Sẽ đề xuất bỏ tuyển thẳng học sinh đoạt giải cuộc thi khoa học kỹ thuật?

Theo dõi VGT trên

Những năm gần đây, sau lễ trao giải cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia lại có ý kiến nghi ngờ về tính trung thực và ý nghĩa ’sân chơi’ khoa học dành cho học sinh của cuộc thi này.

Sẽ đề xuất bỏ tuyển thẳng học sinh đoạt giải cuộc thi khoa học kỹ thuật? - Hình 1

Lễ trao giải cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Học sinh mong muốn cuộc thi trở về sân chơi đúng nghĩa để sáng tạo trong khả năng thực sự của mình – ẢNH: TUỆ NGUYỄN

sao cuộc thi khoa học mất dần ý nghĩa của “sân chơi” dành cho học sinh (HS)?

Đề tài “khủng” ngay cả nhà khoa học cũng… giật mình

Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho HS trung học cấp quốc gia thực hiện qua 9 năm. Từ năm 2019 trở về trước, theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi đơn vị dự thi được cử không quá 6 dự án dự thi cấp quốc gia; đơn vị đã có dự án thi quốc tế được cử không quá 9 dự án dự thi; Hà Nội, TP.HCM, đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi năm học 2016 – 2017 được cử không quá 18 dự án dự thi. Tuy nhiên, sau một số ồn ào từ giải thưởng cuộc thi này, từ năm học 2019 – 2020, Bộ GD-ĐT rút xuống chỉ cho phép mỗi đơn vị dự thi được cử tối đa 2 dự án, riêng Hà Nội, TP.HCM và đơn vị đăng cai được cử tối đa 4 dự án.

Nên điều tra, rà soát lại tính trung thực của kỳ thi

Theo tiến sĩ Giáp Văn Dương, việc cần thiết trước mắt là điều tra, rà soát lại xem kỳ thi có trung thực hay không. Trước hết các giáo viên hướng dẫn HS tham gia kỳ thi này phải tự rà soát mình, xem mình đã trung thực hay chưa khi tham gia, và giành giải trong kỳ thi này. Nếu mình trung thực, các kết quả này đúng là do mình đoạt được, cần lên tiếng để tự bảo vệ mình trước sự nghi ngại của dư luận. Còn nếu mình không trung thực, mà im lặng, hoặc không tự phát hiện ra, ban tổ chức cũng không phát hiện ra, thì không chỉ cuộc thi thất bại, mà thực sự nó đang gây hại cho chính người tham gia, và rộng hơn là cho xã hội. “Đáng buồn nhất là, vì sao một kỳ thi quốc tế lành mạnh như vậy, mà về đến nước mình thì lại trở thành một nỗi nghi ngại của dư luận?”, tiến sĩ Dương đặt vấn đề.

Một hiệu trưởng trường THPT ở Hà Nội chia sẻ quy định này khiến cạnh tranh tại các cuộc thi cấp tỉnh trở nên khốc liệt hơn, nhiều trường muốn cho HS tham gia nhưng nghi ngại vì “không đến lượt mình” được chọn dự thi cấp cao hơn. Do vậy, tiếng là “sân chơi” nhưng lại không khuyến khích “người chơi” một cách thoải mái. Cũng vì hạn chế số lượng nên có tâm lý là phải những dự án thật “đao to búa lớn” mới xứng tầm đi thi. Do vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến tên các đề tài dự thi và đoạt giải mấy năm gần đây toàn là những đề tài “khủng” mà ngay cả những nhà khoa học nghe qua cũng… giật mình.

Tiến sĩ Giáp Văn Dương, Trường Time School, cho rằng dù “tài năng không đợi tuổi” là điều đáng mừng, nhưng là một người đã từng làm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật lý và hóa học, ông thấy hầu hết các đề tài trong nhóm lĩnh vực này đều vượt quá sức HS trung học. Ví dụ, các đề tài nhắm đến việc điều trị ung thư, xơ vữa động mạch, phân giải thuốc, phân bổ thuốc, cảm biến sinh học, phân tích hệ gien… nhiều khả năng vượt quá sức của HS trung học. Sự vượt quá sức này không chỉ nằm ở kiến thức, mà còn ở kỹ năng sử dụng thiết bị nghiên cứu và tay nghề thực hành, thường phải mất nhiều năm một người mới có thể thành thục để đo đạc và đọc hiểu được các kết quả phân tích.

