Sẽ có 5 loại bằng tốt nghiệp đại học
Theo dự thảo được Bộ GD-ĐT thông báo ngày 9/5, sẽ có 5 loại bằng mẫu văn bằng tốt nghiệp đại học và 24 chi tiết được ghi trên đó.
5 loại bằng tốt nghiệp đại học gồm: Bằng kỹ sư (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật); bằng kiến trúc sư (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành kiến trúc); bằng bác sĩ, mẫu bằng dược sĩ, mẫu bằng cử nhân (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành y, dược); bằng Cử nhân (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế) và mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành còn lại.
Bằng tốt nghiệp đại học gồm bốn 4 trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5cm. Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ, trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3.
24 quy định ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp đại học:
Video đang HOT
(1) Ghi chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp đại học, bằng Tiếng Việt. (2) Ghi tên cơ sở giáo dục, bằng Tiếng Việt. (3) Ghi tên ngành đào tạo mà người được cấp bằng đã theo học, bằng Tiếng Việt. (4) Ghi rõ họ tên của người học, theo giấy khai sinh. (5) Ghi “Nam” hoặc “Nữ” theo giấy khai sinh, bằng Tiếng Việt.
(6) Ghi ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 01 đến ngày 09, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 4 chữ số.
(7) Ghi năm người học tốt nghiệp, đầy đủ 4 chữ số.
(8) Ghi Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá hoặc Trung bình theo Quy chế đào tạo.
(9) Ghi một trong các hình thức: “ Chính quy”, “ Vừa làm vừa học”, “ Học từ xa”, “Tự học có hướng dẫn”.
(10) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính.
(11) Ghi ngày, tháng, năm cấp văn bằng.
(12) Thủ trưởng cơ sở giáo dục ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.
(13) Số hiệu: do cơ quan in phôi văn bằng ghi khi cấp phôi.
(14) Số vào sổ cấp bằng: do cơ sở giáo dục ghi vào sổ gốc cấp văn bằng khi cấp bằng tốt nghiệp đại học. (15), (16) Ghi chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục và tên cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp đại học, bằng Tiếng Anh. (17) Ghi tên ngành đào tạo mà người được cấp bằng đã theo học, bằng Tiếng Anh. (18) Ghi đầy đủ họ tên như đã ghi ở điểm (4) bằng Tiếng Việt nhưng không có dấu. (19) Nam ghi “Male”, Nữ ghi “Female”. (20), (25) Ghi ngày và năm bằng số, tháng bằng chữ tiếng Anh. (Ví dụ: Tiếng Việt ghi “ngày 07 tháng 10 năm 2005″ thì Tiếng Anh ghi “07 October 2005″). (21) Ghi bằng số như (7). (22) Ghi xếp loại tốt nghiệp: loại Xuất sắc ghi “Excellent”, loại Giỏi ghi “Very good”, loại Khá ghi “Good”, loại Trung bình khá ghi “Average good”, loại Trung bình ghi “Ordinary”. (23) Ghi hình thức đào tạo: “Chính quy” ghi “Full-time”, “Vừa làm vừa học” ghi “Part-time”, “Học từ xa” ghi “Distance learning”, “Tự học có hướng dẫn” ghi “Guided Self – learning”. (24) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính (Ví dụ: Tiếng Việt ghi “Hà Nội” thì Tiếng Anh ghi “Hanoi”).
Theo Kênh14
Tuyển sinh ĐH - CĐ 2011: "Sốt vó" vì đổi tên ngành
Gần một tuần nữa, các sĩ tử đến hạn đặt bút chọn ngành thích hợp cho kỳ tuyển sinh ĐH- CĐ năm nay.
Thế nhưng trước đó, nhiều ngành truyền thống bỗng dưng đổi tên ngành học theo danh mục ngành nghề đã ban hành, khiến nhiều thí sinh (TS) và cả nhà trường lo lắng.
Nhiều ngành... "biến mất"
Bạn Thanh Hiền (email: hienqb@...) cho biết, em muốn thi vào ĐH Giao thông vận tải TPHCM. Tuy nhiên, theo thông tin trên một số trang điện tử, ngành Điều khiển tàu biển mà em muốn thi vào, nay chỉ còn là một chuyên ngành của ngành Khoa học hàng hải. Vậy nếu thi vào ngành này, em phải đăng kí với mã ngành nào? Khi tốt nghiệp, văn bằng sẽ được ghi ra sao?
Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, không chỉ ngành Điều khiển tàu biển mà nhiều ngành học có truyền thống từ 30 năm nay của trường nhưng do không có trong danh mục mã ngành mới ban hành nên phải đổi tên. Chẳng hạn, ngành Khai thác máy tàu thủy, cũng phải chuyển đổi thành các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải. Ngành đóng tàu và công trình nổi (thiết kế thân tàu thủy) cũng trở thành chuyên ngành trong ngành Kỹ thuật tàu thủy.
