân ở khu vực sông Nộ đồng thời là cố vấn cấp cao của chính phủ, cũng thừa nhận điều này. Theo ông Feng, qua nhiều cuộc tranh luận, chính quyền thừa nhận "không cần thiết" phải xây dựng đập thủy điện nhỏ trên các nhánh của sông Nộ, tương đương 2/3 số đập trong dự án, vì công suất phát điện quá sức xử lý của hệ thống truyền tải.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã cảnh báo 40% loài thủy sinh vật đặc hữu ở Nộ Giang đã biến mất dưới bàn tay con người như khai thác thủy sản quá mức, khai khác và xây dựng. Nếu xây dựng đập thủy điện, đây sẽ là đòn giáng nghiêm trọng vào hệ sinh thái khu vực, ảnh hưởng tới hàng triệu nông ngư dân của những quốc gia khác xuôi dòng con sông.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Truyền thuyết thung lũng 9 làng ở Trung Quốc Thung lũng 9 làng (Nine Villages Valley) nằm ở phía tây nam Trung Quốc, thuộc công viên quốc gia Cửu Trại Câu, Tứ Xuyên, được mệnh danh là thế giới thần tiên với cảnh đẹp như chốn thiên đường. Sở dĩ gọi là thung lũng 9 làng bởi toàn bộ khu vực này có 9 ngôi làng người Tây Tạng sinh sống rải...