Người của trường ĐH, Viện nghiên cứu tham gia

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi dự án dự thi có 1 giáo viên trung học (đang công tác tại cơ sở giáo dục trung học có HS dự thi) bảo trợ, do thủ trưởng cơ sở giáo dục trung học có HS dự thi ra quyết định cử. Một giáo viên được bảo trợ tối đa 2 dự án khoa học của HS trong cùng thời gian. Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn khoa học.

Ý kiến

Nên xét đồng thời với tiêu chí khác

Video đang HOT

Nếu cuộc thi được tổ chức thực chất, việc ưu tiên xét tuyển HS đoạt giải vào ngành nghề phù hợp là một cách hay để tuyển chọn người học. Hiện có nhiều trường đang sử dụng kết quả cuộc thi này để tuyển sinh. Riêng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hiện chỉ ưu tiên xét tuyển thí sinh đoạt giải cuộc thi này cấp quốc gia và yêu cầu thí sinh phải có học lực THPT 5 học kỳ từ 7,0 trở lên chứ không xét riêng giải thưởng. Có thể không nhất thiết phải bỏ quy định xét tuyển đối tượng thí sinh này nhưng cần có thêm tiêu chí ràng buộc khác, ví dụ điểm trung bình học bạ.

GS- TS Nguyễn Trung Kiên (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)

Đề xuất dừng xét cuộc thi này là phù hợp

Số lượng thí sinh trúng tuyển vào trường theo diện này mỗi năm chỉ một vài thí sinh, khi xét tuyển căn cứ đồng thời trên giải thưởng cuộc thi và kết quả học tập bậc THPT của HS. Nhưng nếu cuộc thi mang tính thầy thực hiện nhiều hơn trò thì việc không sử dụng để xét tuyển vào ĐH cũng là đề xuất phù hợp.

TS Nguyễn Trung Nhân (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM)

Hà Ánh (ghi)

Đáng chú ý, ngoài người bảo trợ, Bộ GD-ĐT cho phép: “Dự án dự thi có thể có thêm nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ (có thể là cha, mẹ, người thân của HS) hướng dẫn”. Quy định này chính là nguyên nhân dẫn tới không ít ý kiến cho rằng cuộc thi và mỗi dự án dự thi không còn thực sự là sân chơi và sản phẩm nghiên cứu thực sự của HS nữa. Có phụ huynh tiết lộ, khi con tham gia vào nhóm nghiên cứu, các gia đình đã phải đóng một khoản kinh phí không hề nhỏ để nhà trường “mời” các chuyên gia thuộc các trường ĐH, viện nghiên cứu… về hướng dẫn cho con thì mới mong có giải thưởng cao.

Xung quanh nghi ngại cuộc thi có thực sự là sân chơi của HS hay là cuộc đua của người lớn, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng Bộ GD-ĐT đã có những nguyên tắc, quy định cụ thể trong việc chấm giải. Trong đó, ban giám khảo không chỉ chấm dựa trên sản phẩm được trưng bày mà còn đánh giá trên hồ sơ để biết quy trình thực hiện. Đặc biệt là chấm dựa trên phỏng vấn trực tiếp HS. Trong tiêu chí chấm giải cũng có barem điểm rất rõ, trong đó có điểm dành cho việc trình bày, trả lời phỏng vấn của ban giám khảo. “Nếu sản phẩm không do HS thực sự làm thì sẽ lộ ngay ở quá trình phỏng vấn, phản biện”, ông Thành nói.

Hiện tượng có mặt, chia phần

Quy chế tuyển sinh THCS và THPT; Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy có quy định tuyển thẳng, chế độ ưu tiên đối với tuyển sinh dành cho HS đoạt giải cuộc thi KHKT cấp quốc gia.

