Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ: Độc giả băn khoăn
Ngay sau khi đọc bài viết Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến sẽ có phương án điểm sàn 2 mức trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2013, đông đảo độc giả báo Dân trí đã bày tỏ ý kiến của mình. Nhiều độc giả bày tỏ băn khoăn về phương án này.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến. Bộ rất mong bạn đọc tiếp tục góp ý kiến cho phương án này. Nếu có được sự đồng tình đông đảo thì phương án xác định điểm sàn mới có thể sẽ được áp dụng ngay năm nay”.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga,hiện vẫn duy trì điểm sàn dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tổng chỉ tiêu xác định như hiện nay. Sau khi thực hiện nguyên tắc này mà vẫn còn thiếu chỉ tiêu do các nguyên nhân phân tích trên thì thực hiện việc mở rộng nguồn tuyển đến ngưỡng giới hạn mà chất lượng đầu vào có thể chấp nhận được kèm theo xét kết quả thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.
Thứ trưởng Ga cho hay, sẽ có hai mức điểm sàn. Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay. Điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào.
Đọc bài viết “Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ 2013″ trên báo Dân trí, một số độc giả đồng tình với dự kiến của Bộ GD-ĐT về phương án điểm sàn 2 mức:
“Mình thấy hợp lý mà, vì hai lần xét tuyển đầu chỉ xét theo điểm sàn trên, như vậy 90% thì sinh trúng tuyển là đạt chuẩn theo những năm trước. Từ lần 3 nếu còn chỉ tiêu mới xét tiếp đến điểm sàn dưới, như vậy tạo điều kiện cho những người hơi kém hơn hoặc có năng lực nhưng làm bài thi kém may mắn, người ta thường nói học tài thi phận mà, với cả đúng là đầu tư rất nhiều cho giáo dục mà xảy ra tình trạng có trường lớp mà không có thí sinh thì đúng là rất lãng phí, vậy nên mình đồng ý với phương án này” – Email:cucdalattc92@gmail.com
“Như vậy điểm sàn (trên) sẽ tăng cao hơn điểm sàn những năm trước, đảm bảo được chất lượng. Đồng thời vì có điểm sàn dưới nên cơ hội sẽ nhiều hơn cho các trường và thí sinh. Quá tốt.” – Người gửi:Mai Dung, email:dungh1961@yahô.com
“Tôi ủng hộ ý kiến này của Bộ GD. Điều này sẽ tạo cơ hội học tập cho những thí sinh kém may mắn. Học tài thi phận mà!” – Người gửi:Dinh Manh Hung, email:dinhmanhhunggtvt@gmail.com
“Ủng hộ Bộ GD-ĐT” – Người gửi:Le Manh Cuong, email:kuarts95@gmail.com
Video đang HOT
Dự kiến sẽ có phương án điểm sàn 2 mức trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2013.Trong ảnh: Thí sinh dự thi đại học năm 2012.
Trong khi đó, số đông độc giả bày tỏ sự không tán thành phương án này. Theo ý kiến độc giả, để đảm bảo chất lượng đầu vào, không nên giảm mức điểm sàn, không cần phải cố “vớt” các trường hợp không đủ năng lực vào học đại học:
“Tôi thấy phương án này vừa rắc rối mà chưa chắc đã tuyển được những học sinh có năng lực. Vì các kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn có tình trạng quay cóp nên có những thí sinh lực học kém vẫn có điểm tốt nghiệp cao. Những người không đủ năng lực đỗ đại học thì họ sẽ học cao đẳng, chứ có ai bắt họ ở nhà đâu. Thực tế có những người học cao đẳng ra xin việc còn lương cao hơn những người học đại học. Cái bằng chỉ là phụ còn khả năng của chính mình mới là phần quan trọng. Hơn nữa, tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở nước mình đang cao vậy thì cần gì phải cố vớt các trường hợp không đủ năng lực vào học đại học làm gì. Theo tôi nghĩ những trường đại học nào đào tạo kém thì nên cho giải thể luôn chứ tình trạng này thì cử nhân ra trường vẫn còn thất nghiệp dài dài.” – Người gửi:Trần Hà Minh, email:hathi_102@yahoo.com
