Sẽ có thêm nhiều ngành học mới trong lĩnh vực Luật
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trườngtrọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”. Theo đó, đến 2016 sẽ có khoảng 22.000 sinh viên Luật.
Đến năm 2016 cần 900 giảng viên Luật
Mục tiêu của Đề án, tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại..
Theo đó, từ năm 2013 đến năm 2016, tổng quy mô đào tạo đại học chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP.HCM khoảng 22.000 sinh viên; mở rộng quy mô tuyển sinh văn bằng 2, thạc sĩ và tiến sĩ với mức tăng năm sau so với năm trước khoảng 12%, kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học.
Xây dựng đội ngũ giảng viên đến năm 2016, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành TP.HCM có khoảng 900 giảng viên, trong đó khoảng 80% có trình độ sau đại học (khoảng 35% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và giảng viên chính) và có từ 15 đến 20 giảng viên có thể giảng dạy ở nước ngoài. Đến năm 2020, hai trường đại học trên sẽ có khoảng 1.400 giảng viên, trong đó 90% có trình độ sau đại học.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ưu tiên sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
Theo đó, thực hiện đa dạng các nguồn tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, những người có trình độ thạc sỹ trở lên, phấn đấu đạt tỷ lệ tối thiểu 10% giảng viên trình độ tiến sỹ, 20% giảng viên trình độ thạc sỹ trong tổng số nguồn tuyển dụng; thu hút những người có trình độ lý luận và thực tiễn từ các cơ sở đào tạo khác, từ các Viện Nghiên cứu và những người đang làm công tác thực tiễn làm giảng viên.
Tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước; mời các giáo sư có uy tín là người Việt Nam yêu nước định cư ở nước ngoài, các thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, chuyên gia pháp luật, các luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam, cán bộ quản lý đang công tác tại các toà án, các cơ quan tư pháp, các cơ quan đơn vị hành chính – sự nghiệp và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên.
Đặc biệt, Đề án yêu cầu các trường nghiên cứu và có lộ trình chậm nhất đến năm 2016 có thêm một số ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mới trong các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Kinh tế học pháp luật, Sư phạm luật, Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Hành chính học; đến năm 2020, có 1 – 2 chuyên ngành và sau năm 2020 có từ 3 – 4 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
Rà soát, cập nhật kiến thức mới và chỉnh lý hệ thống giáo trình hiện có, chuẩn hóa nội dung và sự tương thích giữa giáo trình của các môn học. Tập trung biên soạn một số giáo trình phục vụ giảng dạy các chuyên ngành mới và bổ sung một số môn học chuyên sâu liên quan công tác của ngành Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án.
Tổ chức biên soạn một số giáo trình bằng tiếng Anh; tổ chức biên dịch một số giáo trình, sách tham khảo của nước ngoài sang tiếng Việt và dịch một số giáo trình có chất lượng sang tiếng Anh phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.
Theo Dân trí
Chỉ nên có một mức điểm sàn!
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo 2 mức điểm sàn trên và điểm sàn dưới để lấy ý kiến đóng góp. Nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng không nên lập 2 điểm sàn, không "chiều" theo một số trường ngoài công lập vì như vậy chất lượng giáo dục sẽ thấp.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ giúp một số trường giải quyết được khó khăn tạm thời. Dù có hạ điểm sàn mà chất lượng đào tạo không bảo đảm thì người khôn ngoan cũng sợ lãng phí thời gian và tiền bạc, không vào học vì học xong cũng không làm được việc gì.
Do vậy, GS Thuyết đề nghị: "Bộ GD-ĐT không nên lập 2 mức điểm sàn. Nếu chiều theo một số trường ĐH-CĐ ngoài công lập, hạ điểm sàn xuống nữa để họ tuyển đủ chỉ tiêu thì thử hỏi mục đích đào tạo của chúng ta là gì?".
