Sẽ chỉnh sửa chương trình thực tập du lịch
Mới đây, khoa Du lịch, ĐH Tài chính – Marketing yêu cầu sinh viên đi thực hành nghề nghiệp (mua tour du lịch đi miền Trung) do trường tổ chức “theo chương trình đào tạo”.
Thời gian đi thực tập bảy ngày, sáu đêm với giá tham quan thực tập 3,85 triệu đồng/sinh viên. Địa điểm du lịch là một tỉnh ở miền Trung.
Sinh viên cho biết, đã thỏa thuận với công ty du lịch về việc thanh toán trước 50% tiền tour, 50% còn lại thanh toán sau khi kết thúc tour nhưng khoa lại bắt sinh viên đóng trước và gấp 100% tiền tour.
Tiền tour không nộp cho nhà trường mà lại chuyển vào tài khoản cá nhân của trưởng khoa Du lịch. Phụ huynh và sinh viên trường này phản ảnh.
Ảnh: Tuổi Trẻ.
Video đang HOT
TS Đoàn Liêng Diễm, Trưởng khoa Du lịch, cho biết do khoa không có tư cách pháp nhân để mở tài khoản cho khoa và cũng “để hạn chế nguy hiểm trong việc vận chuyển tiền mặt”.
“Mặt khác, cũng để đảm bảo an toàn cho sinh viên nên Trưởng khoa đứng tên tài khoản để chuyển toàn bộ các khoản tiền thu giùm của sinh viên cho công ty du lịch. Đây là chuyến thực tập dài ngày và đi xa nên trong hợp đồng thỏa thuận với trường, công ty du lịch phải ứng tất cả các phương tiện tàu, xe, máy bay và những dịch vụ khác cho sinh viên nên công ty du lịch yêu cầu trường phải đặt cọc 60-70% khi ký hợp đồng và phải mất 100% nếu đến ngày đi mà hủy tour” – bà Diễm cho biết.
“Tại sao nhà trường phải tổ chức cho sinh viên ra tận miền Trung thực tập nghề nghiệp, trong khi ở TP HCM cũng có nhiều chỗ thực tập?” – nhiều sinh viên thắc mắc.
Trả lời câu hỏi này, TS Đoàn Liêng Diễm cho biết, chương trình tour là do TS Nguyễn Công Hoan (Phó bộ môn lữ hành) thiết kế, lên kế hoạch và chịu trách nhiệm vì đây là vấn đề chuyên môn.
“Tuy nhiên, trường cũng xin lỗi phụ huynh về vấn đề này và sẽ làm việc với TS Nguyễn Công Hoan về chuyên môn” – bà Diễm nói.
Cũng theo bà Diễm, tất cả các tuyến thực tập trường không hề áp đặt và bắt buộc sinh viên phải đi ở đâu. Sinh viên có quyền tự chọn thực tập ở tỉnh hay tại thành phố, thống nhất và trình báo với bộ môn. Bộ môn sẽ lên kế hoạch và thiết kế chương trình cụ thể, chuyển về cho trường đem đi đấu thầu để có những chuyến thực tập chất lượng tốt nhất, giá cả phù hợp nhất và sinh viên có nhiều quyền lợi nhất.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho rằng: “Cách làm của khoa du lịch rõ ràng không đúng. Đại diện ban giám hiệu nhà trường đã làm việc với ban chủ nhiệm khoa Du lịch và đưa ra kết luận. Việc đánh giá báo cáo kết quả thực tập sẽ được tính theo thang điểm 10 và không phân biệt sinh viên thực hành nghề nghiệp ở TP HCM hay các tỉnh.
Hiện vẫn chưa công bố kết quả thực tập. Chúng tôi đã yêu cầu lãnh đạo khoa du lịch rà soát quy định để chỉnh sửa những điểm chưa hợp lý. Những đợt sau, nhà trường chỉ tổ chức các chuyến thực tập trên địa bàn TP HCM hoặc các tỉnh lân cận với hình thức thật nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thực hành nghề nghiệp của sinh viên”.
Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ
Đi thực tập, nhóm nữ sinh bị kẻ xấu cạy cửa phòng trọ sàm sỡ
Tối 8-10, lãnh đạo Công an huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) xác nhận đã chỉ đạo cán bộ điều tra phối hợp với Công an xã Ea Phê tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc một nhóm nữ sinh viên đi thực tập bị một đối tượng lạ mặt cạy cửa vào phòng trọ dùng dao đe dọa, sàm sỡ giữa khuya.
ảnh minh họa
Lãnh đạo công an huyện cho biết nhóm nữ sinh viên về thực tập tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ NV và thuê nhà ở trọ ở lại. Sự việc xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng 7-10. Vào thời điểm trên, một đối tượng nam bịt mặt, cạy cửa vào phòng dùng dao uy hiếp, sờ soạng nhóm nữ sinh. Nhóm sinh viên hoảng sợ la hét thì đối tượng mới bỏ đi. Sau đó, do quá hoảng sợ nên nhóm này đã chuyển sang nhà trọ khác và trình báo sự việc lên Công an xã Ea Phê và Công an huyện Krông Pắk.
Qua điện thoại, bà V. (chủ doanh nghiệp NV) xác nhận nhóm sáu sv nữ và một sv nam Trường ĐH Tây Nguyên đang thực tập tại doanh nghiệp được hai tuần. "Nhóm sinh viên chỉ lên doanh nghiệp thực thập từ thứ Hai đến thứ Sáu trong giờ hành chính. Xong việc các em về, các em ở đâu, làm gì doanh nghiệp không hề biết" - chủ doanh nghiệp nói.
Ông Nguyễn Văn Hòa (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Nguyên) xác nhận: "Các sinh viên về thực tập đều có giấy quyết định thực tập của trường và có giáo viên hướng dẫn đưa về tận nơi, bàn giao cho doanh nghiệp và địa phương".
Tuy nhiên, lãnh đạo công an huyện cho biết các sinh viên về thực tập nhưng doanh nghiệp không thông báo, không đăng ký tạm trú. Chỉ khi xảy ra sự việc, nhóm sinh viên trình báo thì công an xã và huyện mới biết.
Đại Dũng
Theo_PLO
Dịch vụ bao thực tập trọn gói, sinh viên vô tư mua kết quả Thực tập là cơ hội để sinh viên (SV) học hỏi thêm kiến thức chuyên môn từ thực tế, nhưng nhiều bạn bỏ tiền mua kết quả thực tập. Nắm được "nhu cầu" này, nhiều công ty (CT) cho ra đời dịch vụ: Bao thực tập trọn gói để thu tiền. Ngồi nhà vẫn có báo cáo thực tập Không phải trầy trật...