Sẽ có một thế hệ bác sĩ ra trường chẳng biết làm gì
“Nếu cứ mở rộng đào tạo bác sĩ như thế này, tôi rất lo ngại có thể tạo ra một thế hệ bác sĩ ra trường mà chẳng biết làm gì”, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nói.
Liên quan việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được cấp phép đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học, ông Trần Ngọc Lương – Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho rằng, hiện nay, điểm tuyển đầu vào ĐH Y thuộc tốp cao, nhiều thí sinh đạt 27 điểm vẫn chưa đậu.
Vậy các trường cũng đào tạo bác sĩ nhưng điểm bình dân hơn, ví dụ 20 điểm là đậu, thì khi ra trường rất có thể anh bác sĩ 29 điểm đầu vào không xin được chỗ làm việc tốt bằng người 20 điểm. Như vậy có thể gây xáo trộn rất lớn về chất lượng bác sĩ.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa được cho phép mở hai ngành Y và Dược. Ảnh: Trang web của trường.
Mở ngành dễ dãi, hậu quả lâu dài
GS Lương Xuân Hiến -Hiệu trưởng ĐH Y dược Thái Bình nói: Tôi không đồng ý việc Bộ GD&ĐT cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được mở đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học, nhất là khi chính Bộ GD&ĐT cũng đã có công văn dừng mở các ngành đặc thù này ở trường ĐH đa ngành cách đây chưa đầy một năm.
Dựa trên giấy tờ thì trường thống kê đủ số lượng giảng viên, trang thiết bị theo yêu cầu, nhưng với đặc thù đào tạo ngành Y, liên quan sức khỏe con người phải hết sức thận trọng.
Việc cho phép đào tạo ngành Y một cách dễ dãi sẽ để lại hậu quả lâu dài, khi cứ học xong, bất luận chất lượng đào tạo ra sao, sinh viên tốt nghiệp cũng thành cán bộ y tế, thực hành việc khám, điều trị cho người bệnh.
Phải đảm bảo chặt chẽ đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu gắn bó với trường, chứ không phải chỉ “đánh trống, ghi tên”. Và hơn hết, đó phải là những người có kinh nghiệm, có khả năng đào tạo “cầm tay chỉ việc” cụ thể cho sinh viên.
Mức điểm chuẩn ngành Y đa khoa của các trường chuyên ngành Y- Dược thường ở 25-26 điểm trở lên, nay một trường mới mở lại đặt điều kiện nhận hồ sơ từ 20 điểm thì rõ ràng có sự chênh lệch chất lượng đầu vào, ảnh hưởng chất lượng đào tạo sau này.
Hai bộ chưa từng “hậu kiểm”
Đánh giá về mặt bằng chất lượng giữa trường không thuộc khối chuyên ngành Y – Dược và các trường chuyên ngành, nhất là khi điểm đầu vào các trường Y – Dược có truyền thống thường từ 25 điểm trở lên (riêng ĐH Y Hà Nội nhiều năm điểm tuyển đầu vào 27 điểm trở lên), Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường thừa nhận có sự chênh lệch.
Theo ông Cường, Bộ Y tế đã có các khuyến cáo về tiêu chí mở mã ngành đào tạo Y – Dược và Bộ GD&ĐT nên luật hóa khuyến cáo này. Đây là các tiêu chí cơ bản nhất với việc mở ngành đào tạo Y – Dược.
Từ tháng 12/2015, khi hội nhập ASEAN, ông Cường cho rằng, nên nâng các tiêu chí lên để các nước trong khu vực công nhận bằng bác sĩ của Việt Nam (hiện họ chưa công nhận).
Video đang HOT
Ông Cường cũng cho biết sẽ đề nghị Bộ GD&ĐT tổ chức đoàn hậu kiểm tại các trường đào tạo Y – Dược, xem việc đáp ứng các tiêu chí đến đâu, có sai sót hay không và nếu không khắc phục được nên thu hồi quyết định cho phép trường đào tạo ngành học đặc thù này.
Mặc dù đã có đến 10 trường đào tạo Y – Dược mới, trong đó có những trường ở vùng sâu, vùng xa, việc đáp ứng tiêu chí mở mã ngành chưa rõ ràng, nhưng hai ngành y tế, giáo dục cũng chưa từng đi hậu kiểm sau khi cho phép thì trường dạy học như thế nào.
