Sẽ có sự khác biệt lớn về điểm chuẩn giữa ngành Báo chí và Khoa học cơ bản
Theo Phó Giáo sư Đặng Thị Thu Hương: Sẽ có sự khác biệt lớn giữa nhóm ngành ‘hot’ như Báo chí, Quan hệ công chúng, Đông Phương học…
và các ngành khoa học cơ bản.
Ngày 27/7/2022, đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 20 điểm (chưa nhân hệ số), đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có). Đây cũng là mức chuẩn chung của toàn Đại học Quốc gia Hà Nội để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương – Phó Hiệu trưởng (Đại học Quốc gia Hà Nội) để hiểu rõ hơn về công tác tuyển sinh của nhà trường.
Phóng viên: Thưa Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương, công tác tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn năm nay có điểm gì mới so với mọi năm (ngành tuyển sinh mới, chỉ tiêu thay đổi giữa các phương thức…)?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương: Năm 2022, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh 1.680 chỉ tiêu với 31 ngành/chương trình đào tạo và về cơ bản giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm trước, chỉ có một số điểm đổi mới và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội. Cụ thể gồm:
Điều chỉnh điều kiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội, điều kiện ngoại ngữ với các chương trình đào tạo chất lượng cao, điều kiện điểm thi Trung học phổ thông với nhóm đối tượng có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo hướng nâng cao chất lượng nguồn tuyển sinh đầu vào.
Năm 2022, năm đầu tiên triển khai thí điểm dành các suất học bổng và hỗ trợ cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản của Nhà trường theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: miễn học phí, miễn phí chỗ ở nội trú, ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học và chương trình ươm tạo nhà khoa học, ưu tiên khi xét các học bổng khác và hỗ trợ sinh hoạt phí 20 triệu đồng/năm học cho 09 ngành: Hán Nôm, Lịch sử, Triết học, Tôn giáo học, Chính trị học, Nhân học, Việt Nam học, Ngôn ngữ học, Văn học.
Năm nay, Nhà trường cũng triển khai hình thức đăng ký trực tuyến với các phương thức xét tuyển riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, phù hợp với cách thức đăng ký tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh những điểm mới trên, các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay cũng cần hết sức lưu ý đến các điểm đổi mới và điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tránh sai sót và lựa chọn được đúng ngành học mình yêu thích.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương (ảnh: NVCC)
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm điểm thi trung học phổ thông 2022 cho thấy có nhẹ so với năm 2021. Điều này có ảnh hưởng đến điểm chuẩn dự kiến vào Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn không, thưa cô?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều điều chỉnh để tránh việc ‘mưa điểm 10″, nhưng và có một số môn có sự điều chỉnh khá rõ, như môn tiếng Anh. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.
Tuy nhiên, về cơ bản, điểm thi trung học phổ thông năm nay vẫn khá cao, một số tổ hợp xã hội nhân văn có thể còn tăng hơn so với năm ngoái.
Ví dụ, môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 414.969/981.407, đạt 42,28%, trong khi tỷ lệ này năm ngoái là 41,7%.
Môn Lịch sử, năm 2021 chỉ có 266 điểm 10 và số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay có tới 1.779 điểm 10 và tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 119.601/659.667, đạt 18,1%.
Video đang HOT
Năm nay, ngưỡng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là 20 điểm (chưa nhân hệ số), đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có). Đây cũng là mức chuẩn chung của toàn Đại học Quốc gia Hà Nội để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Xu hướng các trường đa dạng các phương thức xét tuyển, ưu tiên các thí sinh có thành tích học tập tốt, chứng chỉ quốc tế hoặc tham gia các kỳ thi riêng do trường tổ chức là xu thế tất yếu nếu kỳ thi trung học phổ thông vẫn giữ mục tiêu chính để xét tốt nghiệp như hiện nay.
Ở khía cạnh thuận lợi, các thí sinh hiện này có rất nhiều lựa chọn trường, ngành học phù hợp với thành tích học tập và sở thích, khả năng của bản thân. Sự cạnh tranh cao chủ yếu xuất hiện ở các trường top đầu, các ngành học “hot” nên các thí sinh có kết quả học tập không cao vẫn có cơ hội đăng ký xét tuyển vào các trường, các ngành học có tính cạnh tranh ít hơn.
Bên cạnh cơ hội rộng mở, thí sinh sẽ đối mặt với thách thức trong việc tìm hiểu thông tin, lựa chọn nguyện vọng phù hợp cho bản thân. Vì vậy, các em thí sinh cần chủ động tìm hiểu và nắm vững các quy định tuyển sinh để phân tích, đăng ký nguyện vọng phù hợp với thành tích học tập của mình.
