Schneider Electric giới thiệu giải pháp EcoStruxure Building cho thành phố thông minh
Giải pháp EcoStruxure Building của Schneider Electric được đánh giá là thiết thực, góp phần vào công cuộc phát triển bền vững của đô thị thông minh theo chủ trương chính phủ và xu hướng chung của thế giới.
Vừa qua, Diễn đàn Cấp cao về Công nghệ 4.0 (Industry 4.0 Summit 2018) và Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Pháp 2018 được tổ chức vào đầu và trung tuần tháng 7 đã thu hút nhiều sự quan tâm của chính phủ, các doanh nghiệp và người dân.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2016, dân số đô thị ở Việt Nam chiếm 35,2% dân số cả nước và được dự đoán sẽ gia tăng đến 50% vào năm 2025. Tốc độ đô thị hóa ở mức nhanh tạo ra nhiều áp lực với hệ thống giao thông, giáo dục, y tế, năng lượng …
Chính vì thế, những năm gần đây, chính phủ đã đề xuất và thực hiện ứng dụng số hóa vào việc giải quyết các gánh nặng đô thị như mô hình chính quyền điện tử, hệ thống cổng thông tin điện tử, dịch vụ theo dõi khám chữa bệnh qua phần mềm quản lý, và quy hoạch đất đai trên nền tảng bản đồ số.
Với vai trò là tập đoàn tiên phong về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric cung cấp nhiều giải pháp giúp quản lý và vận hành thành phố một cách hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và bền vững, nổi bật là giải pháp EcoStruxure Building dành cho cho các công trình như các tòa nhà văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại …, tích hợp toàn diện khả năng kết nối giữa các thiết bị, quản trị rìa mạng lưới các thiết bị và từ đó đưa ra phân tích dự đoán, nâng cao hiệu quả vận hành và gia tăng năng suất làm việc của con người bên trong các tòa nhà.
Video đang HOT
Theo đó, đô thị thông minh là chủ đề trọng tâm được đề cập và bàn bạc sâu tại Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 13/07 vừa qua dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều cơ hội và thách thức, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cần nhanh chóng đón đầu xu hướng, tiếp thu những kết quả khoa học trên thế giới và linh hoạt ứng dụng vào trong các mục tiêu về phát triển đô thị thông minh.
Đại diện Schneider Electric đã trình bày chi tiết giải pháp EcoStruxure Building – một nền tảng mở cho phép kết nối những thiết bị sản xuất bởi Schneier Electric hoặc từ các nhà sản xuất khác, giúp vận hành các tòa nhà theo hướng bền vững, từ đó xây dựng thành phố thông minh. EcoStruxure Building giải quyết tồn tại của hệ thống điều khiển hiện tại về việc thiếu kết nối, hoạt động không ổn định, mức độ an toàn chưa cao bằng việc cung cấp giải pháp multi-site và điều khiển từ xa bằng thiết bị di động, tạo thành nền tảng giám sát nhiều tòa nhà trong thành phố, giúp quản lí tập trung, so sánh hiệu quả vận hành của các tòa nhà khác nhau, từ đó tìm ra những phương pháp giúp nâng cao hiệu quả vận hành, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững.
Đồng thời, giải pháp EcoStruxure Building cũng được Schneider Electric giới thiệu trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Việt Nam – Pháp diễn ra ngày 04/07 với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, Tổng Lãnh sự Pháp tại TPHCM Vincent Floreani cùng đại diện các sở, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp. Tại đây, Schneider Electric thông qua EcoStruxure nhấn mạnh vai trò kết nối của nền tảng IoT; khả năng điều khiển từ xa tiện lợi, thông minh; chức năng giám sát đồng thời nhiều tòa nhà ở các địa điểm khác nhau; hệ thống cảnh báo bất thường giúp ngăn ngừa cháy nổ, hỏa hoạn; và việc phân tích, trích xuất những báo cáo chi tiết theo yêu cầu, từ đó hỗ trợ đưa ra những quyết định chính xác cho các cấp quản lý.
Với giải pháp EcoStruxure nói chung và EcoStruxure Building nói riêng, Schneider Electric đã, đang và sẽ mang đến những giải pháp công nghệ mới nhất, đóng góp trực tiếp đến các doanh nghiệp và người dân Việt Nam, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững của đô thị.
Theo: Techsign
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đánh giá cao mô hình chính quyền thông minh qua Zalo
Báo Đồng Nai chia sẻ, đến làm việc tại Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã trải nghiệm tính năng tra cứu hồ sơ trên Zalo tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và rất tâm đắc với mô hình này.