“Nếu mà có 2 diểm sàn như vậy thì ai cũng vào được đại học thì quá bất công đấy, mà giờ học đại học ra cũng không có việc làm thì đào tạo nhiều làm gì?” – Người gửi:Dangkhoa, email:dangkhoa.vip1993@gmail.com
“Càng ngày càng kém. Điểm sàn 13 là quá thấp rồi còn muốn gì nữa, nâng hẳn lên điểm sàn 15 ấy. Thế mới đảm bảo được trình độ” – Email:truongtiensinh91@yahoo.com
“Nếu nhu vậy chỉ giải quyết được khâu đầu vào cho các trường chứ không giải quyết được chất lượng đầu vào và đầu ra của các trường, sinh viên.” – Người gửi:Trịnh Đức, email:trinhvanduc.qtnl5a@gmal.com
“Tôi nghĩ điều này rất phi lý, điểm sàn vào đại học là mức giới hạn cuối cùng để đánh giá trình độ học sinh có thể theo học đại học. Vậy mà lại còn sàn trên và sàn dưới.” – Người gửi:Chu Thành Huy, email:chuthanhhuy.dhkh@gmail.com
“Điểm sàn là để đảm bảo chất lượng đầu vào. Lập ra hai mức điểm sàn là không hợp lí. Các trường ngoài công lập muốn tuyển sinh được cần phải khẳng định chất lượng đào tạo và đầu tư vào các ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần. Tại sao các trường ngoài công lập không đầu tư vào các ngành Kỹ thuật? Câu trả lời là chi phí cao khó có lãi. Các ngành kinh tế tới đây nhu cầu sẽ bão hòa. Các ngành kĩ thuật thì sẽ cần nhiều trong thời gian tới.” – Email:thanhvinh@gmail.com
Thu Minh (tổng hợp)
Theo dân trí
Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ 2013
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn "Điểm sàn" và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức".
Để có mức điểm sàn ĐH, CĐ 2013 hợp lý, vừa qua, Bộ GD-ĐT đã mở diễn đàn góp ý xây dựng điểm sàn trên báo Giáo dục & Thời đại, báo điện tử Dân trí. Hầu hết các ý kiến góp ý trên báo Dân trí đều mong muốn duy trì điểm sàn để đảm bảo chất lượng và đưa ra nhiều ý kiến về cách xây dựng điểm sàn hợp lý vừa đảm bảo chất lượng vừa không gây khó khăn về nguồn tuyển sinh cho các trường ngoài công lập.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn "điểm sàn" và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến. Bộ rất mong bạn đọc tiếp tục góp ý kiến cho phương án này. Nếu có được sự đồng tình đông đảo thì phương án xác định điểm sàn mới có thể sẽ được áp dụng ngay năm nay".
Thí sinh dự thi đại học năm 2012. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm nay, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức.
Theo Thứ trưởng Ga, điểm sàn hiện nay dựa vào chỉ tiêu của từng khối thi và dự báo khả năng dịch chuyển của thí sinh giữa các vùng miền. Điểm sàn từ trước đến nay luôn cao hơn điểm bình quân của các môn thi mà thí sinh đạt được. Phương án xác định điểm sàn như hiện nay đã thể hiện tính hiệu quả của những năm đầu khi nhu cầu học của người dân rất lớn nhưng số trường ít. Hiện nay nguồn cung đã tăng, người học có nhiều sự lựa chọn, nhiều thí sinh trên điểm sàn nhưng quyết tâm đeo đuổi việc thi vào học những ngành và trường yêu thích, không học những trường còn chỉ tiêu. Mặt khác xu thế sinh viên dồn về các thành phố lớn để học tập ngày càng tăng nên việc thí sinh trượt ở các trường ở thành phố lớn quay về địa phương để học rất ít xảy ra. Điều này dẫn tới thực trạng là mặc dù hệ số dư dôi lớn, vẫn xảy ra tình trạng có trường không tuyển đủ thí sinh. Do đó việc xác định điểm sàn cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Điểm sàn trên và điểm sàn dưới
Thứ trưởng Ga cho biết, hiện vẫn duy trì điểm sàn dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tổng chỉ tiêu xác định như hiện nay. Sau khi thực hiện nguyên tắc này mà vẫn còn thiếu chỉ tiêu do các nguyên nhân phân tích trên thì thực hiện việc mở rộng nguồn tuyển đến ngưỡng giới hạn mà chất lượng đầu vào có thể chấp nhận được kèm theo xét kết quả thi tốt nghiệp của thí sinh.
