Sẽ có bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ chung cho toàn quốc
Ngày 29/12, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá triển khai tiếng Anh tăng cường trong các trường cao đẳng đào tạo giáo viên và các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2008-2016.
ảnh minh họa
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban quản lý Đề án ngoại ngữ 2020, cho biết Đề án ngoại ngữ giai đoạn năm 2017-2025 (Đề án ngoại ngữ 2080) đặt ra mục tiêu đến năm 2025, hầu hết các trường đào tạo ngoại ngữ và 80% các trường đào tạo các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ.
Đại biểu tham dự hội nghị tổng kết đánh giá triển khai tiếng Anh tăng cường trong các trường cao đẳng đào tạo giáo viên và các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2008-2016
Ngành giáo dục đào tạo sẽ triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên về ngoại ngữ. 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo…
Vì vậy, trong giai đoạn 2017-2025, các trường sẽ phải rà soát lại yêu cầu chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Những trường chưa công bố cần xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên.
Video đang HOT
Bà Hữu đã đưa ra lưu ý đối với những cơ sở đưa ra chuẩn năng lực ngoại ngữ B1 bậc 3 đối với học sinh THPT: “Theo tính toán của ban Đề án ngoại ngữ, hiện tại năng lực B1 bậc 3 chỉ có thể đạt được sớm nhất trên diện rộng vào năm 2030.
Từ nay đến năm 2030 năng lực ngoại ngữ của học sinh THPT chỉ đạt được bậc A2. Mặt khác, năng lực ngoại ngữ triển khai đối với các trường sau THPT phải tương ứng. Do đó, nếu đặt mục tiêu B1 bậc 3 cần phải có lộ trình, vì vừa qua có một số trường đặt ra mục tiêu này nên đã gặp khó khăn”.
Ngoài ra, các trường đã có môn học ngoại ngữ chuyên ngành cũng cần rà soát lại chương trình đào tạo, đồng thời tiếp tục xây dựng ngoại ngữ chuyên ngành.Bà Hữu cho biết hiện nay có nhiều hệ thống học liệu để xây dựng chương trình đào tạo cũng như chuẩn đầu ra, ngoài Thông tư 01 năm 2014, các giáo viên có thể tham khảo theo Khung tham chiếu Châu Âu CEFR và hệ thống học liệu tài liệụ tài liệu CEFR.
Theo bà Hữu, đây là một bước chuyển mới trước khi có thể dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ, chủ yếu bằng tiếng Anh.
Hiện nay, các trường đang đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên theo chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của trường, hoặc mời đơn vị đánh giá độc lập để đánh giá và công nhận chứng chỉ cho sinh viên. Bà Hữu cho rằng cả hai hình thức này đều phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nhưng vẫn cần một bài thi đánh giá độc lập để có sự đánh giá tương đương trên toàn quốc.
Vì vậy, Cục Đảm bảo chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) sẽ có bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cũng như có lộ trình tổ chức thi để đánh giá năng lực ngoại ngữ trong thời gian tới.
Theo Vietnamnet
Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ, trung cấp có đào tạo giáo viên yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GD-ĐT nhìn nhận, ngoài những nỗ lực toàn ngành, vẫn còn những biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích như: thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại; nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng.
Hay cào bằng, dễ dãi trong suy tôn; che dấu hạn chế, yếu kém; áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế; tổ chức trao thưởng phô trương, hình thức, lãng phí làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, uy tín và sự công bằng trong ngành.
Do đó, Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, từng bước khắc phục bệnh thành tích.
Cụ thể, rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định, yêu cầu dễ dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.
Không tổ chức các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh. Không lấy kết quả của các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị.
Thực hiện tốt kỷ cương, nền nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục.
Phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích.
Xây dựng và công bố công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, có cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương, đơn vị. Thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục là việc làm thường xuyên, không phô trương, hình thức và là giải pháp quan trọng để tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Bộ cũng yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ hàng quý, kết thúc học kỳ 1 và năm học báo cáo kết quả thực hiện về Bộ để kịp thời chỉ đạo.
Theo Vietnamnet
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm có còn hợp lý? Tham vấn về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học, nhiều chuyên gia cho rằng, cần điều chỉnh chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, bởi thực tế cho thấy: Chính sách này đã có một số bất cập. Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Ảnh minh họa/internet Cho rằng đây...