Rõ ràng là cứ cho trường đào tạo, còn bác sĩ ra trường có chữa bệnh được hay không lại là… chuyện khác.
Theo Lan Anh – Ngọc Hà/Tuổi Trẻ
'Không phải ai muốn đào tạo ngành Y cũng được'
"Chúng ta không nên bó hẹp chỉ một số trường độc quyền đào tạo Y, Dược, nhưng cũng không thể nghĩ rằng, ai muốn đào tạo cũng được", PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, ĐH Y Dược TP HCM nói.
Trước việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được mở hai ngành Y đa khoa và Dược học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Phó phòng Quản lý Đào tạo, ĐH Y Dược TP HCM, cho rằng Y khoa liên quan trực tiếp sức khỏe con người, nên trường đào tạo ngành này phải đảm bảo uy tín, chất lượng.
Ông cho biết, hiện nay nhiều trường đào tạo hai ngành này và thực tế cho thấy vấn đề cần xem xét là kiểm soát "đầu ra" hơn là quá chú ý "đầu vào".
"Chúng ta không nên bó hẹp chỉ một số trường độc quyền đào tạo Y, Dược, nhưng cũng không thể nghĩ rằng, ai muốn đào tạo cũng được. Muốn tạo sự công bằng, theo tôi, chuẩn đầu ra rất quan trọng", ông Khôi nói với Zing.vn.
Còn PGS.TS Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo ĐH Y Hà Nội cho rằng, đào tạo Y khoa là ngành đặc thù, cần đảm bảo nhiều yếu tố. Ngoài việc tuyển được sinh viên năng lực, tố chất tốt, cơ sở đào tạo phải có đủ giảng đường, bệnh viện để thực tập, thực hành. Giảng viên, bên cạnh năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học, phải có năng lực quản lý và yêu nghề.
Về việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được mở ngành Y khoa và Dược học, nữ tiến sĩ cho hay, trường chưa tuyển sinh và đào tạo thì không thể nói trước điều gì.
Tuy nhiên, bà nêu quan điểm, để mở ngành này, cơ sở vật chất tốt chỉ chiếm một phần quan trọng. Bởi, ngoài việc truyền thụ kiến thức, việc chuyển tải kinh nghiệm, cái tâm của nghề rất quan trọng.
Cũng theo vị nữ phó giáo sư, việc các trường ngoài công lập mở ngành Y, Dược không còn xa lạ trên thế giới, bởi họ đảm bảo được khung chương trình quốc tế, đội ngũ giảng viên tốt, nhưng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Sinh viên Y khoa trong giờ thực tập.
"Mời nguyên Bộ trưởng Y tế quản lý giảng dạy"
Trong khi đó, GS.TS Vũ Văn Hóa - Hiệu phó ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, để cấp phép đào tạo 2 ngành này, cơ quan chức năng đã kiểm tra cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đào tạo của trường. Ngoài ra, trường cũng ký hợp đồng với các bệnh viện để sinh viên thực tập.
"Chúng tôi đã mời các bác sĩ uy tín ở bệnh viện lớn, cùng GS, TS hàng đầu ở đại học Y đã về hưu tham gia giảng dạy. Trường còn mời TS Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Bộ trưởng Y tế, Trưởng ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương tham gia quản lý, giảng dạy 2 ngành nêu trên", ông Hóa nói.
Theo ông Hóa, trường đang xin ý kiến Bộ GD&ĐT về tổ hợp môn xét tuyển. Dự kiến, đầu tháng 12 tới, trường sẽ thông báo tuyển sinh hai ngành học mới và tuyển sinh từ năm 2016.
Tổ hợp xét tuyển hai ngành này là Toán - Lý - Hoá, Toán - Hoá - Sinh, Toán - Lý - Sinh; thí sinh đạt 20 điểm trở lên và không có môn nào dưới 5 điểm có thể nộp hồ sơ.
Ngày 17/11, Bộ Y tế có công văn gửi Bộ GD&ĐT ủng hộ ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo trình độ đại học Y đa khoa và Dược học.
Ngày 19/11, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga ký quyết định cho phép trường này mở hai ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học.
Vị phó hiệu trưởng nhận định, tuyển sinh đầu năm 2016 là thời điểm trái mùa, sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi hầu hết thí sinh đã nhập học. Vì thế, trường đang xem xét tuyển sinh viên năm thứ ba, thứ tư ở trường khác. Ông Hóa kỳ vọng đợt đầu sẽ tuyển được 100 chỉ tiêu.