Với việc tuyển sinh ĐH, thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi KHKT quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh dự cuộc thi KHKT quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT. Nếu thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải…

Điều này lâu nay cũng tạo nên nhiều ồn ào ngay trong chính HS khi cho rằng có HS không sở trường hay đam mê nghiên cứu mà lại có tên trong nhóm HS đoạt giải thưởng cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Thực tế này khiến dư luận có quyền nghi ngờ: có hiện tượng ghép nhóm để đi thi nhưng thực tế người được ghép vào chẳng phải tài năng gì chỉ có mặt “chia phần” mà thôi.

Vì vậy nhiều ý kiến đặt vấn đề: cũng giống như việc bỏ tuyển thẳng vào lớp 10 các giải thưởng cuộc thi ở cấp THCS, Bộ GD-ĐT cần bỏ quy định ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng vào lớp 10 và tuyển sinh vào ĐH với những HS đoạt giải từ cuộc thi KHKT cấp quốc gia; không lấy giải thưởng để đánh giá thành tích, thi đua của giáo viên, của trường. Khi ấy, người lớn, thầy cô, phụ huynh sẽ không can thiệp quá sâu vào sân chơi dành cho HS.

Chia sẻ với PV Thanh Niên về ý kiến nên bỏ ưu tiên tuyển sinh, tuyển thẳng với HS đoạt giải, PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ nghiên cứu về đề xuất này. Tuy nhiên, theo ông Thành, việc tuyển sinh ra sao lâu nay là quyền tự chủ của các trường ĐH. “Những điểm chưa phù hợp nếu có sẽ được xem xét, xử lý cụ thể nhưng không thể vì điều đó mà phủ nhận những giá trị có thật, có ý nghĩa trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông”.

Những đề tài 'hết hồn' thi khoa học của học sinh: Trường ĐH nói gì?

Cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học được đánh giá là sân chơi trí tuệ, bổ ích, tuy nhiên để xảy ra những "góc khuất" là do "người lớn".

Những đề tài hết hồn thi khoa học của học sinh: Trường ĐH nói gì? - Hình 1

Ảnh minh họa

Ông H.T, Hiệu trưởng Trường THPT ở TP.HCM, cho hay mấy năm gần đây trường ông không có học sinh đi tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật. Lý do đơn giản là nếu sản phẩm do học sinh tự làm và đi dự thi thì rớt từ vòng gửi xe. Nếu để thầy cô hay nhà trường hỗ trợ thì tốn kém và không thực chất. Bởi thực chất người nghĩ đề tài là giáo viên, người nghiên cứu cũng là giáo viên và thậm chí trường còn nhờ chuyên gia rất tốn kém.

Ông T cho rằng để được dự thi cấp quốc gia, những sản phẩm trước hết phải vượt qua vòng thi các cấp trường, tỉnh/thành phố. Chính sự "hiếu thắng" này mà một số trường, giáo viên và cả phụ huynh học sinh sẽ đổ nhiều công sức, tiền bạc. Đặc biệt, khi Bộ GD-ĐT quy định những học sinh đoạt giải cuộc thi ở cấp quốc gia sẽ được tuyển thẳng hoặc thưởng điểm vào đại học thì ai cũng mong sản phẩm của mình chiến thắng.

"Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh phổ thông là một sân chơi nhưng vì "giá trị" đã khiến cuộc thi bị biến tướng. Tác phẩm của học sinh nhưng thực sự đứng sau là một ê kíp. Cuộc thi trở thành cuộc chạy đua của học sinh, giáo viên và nhà trường"- ông T nói.

Những đề tài hết hồn thi khoa học của học sinh: Trường ĐH nói gì? - Hình 2

Đề tài đạt giải Nhất năm 2021 gây xôn xao

Ông T, đặt câu hỏi, nếu Bộ không đưa ra hình thức tuyển thẳng đại học thì cuộc thi có tồn tại không?