Mùa tuyển sinh năm nay, các ngành đào tạo của Trường ĐH Luật TP HCM trước đây gồm Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, nay trở thành chuyên ngành của ngành Luật. Riêng ngành Quản trị luật, trước đây đã được Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp cho phép đào tạo với thời gian 5 năm. Nhưng năm nay, do không có trong danh mục nên phải đổi thành Quản trị kinh doanh với khung đào tạo 4 năm. Lãnh đạo nhà trường cho biết, việc đổi tên thì phải thiết kế lại chương trình. Riêng ngành Quản trị kinh doanh phải điều chỉnh dung lượng các môn về luật còn 18 tín chỉ.
Đặc biệt, một số ngành của ĐH Sài Gòn còn bị "xóa sổ" do không có trong danh mục tên ngành được công bố. Ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Sài Gòn) cho biết, tên ngành Thông tin - Thư viện trước đây đã được điều chỉnh thành ngành Khoa học thư viện; Ngành Âm nhạc nay chuyển sang ngành Thanh nhạc và dừng đào tạo các chuyên ngành Lý luận âm nhạc, Chỉ huy hợp xướng.
Nhà trường và thí sinh đều lo
Việc đổi tên ngành có khi dễ gọi và ngành "xấu" trở nên... đẹp hơn. Thế nhưng về cơ bản, ở nhiều trường, đổi tên ngành sẽ khó khăn cho cả TS và nhà trường. Trở lại bức thư của bạn đọc Thanh Hiền trên đây, nỗi lo lắng không biết bằng tốt nghiệp sẽ ghi thế nào với các ngành mới này hoàn toàn có cơ sở.
Theo ông Nguyễn Văn Thư, khó khăn ở chỗ, những ngành truyền thống đã từng được các doanh nghiệp biết rất rõ ràng, nay đổi thành chuyên ngành khiến đơn vị tuyển dụng sẽ phải mất công tìm hiểu ngành học của TS. Bởi lẽ, nếu dựa vào tên ngành ghi trên bằng tốt nghiệp thì sẽ rất mông lung, do trong một ngành đôi khi có tới hàng chục chuyên ngành khác nhau được đào tạo. Vì vậy, có thể nhà trường sẽ ghi tên ngành mới chuyển đổi trên bằng tốt nghiệp nhưng có mở ngoặc ghi thêm chuyên ngành hẹp bên cạnh, cung cấp thêm bảng điểm ghi rõ chi tiết chuyên ngành và các môn học để các doanh nghiệp nắm rõ.
Từ ngày 14/3, các thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi theo tuyến của Sở GD&ĐT.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: "Việc quản lý mã ngành hiện nay có mã ngành cấp 3, cấp 4, cấp 5. Cấp 3 là do Thủ tướng Chính phủ quy định, cấp 4 là Bộ GD&ĐT và cấp 5 là các trường triển khai ở phạm vi trường mình. Như vậy về mặt quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý những ngành hết sức tổng quát. Ví dụ như Xây dựng, sau đó các trường triển khai cụ thể ra thêm thành Xây dựng dân dụng, Xây dựng cầu đường... Ở các nước khác cũng vậy thôi, người ta quản lý ngành rất rộng để sinh viên sau khi học xong có nhiều cơ hội chuyển đổi ngành nghề cũng như kiếm việc trong cuộc đời. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là Việt Nam có truyền thống quản lý quá sâu vào từng chuyên ngành theo kinh nghiệm của các nước Nga, Pháp trước đây".
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, tất nhiên khi chuyển đổi, sẽ có những ngành truyền thống không biết ghép vào đâu. Vì vậy, đối với những trường khó khăn trong việc đổi tên ngành, chủ trương của Bộ GD&ĐT là tiếp tục cho đào tạo mã ngành cũ của họ cho đến khi nào xã hội quen ngành đấy và có thể ghép vào những ngành chung. Lúc đó Bộ sẽ quyết định mã ngành chung.
Đối với nhiều ngành học bị đổi thành chuyên ngành, gây khó khăn cho trường cũng như TS, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Khi xây dựng mã ngành rộng thế này, Bộ GD&ĐT đã hỏi ý kiến các trường. Thế nhưng dường như các trường khi đó chưa quan tâm. Đến khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, bắt đầu triển khai, các trường mới thấy ảnh hưởng đến mình. Để khắc phục khó khăn, đối với những ngành chuyên sâu, chúng tôi đã thống nhất, với những ngành đặc thù, Bộ sẽ cho trường thí điểm đào tạo theo yêu cầu của mình.
Vừa rồi, chúng tôi đã đồng ý cho ĐH Luật Hà Nội được đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế. Có nhiều ngành, nếu chiếu theo mã ngành cấp 3, cấp 4 thì chưa có, nhưng chúng tôi vẫn đồng ý cho trường đào tạo... Nói vậy để thấy, đối với những trường còn khó khăn trong việc áp dụng mã ngành theo quy định mới thì có thể tiếp tục đào tạo những ngành cũ hoặc thí điểm ngành mới, đến khi nào ổn định thì bổ sung vào hệ thống mã ngành của hệ thống giáo dục quốc dân".
Theo Kênh14
Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ tăng đến 20% Mặc dù Bộ GDĐT cho biết, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 hệ chính quy chỉ tăng khoảng 6,5% nhưng nhiều trường đã dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển mới ở mức cao, lên đến 20%. Tăng cả chỉ tiêu chính quy và ngoài ngân sách Kỳ thi ĐH năm trước, mặc dù nhiều trường không tuyển đủ số chỉ...