Năm 2021, một số ngành của Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn có điểm chuẩn cao như Báo chí (28 điểm); Đông Phương học (29 điểm), Quốc tế học (28,8 điểm)… vậy năm nay nhà trường có dự báo thế nào về sự biến động điểm chuẩn của các ngành này?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tuyển sinh 31 ngành/chương trình đào tạo với phổ điểm trúng tuyển rộng, có sự khác biệt lớn giữa nhóm ngành “hot” có nhu cầu xã hội cao như Báo chí, Quan hệ công chúng, Đông phương học,.. và các ngành khoa học cơ bản kén người học hơn.
Cách thức đăng ký xét tuyển đại học hiện nay đang tạo điều kiện tối đa cho các bạn thí sinh lựa chọn ngành học theo sở thích, khả năng và kết quả học tập của bản thân. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên các bạn thí sinh cần nhớ là phải đặt nguyện vọng yêu thích nhất của mình lên trên, ưu tiên những ngành các em yêu thích hoặc có sở trường/năng lực tốt nhất rồi mới đến các nguyện vọng có tính chất “dự phòng”.
Đặc biệt nếu kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông không quá cao, các bạn thí sinh nên tránh đăng ký nguyện vọng theo số đông, không nên chỉ tập trung vào các ngành học “hot” có nhiều bạn đăng ký để tránh trường hợp mất cơ hội trúng tuyển đại học.
Hiện nay, xu hướng xây dựng chương trình đào tạo ở các trường đều có tính liên thông – liên kết cao, nhiều trường triển khai mô hình học cùng lúc 2 chương trình đào tạo (bằng kép) cho sinh viên trong đó có Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, vì vậy thí sinh có thể lựa chọn phương án đăng ký nguyện vọng vào một số ngành học của trường để tăng cơ hội đỗ đại học rồi tiếp tục học thêm ngành thứ 2 trong quá trình học tập tại trường.
Cô có lời khuyên nào tới các thí sinh trong việc đặt nguyện vọng khi năm nay tất cả các phương thức sẽ xét tuyển chung 1 lần?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương: Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, nhiều thí sinh đã sử dụng các phương thức xét tuyển sớm riêng của từng trường. Tuy nhiên, thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.
Khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh cần tra cứu kỹ thông tin về mã trường, mã tuyển sinh, mã phương thức xét tuyển, mã tổ hợp được cơ sở đào tạo công khai trong đề án tuyển sinh.
Bên cạnh đó, thí sinh cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo trên đề án tuyển sinh và thực hiện các quy định của cơ sở đào tạo về điều kiện, hồ sơ, quy trình, thời gian dự tuyển. Thí sinh tuyệt đối không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện.
Các thí sinh nên sắp xếp các nguyện vọng theo các phương thức xét tuyển ra sao để đỗ được trường đại học mong muốn?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương: Sau khi biết kết quả thi và tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường dự định đăng ký, thí sinh sẽ cân nhắc và xem xét để đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em lưu ý một số nguyên tắc sau:
Không hạn chế số lượng nguyện vọng đăng ký: Theo đó, thí sinh hãy đặt nguyện vọng yêu thích nhất của mình lên trên, rồi ưu tiên theo thứ tự từ trên xuống dưới. tuyệt đối KHÔNG ưu tiên đưa lên nguyện vọng 1, 2 những ngành chắc chắn đỗ, vì như vậy sẽ làm giảm quyền lợi của các em. Hãy ưu tiên những ngành các em yêu thích hoặc có sở trường/năng lực tốt nhất.
Lưu ý các quy định riêng trong xét tuyển theo kết quả thi trung học phổ thông của các trường (có thể có những giới hạn về mức điểm, điều kiện phụ trong đăng ký xét tuyển), tránh bỏ phí một nguyện vọng hoặc bị loại vì các điều kiện này khi nhập học.
Nếu một nguyện vọng phía trên bị trượt thì không ảnh hưởng đến các nguyện vọng bên dưới. Vì vậy, nếu các ngành học yêu thích của mình đều là những ngành “hot” thì thí sinh nên có một số phương án dự phòng để nguyện vọng vào các ngành học có mức điểm chuẩn các năm trước thấp hơn kết quả thi trung học phổ thông của bản thân.
Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư Đặng Thị Thu Hương.
Điểm chuẩn 4 năm gần đây của Đại học Kinh tế Quốc dân: Cao nhất 28,3 điểm, năm nay sẽ ra sao?