Thứ trưởng Ga cho hay, sẽ có hai mức điểm sàn. Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay. Điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào.
Thống kê kết quả thi những năm gần đây cho thấy tổng điểm bình quân này của các khối thi (điểm sàn dưới) thường nằm trong khoảng từ 11 đến 12 điểm, nghĩa là thấp hơn 2 điểm so với điểm sàn của từng năm (điểm sàn trên). Đối với thí sinh đạt kết quả thi trên điểm sàn trên thì các nhà trường xét trúng tuyển như đã làm lâu nay, không có gì thay đổi.
Đối với thí sinh có kết quả thi nằm giữa điểm sàn trên và điểm sàn dưới thì các nhà trường xét thêm điểm tốt nghiệp phổ thông để quyết định điều kiện trúng tuyển cho thí sinh. Điểm sàn dưới có thể xác định được ngay sau khi có phổ điểm được công bố. Điểm sàn trên có thể do Hội đồng xác định điểm sàn họp xét đề xuất hay dựa vào kết quả thống kê của nhiều năm qua là tăng 2 điểm so với điểm sàn dưới đối với các khối thi tương ứng.
Cách thứ 2 đơn giản hơn. Kết quả thi năm 2012 cho thấy có hơn 200.000 thí sinh của tất cả các khối thi có điểm nằm giữa hai mức điểm sàn nêu trên trong khi chỉ tiêu còn thiếu của tất cả các trường chỉ khoảng 30.000. Vì vậy để tuyển đối tượng này có chất lượng, các trường cần xét thêm kết quả tốt nghiệp phổ thông.
Tạo mọi điều kiện cho thí sinh trúng tuyển
Những trường lâu nay tuyển đủ thí sinh trên điểm sàn thì hoàn toàn không có gì thay đổi nếu phương án này được áp dụng. Phương án điểm sàn dự kiến có lợi cho những trường tốp dưới gặp khó khăn trong tuyển sinh.
Để ưu tiên cho những thí sinh đạt điểm trên sàn trên thì trong 2 đợt xét tuyển đầu tiên, các trường chưa nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh dưới mức sàn này. Kể từ đợt xét tuyển thứ ba trở đi, nếu chỉ tiêu tuyển sinh vẫn chưa đủ thì các trường được xét tuyển những thí sinh có điểm thi đến điểm sàn dưới kết hợp với xét kết quả thi tốt nghiệp phổ thông. Trong tất cả các đợt xét tuyển thì những thí sinh đạt trên điểm sàn trên được ưu tiên xét trước.
Phân tích ưu điểm về phương án điểm sàn mới này, Thứ trưởng Ga cho biết :" Thứ nhất là vẫn lấy yếu tố chất lượng làm mục tiêu số 1, điểm sàn trên như lâu nay vẫn được duy trì và đảm bảo tuyển ít nhất 90% tổng chỉ tiêu. Thứ hai tạo cơ hội cho những thí sinh có năng lực thật sự nhưng không may đạt kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thấp được xét tuyển kèm theo kết quả thi phổ thông. Thứ ba phương án này tạo điều kiện sử dụng hết công suất hiện có của hệ thống giao dục đại học, tránh lãng phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào".
"Phương án xác định điểm sàn này phù hợp với Luật Giáo dục Đại học về tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hay kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển), không ảnh hưởng đến phương pháp học tập và chuẩn bị thi của thí sinh (vì chỉ dùng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông để xét kết hợp chứ không dùng kết quả học tập 3 năm phổ thông). Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, mang tính kỹ thuật. Bộ đang nghiên cứu giải pháp tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp, ổn định lâu dài song song với quá trình đổi mới việc dạy và học ở bậc phổ thông" - Thứ trưởng Ga cho hay.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Thanh tra ĐH Quốc gia Hà Nội: Hướng xử lý văn bằng thạc sĩ "Bằng cấp được công nhận khi người học có đủ các tiêu chí đảm bảo chất lượng. Những tiêu chí nào còn thiếu, cơ sở đào tạo cần bổ sung đầy đủ cho người học đến khi đạt yêu cầu" - ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết. Liên quan đến việc, Bộ GD-ĐT có công...