Mức học phí ngành Y đa khoa là 50 triệu đồng/năm, còn Dược học 25 triệu đồng/năm.
Không phân biệt trường công hay tư
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Quyền Vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện có 21 trường đào tạo Y đa khoa, trong đó 5 trường ngoài công lập; 26 trường đào tạo ngành Dược (14 trường ngoài công lập). Các trường này được quản lý theo điều kiện chung, không phân biệt đối xử công hay tư.
Theo bà Phụng, Bộ GD&ĐT không có quy định về điều kiện mở theo từng ngành. Đối với ngành Y và Dược, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đảm bảo yêu cầu cao hơn quy định chung. Trong quá trình trường này đào tạo, Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra chặt chẽ.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học cho hay, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đầu tư hơn 80 tỷ đồng để chuẩn bị trang thiết bị đào tạo, tuyển dụng, trả lương đội ngũ giảng viên... Kết quả thẩm định của Bộ GD&ĐT cho thấy, trường đáp ứng các yêu cầu chung về mở ngành và các yêu cầu mang tính chuyên ngành của Bộ Y tế.
Về đội ngũ giảng dạy, ngành Y đa khoa của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có 47 giảng viên đúng chuyên ngành, trong đó 6 trưởng bộ môn là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư; 33 tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư và 14 thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa I, II đảm nhiệm giảng dạy 80% kiến thức ngành và chuyên ngành.
Ngành Dược có 31 giảng viên đúng chuyên ngành, trong đó 7 trưởng bộ môn là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư có chuyên ngành về bào chế, phân tích kiểm nghiệm thuốc, dược liệu, tổ chức và quản lý dược, dược lý lâm sàng, hoá dược và vật lý hoá.
Theo trình độ, có 5 tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư; 18 thạc sĩ và dược sĩ chuyên khoa I, II đảm nhiệm giảng dạy 80% kiến thức của chương trình đào tạo.
Quy định mở ngành đào tạo đại học
Năm 2011, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08 về quy định điều kiện, hô sơ, quy trinh mơ nganh đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc, trình độ cao đăng.
Theo Thông tư này, có 6 điều kiện đươc xem xet đê mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc nói chung:
1. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.
2. Co chương trình đào tạo cua nganh đăng ky đao tao va đề cương chi tiết các hoc phân/môn học trong chương trinh đao tao đươc xây dưng theo quy định tai Phu luc IV cua Thông tư nay.
Tên ngành đào tạo co trong Danh mục giao duc đao tao câp IV trình độ đai hoc, cao đăng do Bộ GD&ĐT ban hành.
Trường hợp tên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục giao duc đao tao câp IV trình độ đai hoc, cac học viện, trường đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo thông qua; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của it nhât 2 trường đại học đa đươc kiêm đinh ở nước ngoài.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu cua nganh đào tạo trình độ đai hoc, cụ thể:
a) Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giang day, hoc tâp va nghiên cưu khoa hoc của ngành đào tạo;
b) Thư viện cua trương có phòng tra cứu thông tin, co phần mềm và các trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu: sách, giáo trình, bài giảng của cac học phân/môn hoc, các tài liệu liên quan, co tạp chí trong và ngoài nước được xuất bản trong 10 năm trở lại đây đáp ứng yêu cầu giang dạy, học tâp các học phần/môn hoc trong chương trình đào tạo va nghiên cưu khoa hoc của ngành đào tạo;
c) Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh viên;
d) Website cua trương được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kêt chât lương giao duc va chât lương giao duc thưc tê, công khai cac điêu kiên đam bao chât lương, công khai thu chi tai chinh.
4. Co đơn vi quản lý chuyên trach đap ưng yêu câu chuyên môn nghiêp vu quan ly hoat đông đao tao trinh đô đai hoc. Co quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường bảo đảm triển khai ngành đào tạo.
5. Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo nôp hô sơ đăng ky mơ nganh đào tạo.
6. Nganh đăng ky đao tao phu hơp vơi quy hoach phat triên nguôn nhân lưc cua nganh, đia phương, vung va quôc gia.
Theo Zing
Cho ĐH Kinh doanh và Công nghệ mở ngành Y vì tránh tiếng... cửa quyền Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã lí giải nguyên nhân khiến Bộ cho phép trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ mở thêm ngành Y. Về quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho phép Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo ngành Y đa khoa và...