Sẽ có quy định về chuyển trường cho HS tiểu học
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo về sửa đổi, bổ sung một số điểm trong điều lệ trường tiểu học hiện hành. Ngoài việc bổ sung đối tượng được vào học lớp 1 muộn 1-3 tuổi thì dự thảo cũng đưa ra quy định về điều kiện được chuyển trường ở cấp tiểu học.
Cụ thể, tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm). Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.
Trẻ vùng khó khăn được phép vào lớp 1 chậm 1-3 năm so với quy định.
HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục thực hiện xem xét đối với từng trường hợp cụ thể như sau: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ HS của trường giáo viên dạy lớp HS đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định.
HS trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục thực hiện như sau: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của HS và xếp vào lớp phù hợp. HS lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
Dự thảo bổ sung quy định mới về chuyển trường đối với HS tiểu học. Theo đó, HS trong độ tuổi tiểu học có nhu cầu học chuyển trường và được trường tiểu học nơi tiếp nhận đồng ý, hồ sơ gồm: Đơn xin học chuyển trường của cha mẹ hoặc người đỡ đầu Học bạ Bản sao giấy khai sinh Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).
Video đang HOT
HS trong độ tuổi tiểu học có nhu cầu chuyển trường, được chuyển đến trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu được trường đồng ý tiếp nhận. Trình tự thực hiện như sau: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu nộp đơn xin học chuyển trường cho trường nơi chuyển đến Trong thời hạn 1 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Cha mẹ hoặc người đỡ đầu nộp đơn cho trường nơi chuyển đi. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho HS gồm: Giấy đồng ý cho HS chuyển trường Học bạ Bản sao giấy khai sinh Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).
Bộ GD-ĐT cho biết sau khi xin đóng góp ý kiến về dự thảo theo đúng quy định sẽ ban hành chính thức và được thực hiện ngay trong năm 2012.
S.H
Theo dân trí
Học phí cao, HS chuyển khỏi trường tư
Chị Minh, phụ huynh có con học Trường Hà Nội - Academy (Hà Nội) được một năm, cho biết: "Cả nhà tôi đang phải tính cách chuyển con về trường công. Cho dù có tốn tiền để lo chuyển trường thì cũng chỉ tốn một lần, đằng này với mức học phí cao ngất cộng thêm nhiều phụ phí khác thì chịu không nổi vài năm học nữa".
Theo thông báo của trường này, học phí cấp I (tiểu học) năm học 2012-2013 là 93,6 triệu đồng/năm học/học sinh, học phí cấp II (THCS) là 106,6 triệu đồng/năm học/học sinh, học phí cấp III (THPT) là 124,6 triệu đồng/năm học/học sinh.
Lo chuyển trường từ đầu năm
Một số phụ huynh có con học tại Trường tiểu học Ngôi Sao - Hà Nội cũng cho biết học phí năm học mới là 4,4 triệu đồng/tháng, tăng 1 triệu đồng so với năm học trước, chưa kể nhiều loại tiền khác. Chị Hồng, một phụ huynh, lo lắng: "Năm nay con tôi mới lớp 2, mỗi năm tăng học phí thêm 1 triệu đồng cùng với nhiều khoản phát sinh thì không chắc trụ được tới lớp 5".
Theo chị Hồng, trường công lập ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính không có nên nhiều người không có sự lựa chọn khác ngoài Trường Ngôi Sao nếu không muốn cho con đi học quá xa. Nhưng với mức tăng học phí và đủ loại phí như hiện nay, nhiều phụ huynh phải nghĩ đến giải pháp quay về trường công vì lo không thể trụ nổi.
Tương tự, một số phụ huynh có con học ở Trường tiểu học quốc tế Thăng Long trong khu đô thị Bắc Linh Đàm cũng xin chuyển trường cho con. Theo anh Thắng - phụ huynh có con học lớp 2, "lý do chuyển trường vì năm nào học phí cũng tăng. Bên cạnh học phí, tiền xây dựng trường, tiền hoạt động ngoại khóa, đồng phục, những khoản phải nộp đầu năm cũng đội lên rất cao khiến phụ huynh không thể gánh nổi".
Giờ tan học của học sinh Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh
"Một năm học thì có thể cố được để con không phải chuyển trường, nhưng không có cam kết nào của nhà trường cho thấy tiền trường không tiếp tục tăng mà không báo trước cho phụ huynh. Trong khi đó, cơ quan quản lý giáo dục không thể can thiệp vào quan hệ trường tư và phụ huynh. Đó là điều khiến nhiều người hoang mang" - anh cho biết.
