Sẽ có quy định dạy và học bằng tiếng nước ngoài
Đối với giáo dục phổ thông, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học theo chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam hoặc chương trình của nước ngoài do Bộ GD-ĐT quy định hoặc phê duyệt.
Đây là một trong những điểm quan trọng của dự thảo Quyết định ban hành quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác Bộ GD-ĐT vừa công bố lên website của Bộ GD-ĐT để xin ý kiến rộng rãi.
Theo dự thảo này, thì mục ban hành quy định nhằm để nâng cao chất lượng nhân lực và giáo dục Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Phát huy kết quả việc dạy và học ngoại ngữ nêu trong Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020″.
Bên cạnh đó giúp nhà giáo và người học tăng cường năng lực ngoại ngữ, có khả năng tiếp cận và khai thác các nguồn tài liệu khoa học và chuyên môn bằng tiếng nước ngoài phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó tăng thêm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp cho người học; Góp phần giúp người học nâng cao và hoàn thiện trình độ tiếng Việt.
Video đang HOT
Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài xuất phát từ nhu cầu và sự tự nguyện của người học và người dạy. Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài được vận dụng linh hoạt ở nhiều mức độ trình độ khác nhau phù hợp với điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục, đội ngũ nhà giáo và năng lực ngoại ngữ của người dạy, người học (dạy học hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài; dạy học song ngữ: là hình thức kết hợp vừa sử dụng tiếng nước ngoài vừa sử dụng tiếng Việt để dạy học).
Nhà giáo dạy học bằng tiếng nước ngoài phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ và dạy đúng chuyên ngành được đào tạo hoặc có chuyên ngành đào tạo phù hợp; được hưởng chế độ thù lao cho việc dạy bằng tiếng nước ngoài. Theo quy định của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020″, năng lực ngoại ngữ tối thiểu của giáo viên phổ thông dạy bằng tiếng nước ngoài phải cao hơn năng lực ngoại ngữ yêu cầu cần đạt của học sinh trong cấp học 2 bậc; người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc C1 của Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ châu Âu hoặc tương đương.
Dự thảo cũng cho biết, đối các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự lựa chọn hoặc phối hợp với đối tác nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo để dạy bằng tiếng nước ngoài một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, những nội dung kiến thức, kỹ năng được thiết kế thành các môn học, tín chỉ hoặc mô – đun; ưu tiên cho các chương trình tiên tiến, các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài hoặc một số ngành trọng điểm, có nhu cầu hội nhập cao như công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính, ngân hàng, du lịch và các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Không dạy học bằng tiếng nước ngoài đối với các nội dung thuộc về các lĩnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử Việt Nam.
Giáo trình, tài liệu giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo có thể được dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài để giảng dạy hoặc sử dụng giáo trình, tài liệu của nước ngoài được lựa chọn, biên tập và điều chỉnh về nội dung sao cho phù hợp với trình độ của người học và điều kiện tổ chức đào tạo của Việt Nam.
S.H
Theo dân trí
Nhiều sáng kiến mới giúp trò mê học
Trong 2 ngày 11 và 12/11, tại Đà Nẵng đã diễn ra liên hoan giáo viên dạy giỏi Tiểu học toàn quốc 2012-2013. Liên hoan hội tụ gần 500 thầy cô dạy giỏi cùng với nhiều kinh nghiệm dạy học hay, những sáng kiến mới giúp trò ham học và học hiệu quả hơn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và đại diện Vụ Tiểu học trao giấy chứng nhận cho các GV dạy giỏi Tiểu học toàn quốc năm học 2012-2013.
Tại liên hoan, phương pháp Mô hình trường học mới Việt Nam và phương pháp "bàn tay nặn bột" (phương pháp áp dụng trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên chú trọng việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức bằng các thí nghiệm, nghiên cứu... để HS qua đó tự trải nghiệm và tìm ra câu trả lời cho các vấn đề của cuộc sống xung quanh - PV) được các GV chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm qua 4 tiết học minh họa. Qua đó, mỗi GV tự tìm ra những bài học riêng, những ý tưởng sáng tạo từ các tiết học minh họa để mang về cho học trò những tiết học thú vị, hấp dẫn hơn.
Nhiều sáng kiến trong công tác giảng dạy của các thầy cô đưa ra chia sẻ tại liên hoan được các đồng nghiệp hưởng ứng, quan tâm như cách của cô Phạm Thị Thùy Linh (GV trường TH Phú Châu, tỉnh Thái Bình) tập cho HS thói quen ghi chép sổ tay văn học, giúp HS cảm thụ kiến thức bộ môn tiếng Việt tốt hơn từ chính những cảm nhận, quan sát hàng ngày của các em; cách của thầy Trần Khanh (GV trường TH Liêu Tú C, tỉnh Sóc Trăng) phân loại HS qua các bài kiểm tra, quan tâm hơn đến những HS yếu và chủ động trao đổi với phụ huynh học sinh về phương pháp dạy học giúp các em tự học ở nhà tốt hơn...
Còn nhiều sáng kiến giúp học sinh học tiếng Việt tốt hơn như giúp các em làm giàu vốn từ qua các tiết kể chuyện, xây dựng tủ sách dùng chung, giúp HS hành văn tốt hơn với cách chấm, chữa các bài làm văn kỹ lưỡng từng câu, chữ...
Trong giờ học Toán, các thầy cô cũng có nhiều sáng kiến giúp học trò cảm thấy tiết học lý thú hơn với việc tổ chức trò chơi, đố vui Toán học và ứng dụng CNTT để minh họa kiến thức sinh động hơn. Ngoài ra, còn có nhiều sáng kiến trong công tác chủ nhiệm, giáo dục kỹ năng sống cho HS cũng được các thầy cô chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong liên hoan.
Dự lễ tuyên dương các thầy cô dạy giỏi Tiểu học toàn quốc trong khuôn khổ liên hoan sáng nay 12/11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm dạy học của các thầy cô được chia sẻ tại liên hoan lần này là sự kết tinh tâm huyết, thể hiện tài năng, sức sáng tạo chũng như bề dày thành tích trong hoạt động giáo dục của đội ngũ GV Tiểu học... Đây thực sự là những sáng kiến, kinh nghiệm hay cần nhân rộng để góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc Tiểu học - bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc dân.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Dạy khoa học bằng tiếng Anh: Thiếu trăm bề Chương trình dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh được TPHCM triển khai cách đây 4 năm và tiếp tục mở rộng ra 10 trường THPT trong năm học này. Nhưng đến nay vẫn trong tình trạng đụng đến đâu lúng túng đến đó. Ngày 2/10, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức hội thảo "Dạy các môn Toán và khoa học bằng tiếng...