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Trọng Thắng - trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ Địa chất nêu quan điểm: "Nếu đưa ra mức điểm sàn dưới để cứu vớt các trường ngoài công lập thì không hay, không đảm bảo được chất lượng. Hậu quả của các trường ngoài công lập không tuyển sinh được là do mở trường ồ ạt. Theo tôi, những trường nào kém chất lượng quá, không tuyển sinh được thì nên giải tán".
Bộ đưa ra 2 mức điểm sàn như vậy không đúng bản chất của vấn đề, nên chỉ lấy 1 điểm sàn, cần gì 2 mức điểm sàn vì nhiều trường lấy điểm chuẩn trên điểm sàn của Bộ hàng năm - ông Thắng cho hay.
Nhiều trường ĐH công lập không đồng ý với 2 mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT dự kiến đưa ra.
Tương tự, ông Đinh Văn Chỉnh - phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Nghiệp cho biết: "Chúng tôi ủng hộ phương án điểm sàn như các năm trước vì mức điểm sàn như vậy có tính khả thi cao. Nếu đưa ra mức điểm sàn dưới như hiện nay thì tính ra thí sinh chỉ cần đạt hơn 3 điểm/môn đã đỗ đại học rồi, như thế chất lượng rất kém".
Phân tích lý do mà Bộ GD-ĐT không phải ngẫu nhiên mà đưa ra 2 mức điểm sàn này, ông Lê Quốc Hạnh - trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Hà Nội cho biết, không phải ngẫu nhiên mà Bộ đặt ra 2 mức điểm sàn này. Bộ đang có chủ trương giao dần quyền tự chủ cho các trường vì các trường có chức năng đào tạo như nhau. Tôi thấy có nhiều quan điểm đặt ra: thứ nhất, nếu đặt mức tuyển cao quá thì họ không tuyển được như các trường ngoài công lập trong thời gian vừa qua. Thứ hai, một số trường quan tâm đến chất lượng đầu vào vì nếu đầu vào thấp sẽ kéo đến chất lượng kém. Thứ ba, có ý kiến cho rằng nếu đóng chặt cách tuyển sinh của các trường ĐH nội địa thì các trường nước ngoài đến Việt Nam họ lại đưa ra phương thức xét tuyển thì ngoại tệ của mình bị chuyển ra nước ngoài.
Ông Hạnh nhận định: "Không phải ngẫu nhiên mà Bộ GD-ĐT lại đưa ra 2 mức điểm sàn này. Phương án này mở ra hướng tích cực, uyển chuyển và hợp lý để trường nào cũng có lợi. Điểm sàn trên dành cho những trường quan tâm tới chất lượng đầu vào, điểm sàn dưới dành cho những trường hàng năm khó tuyển sinh. Với trường lấy điểm sàn dưới sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho sinh viên trong thời gian đào tạo".
Còn theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, trong bối cảnh giáo dục hiện nay, vẫn phải giữ điểm sàn và cũng không nên quy định mức điểm sàn quá thấp, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào. Các trường sẽ không thể tuyển chọn được những sinh viên giỏi, có chất lượng cao nếu điểm đầu vào quá thấp.
"Thực tế cho thấy, những trường quan tâm đến điểm sàn thường là những trường "tốp dưới", trường ngoài công lập, bởi họ lo lắng nếu điểm sàn cao họ sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc có tuyển đủ chỉ tiêu hay không, có thu hút được sinh viên không lại không nằm ở vấn đề điểm sàn cao hay thấp. Quan niệm bỏ điểm sàn hay hạ thật thấp điểm sàn để có thí sinh là không đúng" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Theo Dan tri
Sau năm 2015: Chương trình giáo dục phổ thông sẽ như thế nào? Ngày 5/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đông Quốc hội chức hôi nghị tham vân chuyên gia vê chương trình, sách giáo khoa phô thông. Nhận định của các chuyên gia đều cho rằng, chương trình, SGK vẫn còn nặng về kiến thức. Tại hội nghị, nhiêu vân đê được phân tích như chương trình (CT),...