Theo nhận định, các ngành hot điểm chuẩn sẽ không tăng, hoặc có tăng cũng không đáng kể so với năm ngoái.
Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán ban đầu còn thực tế mức điểm chuẩn sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là ngôi trường chuyên về đào tạo kinh tế top đầu cả nước với bề dày lịch sử hình thành và phát triển hơn 60 năm. Đây là niềm mơ ước của rất nhiều các bạn học sinh bởi chất lượng đào tạo và cơ hội phát triển toàn diện cho những ai theo học tại đây.
Năm 2022, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển 6.100 sinh viên, tăng 100 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trong đó, ngành Tài chính - Ngân hàng tuyển nhiều nhất, dự kiến 400 sinh viên.
Trước đề án tuyển sinh của NEU và phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, không ít thí sinh cảm thấy lo lắng không biết rằng điểm chuẩn các chuyên ngành của Kinh tế Quốc dân biến động ra sao? Hãy theo dõi điểm chuẩn 4 năm gần đây để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân để tình trạng trượt nguyện vọng khi đăng ký vào ngôi trường danh giá này.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm 2018
Mặc dù đề thi THPT Quốc gia năm 2018 được đánh giá là khó, gây không ít trở ngại cho các thí sinh, song mức điểm chuẩn của NEU lại tương đối cao so với mặt bằng chung, dao động từ 20,5 đến 30,75 (tiếng Anh nhân hệ số 2). Nếu không nhân hệ số 2 môn tiếng Anh, mức điểm cao nhất thuộc về ngành Kinh tế quốc tế với mức điểm 24,35.
Điểm chuẩn các ngành của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2018.
Năm 2019
Năm 2019, trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở rộng ra nhiều ngành/ chương trình học hơn để thí sinh có thể lựa chọn (47 ngành/ chương trình so với 37 ngành/ chương trình vào năm 2018). Ngành Kinh tế quốc tế vẫn giữ "ngôi vương" của mình, là chuyên ngành có điểm chuẩn cao nhất là 26,15. Thấp nhất là ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên với 22,30 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2019.
Năm 2020
Năm 2020, trường tiếp tục mở rộng thêm các ngành/ chương trình để thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn. Theo đó, điểm chuẩn dao động từ 24,5-35,6. Trong những ngành lấy thang điểm 30, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cao nhất với 28 điểm, các ngành còn lại đa số ở mức 26-37 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020
Năm 2021
Năm 2021, ngành Logicstics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn cao nhất (28,30 điểm). Tiếp đó là các ngành Kinh doanh quốc tế (28,25 điểm); Quan hệ công chúng, Kiểm toán cùng lấy điểm chuẩn là 28,10. Những ngành hot như Kinh doanh quốc tế, Kiểm toán, Tài chính, Marketing... điểm chuẩn cũng tăng so với năm 2020 khoảng 0,5 điểm.
Với nhiều ngành, thí sinh phải đạt trên 9 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển.
Điểm chuẩn các ngành của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2021.
Điểm chuẩn năm nay không có nhiều biến động
Trước đó, khi chia sẻ với Báo điện tử VOV, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, năm nay đề thi tốt nghiệp THPT có độ phân hóa tương đối tốt, thí sinh khó để đạt điểm 9-10 ở các môn. Ngoài xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, năm nay các trường đại học cũng đưa ra rất nhiều phương thức khác để tuyển sinh, do đó với các ngành hot, trường hot, điểm chuẩn sẽ không tăng, hoặc có tăng cũng không đáng kể so với năm ngoái.
Riêng với ĐH Kinh tế Quốc dân, mức điểm chuẩn năm 2021 đã ở mức quá cao khi ngành có điểm chuẩn thấp nhất là 26,8 điểm, ngành cao nhất là 28,3 điểm, tức trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt 9,5 điểm.
Trả lời trên Vietnamnet, PGS.TS Bùi Đức Triệu cho dự đoán điểm chuẩn các ngành của trường năm 2022 sẽ tương đối ổn định như năm 2021. Vì thế các thí sinh có thể căn cứ mức điểm chuẩn năm ngoái để tham khảo.
Hàng loạt phương thức xét tuyển, thí sinh như 'đứng giữa ngã ba đường' Nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn xét tuyển. Trong khi đó, trước ma trận các phương thức tuyển sinh, nhiều thí sinh đang lúng túng không biết lựa chọn phương thức nào để tăng tỷ lệ đỗ đại học vào ngành mong muốn. Điểm chuẩn vào các ngành hot, trường hot sẽ tăng nhẹ Thời điểm này, nhiều trường đại...