Trường tiểu học dân lập Lê Quý Đôn năm học này tăng học phí lên 2,8 triệu đồng/tháng/học sinh, bữa ăn từ 1 triệu đồng/tháng/học sinh (năm trước) lên 1,5 triệu đồng/tháng/học sinh. Chỉ riêng học phí và tiền ăn, một tháng phụ huynh phải đóng 4,3 triệu đồng. Nhưng ngoài khoản cố định, học sinh phải đóng góp thêm nhiều khoản dịch vụ và tiền (một lần) đầu năm học với chi phí hàng triệu đồng. Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, một học sinh trung bình phải đóng 5,5-6 triệu đồng/tháng. Trường Việt - Úc (Hà Nội) riêng học phí cũng 70 triệu đồng/năm học.
Trăm loại phí
Tại TP.HCM, các trường phổ thông ngoài công lập đã công bố mức học phí năm học 2012-2013, trong đó đa số trường giữ nguyên mức học phí, chỉ tăng các phí dịch vụ bán trú, nội trú. Tuy nhiên, việc tăng các loại phí dịch vụ này cũng đủ khiến phụ huynh choáng váng khi một số trường có mức tăng các khoản thu đầu năm lên tới 15-20%. Không ít phụ huynh cho biết họ có ý định chuyển sang trường có mức thu thấp hơn, hoặc chuyển con từ nội trú sang bán trú để giảm bớt các loại phí phải đóng hằng tháng.
Mức học phí được các trường công bố về cơ bản không thay đổi nhiều so với năm học 2011-2012, dao động ở mức 1,5-2,6 triệu đồng/ tháng như Thanh Bình (1,6 triệu đồng), Nguyễn Khuyến, Đông Du, Đăng Khoa (1,7 triệu đồng), Thành Nhân (1,8 triệu đồng), Đức Trí (2,6 triệu đồng)... Tuy nhiên, ở một số trường, mức tiền ăn, các dịch vụ vệ sinh, giặt ủi, xe đưa rước, phí quản lý đã tăng lên so với năm trước, đẩy tổng chi phí mà phụ huynh phải đóng hằng tháng đội lên.
Một phụ huynh ở Trường Quốc văn Sài Gòn (Q.Tân Phú) cho biết năm học mới này chị phải đóng hơn 5,5 triệu đồng/tháng bao gồm học phí (2,2 triệu đồng), tiền ăn (2 triệu đồng), tiền ở (600.000 đồng), quản sinh (400.000 đồng), giặt ủi (200.000 đồng), như vậy tăng khoảng 17% so với năm học trước khi chị chỉ phải đóng tổng mức phí một tháng khoảng 4,7 triệu đồng.
"Đó là chưa kể tiền cơ sở vật chất, tiền hội phụ huynh, xe đưa đón được tính riêng. Dẫu biết học trường tư thì phải chấp nhận việc thu chi là do thỏa thuận, nhưng nếu mức tăng quá cao thì chi phí hằng tháng của gia đình cũng sẽ đội lên, gây không ít khó khăn. Nếu cứ tiếp tục tăng mỗi năm như thế này, chắc chắn gia đình phải tính toán lại việc có nên cho con học trường có mức thu thấp hơn" - chị cho biết.
Tương tự, ở Trường trung - tiểu học Thái Bình Dương (Tân Bình), so với năm học trước mức thu cũng đã tăng hơn 20%. Nếu năm học 2011 học sinh lớp 1 chỉ phải đóng 2,3 triệu đồng/tháng thì năm nay mức học phí là 2,8 triệu đồng. Tổng chi phí nội trú do vậy cũng tăng từ 3,5 triệu đồng lên 4,3 triệu đồng/tháng. Đối với phụ huynh có con học bậc THPT, tổng mức phí phải đóng hằng tháng lên đến 7-8 triệu đồng.
Không có quy định về mức thu của trường tư thục Theo ông Nguyễn Hoài Chương - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, sở không quản lý các mức thu của trường tư thục mà hiện nay cũng không có quy định nào về việc thu chi của trường tư. Ông Chương thừa nhận: "Các mức thu ở trường tư hiện đang bị "thả nổi". Do đó, một số trường tự đặt ra nhiều khoản thu khác nhau với nhiều mức khác nhau. Tình hình lạm thu ở trường tư ngày càng tăng lên, ví dụ như năm nay TP.HCM đã bỏ khoản thu cơ sở vật chất nhưng tôi vừa nhận được thông tin do phụ huynh báo là có trường tư thục yêu cầu phụ huynh phải đóng khoản cơ sở vật chất đầu năm 2 triệu đồng". Về việc học sinh ở trường tư chuyển sang học ở trường công, ông Chương cho biết: "Theo đúng quy định, học sinh trường tư không được chuyển về trường công lập, nhưng thời gian qua tôi đã trực tiếp ký đơn cho một số trường hợp vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện cho các em tiếp tục học ở trường tư". H.HG.
Theo tuổi trẻ
TPHCM tạo điều kiện cho học sinh chuyển trường Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về Việt Nam, con em người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu trường tiểu học đó có khả năng tiếp nhận. Đó là một trong những nội dung của văn...