Và giá trị thực chất ở đây là gì bởi có những phương trình từ A qua B, một tiến sĩ phải mất vài năm mới tìm ra được nhưng học sinh chỉ mất vài tháng. Thực tế có "thần kỳ" như vậy không?

Học sinh vô tội

Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng cuộc thi Khoa học kỹ thuật tổ chức với mục đích khuyến khích các em nghiên cứu khoa học kĩ thuật và vận dụng kiến thức của môn học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống và xem là hoạt động góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực - phẩm chất của học sinh thì không sai.

Vấn đề mẫu chốt ở đây là phải xác định sản phẩm có phải do chính các em tìm tòi, nghiên cứu hay không bởi "nghe" những đề tài như chữa ung thư, đột quỵ... ai cũng hết hồn.

Ông Sơn cho rằng, không phủ nhận có những học sinh giỏi và làm được những việc khá tốt, nhưng những đề tài cao siêu là không có thực tế.

"Trước hết phải xác định học sinh là người vô tội vì các em không biết gì. Lỗi là ở người lớn mà cụ thể ở đây là giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh thậm chí cả lãnh đạo cao hơn" - ông Sơn nói.

Đồng quan điểm, PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, vì thí sinh đoạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào đại học nên một số phụ huynh đã nhờ vả, luyện cho các con đoạt giải.

Theo ông Dũng, nhiều trường phổ thông nhờ giảng viên đại học làm "giúp" nên học sinh chỉ học thuộc và đi thi. Nhiều đề tài lớn lao như điều trị ung thư, đột qụy... là copy. Bởi phải có những phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thì mới làm được.

Không thể phủ nhận yếu tố tích cực

PGS Đỗ Văn Dũng đánh giá, cuộc thi nào cũng có mặt trái, mặt phải. Với cuộc thi Khoa học kỹ thuật, trường có chính sách, giải pháp hỗ trợ bằng cách tổ chức các CLB kỹ thuật ở các trường THPT phổ thông, trường chuyên để các em có nền tảng, tham gia nghiên cứu, từ đó ươm mầm cho học sinh say mê khoa học kỹ thuật, khi lên đại học chọn đúng huớng đi để tiếp tục.

"Chúng tôi là trường đầu tiên tổ chức trại hè sáng tạo kỹ thuật cho học sinh phổ thông. Trong 2 tuần tổ chức trường chúng tôi sẽ "nuôi" miễn phí và hướng dẫn những tính toán, lý thuyết cơ bản. Sau đó, các em trình bày ý tưởng, hội đồng chấm và sinh viên của trường sẽ hỗ trợ các em thực hiện để ra sản phẩm thật. Qua trại hè năm 2019, chúng tôi thống kê có khoảng 40% học sinh đoạt giải là những sản phẩm thật"- ông Dũng cho hay.

Theo ông Dũng dù cuộc thi có "cái này cái nọ" nhưng có những em đam mê thực sự. Bằng chứng là có nhiều em trưởng thành từ cuộc thi, trở thành sinh viên của trường và có những sản phẩm rất tốt.

"Không thể phủ nhận yếu tố tích cực của cuộc thi là tạo niềm đam mê, tập cho các em bắt đầu nghiên cứu. Ở phổ thông cơ sở vật chất không có nên đây là hình thức tập và ngay cả ở bậc thạc sĩ cũng là tập, vậy thì có gì là sai"- ông Dũng nói.

Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng cuộc thi là không sai. Các trường ĐH tuyển thẳng học sinh đoạt giải cũng không sai. Bên cạnh mặt trái cuộc thi cũng có những mặt được, chứng tỏ có ươm mầm nghiên cứu cho tương lai. Vì vậy không thể vì những tiêu cực nhỏ mà xóa bỏ. Vấn đề là làm sao để bớt tiêu cực, khuyến khích các em có ý tưởng táo bạo và tự thân.