Trong khuôn khổ chuyến làm việc tại tỉnh Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã đến tham quan Trung tâm hành chính công của tỉnh. Sự ra đời của Trung tâm Hành chính công vào tháng 5/2017 đã giúp hoàn thiện mô hình Bộ phận một cửa liên thông các cấp từ xã - huyện - tỉnh ở Đồng Nai, được Thứ trưởng đánh giá cao trong việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hành chính.
Đặc biệt, ông Tuấn rất tâm đắc với việc tỉnh Đồng Nai đã triển khai ứng dụng Zalo vào cải cách hành chính, đáp ứng mô hình xây dựng chính quyền điện tử 4.0. Động thái này của tỉnh giúp phục vụ tốt hơn cho người dân, đem đến sự thuận tiện nhanh chóng, tăng cường sự tương tác giữa người dân và chính quyền trên môi trường mạng, đồng thời nâng cao tính công khai minh bạch.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn (đứng giữa) trải nghiệm tính năng tra cứu trên Zalo tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Nai
Cụ thể, khi đến nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh, người dân sẽ nhận được giấy biên nhận, trên đó có một mã QR. Bằng cách quét mã QR này trên ứng dụng Zalo, người dân sẽ nhận được đầy đủ thông tin tiến độ xử lý hồ sơ, đồng thời được đánh giá thái độ và kết quả công việc của các cán bộ trung tâm. Người dân có thể nhắn tin trao đổi trực tiếp với trung tâm mỗi khi có thắc mắc hay cần góp ý qua tính năng trò chuyện (chat), nhằm kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bất kể trong hay ngoài giờ làm việc. Ngoài ra, người dân cũng cập nhật được những chính sách mới, tin tức hành chính công của tỉnh ngay trên ứng dụng Zalo.
Việc tỉnh Đồng Nai vận dụng Zalo vào cải cách hành chính đã giúp đem lại những kết quả khả quan, thúc đẩy hiệu quả trong việc cải thiện mức độ hài lòng của người dân. Anh Nguyễn Minh Hiền (KP3, Phường Tam Bình, Biên Hòa) cho biết rất hài lòng với việc sử dụng dịch vụ của tỉnh trên Zalo, vì bây giờ ngồi tại nhà anh cũng có thể kiểm tra được tình trạng xử lí hồ sơ của mình mà không hề tốn chi phí nào, cũng không cần phải nhớ mã hồ sơ hay giữ biên nhận giấy như trước đây vì đã nhận được biên nhận điện tử có mã số qua Zalo.
Tuy vậy, đây mới chỉ là bước đầu của tỉnh trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thân thiện. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đề nghị, trong thời gian tới tỉnh cần phát huy hơn nữa những thế mạnh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết được các vấn đề tồn đọng trong công tác cải cách hành chính, tạo kênh tương tác giữa chính quyền và người dân. Qua đó hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Bản đồ mô hình chính quyền thông minh qua Zalo trên cả nước (số liệu 7/2018)
Tính đến tháng 7/2018, cùng với Đồng Nai, các tỉnh Bắc Ninh, Bình Thuận, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang đã hoàn tất triển khai mô hình ứng dụng Zalo vào cải cách hành chính, cho phép người dân tra cứu và nhận kết quả của hơn 2000 thủ tục hành chính ngay trên Zalo, bao gồm: đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, nhập quốc tịch Việt Nam, cấp đổi sổ hộ khẩu, thành lập hộ kinh doanh... hay thậm chí nhận kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Ngoài ra, khoảng 20 tỉnh thành khác của Việt Nam cũng đang trong quá trình tích hợp dịch vụ, kết nối kĩ thuật với Zalo và dự kiến sẽ công bố rộng rãi đến người dân trong năm 2018.
Trong thời gian tới, Zalo sẽ triển khai mô hình kết nối toàn diện, qua đó người dân có thể làm hồ sơ hành chính trực tuyến ngay trên ứng dụng Zalo thay vì phải trực tiếp đến Trung tâm hành chính công. Đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam, được hy vọng sẽ giúp giải quyết triệt để những bất tiện cho người dân trong quá trình làm thủ tục hành chính.
Theo: Techsign
Những đồ chơi công nghệ ấn tượng tại ICT Summit Tại Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam, VNG đem đến các sản phẩm mang tính ứng dụng cao như dự án thành phố thông minh, thiết bị bán nước tự động thanh toán qua QR code. Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit 2017) khai mạc hôm 6/9 với hàng loạt giải pháp và chiến lược cho sự phát...