Ông Phạm Thái Sơn cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, bởi cuộc thi về bản chất rất đáng hoan nghênh. Các học sinh đạt giải trong cuộc thi rất đáng được hoan nghênh nếu như chính các em đã làm và đi thi. Do vậy, hãy để cuộc chơi này cho chính học sinh sáng tạo ra những điều mà học sinh mong muốn.

"Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tuyển thẳng những thí sinh đoạt giải vì nhắm tới những thí sinh có yêu thích khoa học và thể hiện sự yêu thích thông qua tính sẵn sàng, tìm hiểu nghiên cứu những cái mới.

Dù vậy nhà trường cũng rất cân nhắc khi tuyển những học sinh này và tìm hiểu kỹ đề tài các em đã nộp hồ sơ. Nhà trường được quyền xem xét kỹ đề tài quyết định nhận hay không nhận thí sinh đoạt giải. Khi xem xét, về đam mê nếu đúng thì trường sẽ quyết định, còn về nội dung trường sẽ nhờ chuyên gia thẩm định để quyết định có tuyển hay không. Nếu không phù hợp trường có thể từ chối chứ không nhất thiết học sinh đoạt giải là phải nhận".

PGS Nguyễn Hoài Thắng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
13:01:34 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ ánVụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án
10:44:40 22/02/2025
Bạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/thángBạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/tháng
11:27:01 22/02/2025
Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổiChuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi
10:50:43 22/02/2025
Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!
12:47:24 22/02/2025
Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàuTài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
12:22:40 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng ngườiKhông phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
12:10:11 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Thế giới

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Sao châu á

16:06:06 22/02/2025
Giữa nghi vấn chia tay, Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm để lộ nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của họ gặp trục trặc.
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

Sao việt

16:00:08 22/02/2025
Mới đây, đạo diễn Khương Dừa đã tới dự khai trương nhà hàng đồ Thái của nghệ sĩ ưu tú Kim Tử Long, mới mở tại trung tâm quận 7, TP.HCM.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Hậu trường phim

15:45:44 22/02/2025
Sau khi mắc bạo bệnh, NSND Công Lý chỉ có thể tham gia những vai diễn nhỏ trên truyền hình, tuy nhiên, diễn xuất của anh vẫn được khán giả đánh giá cao và yêu mến.
Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi

Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi

Trắc nghiệm

15:36:50 22/02/2025
Tử vi ngày mới 23/2 bật mí có 3 con giáp gặp nhiều may mắn.Tháng 3 tới, chim hỷ thước báo tin tốt lành, 3 con giáp ôm trọn niềm vui, Thần Tài ban phát tài lộc 4 con giáp càng khiêm tốn
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Sao thể thao

15:33:57 22/02/2025
Khi Quang Hải về tới căn hộ chung cư cao cấp, Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng - bà Dương Thị Cúc - bế theo cậu quý tử đầu lòng - Lido (tên thật Nguyễn Quang Minh) chờ sẵn ở cửa.
Cơ trưởng uống cả lít bia trước giờ bay khiến hãng hàng không bị 'vạ lây'

Cơ trưởng uống cả lít bia trước giờ bay khiến hãng hàng không bị 'vạ lây'

Netizen

15:31:55 22/02/2025
Hãng hàng không giá rẻ Peach Aviation đã bị Cục Hàng không Dân dụng Nhật Bản cảnh cáo sau khi một cơ trưởng của hãng này bị phát hiện nồng độ cồn ngay trước chuyến bay đến Kansai.
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nhạc việt

15:14:31 22/02/2025
Bùi Anh Tuấn từng vướng loạt tranh cãi sau khi trở thành hiện tượng tại Giọng Hát Việt, bỗng mất tích khi đang ở đỉnh cao.
Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới

Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới

Du lịch

15:05:14 22/02/2025
Hội An từng là thương cảng sầm uất, quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á, đến nay vẫn là minh chứng rõ nét cho một di sản được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già

Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già

Phim châu á

14:43:23 22/02/2025
Ngày 21/2, trang 163 đưa tin phim truyền hình Sáu Chị Em trong tập 31 mới nhất đã chứng kiến màn phá vỡ tỷ lệ người xem kỷ lục trên đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV1.