Saudi Arabia sẽ tiêm phòng COVID-19 bắt buộc cho tất cả lao động
Chính phủ Saudi Arabia thông báo tiêm chủng ngừa COVID-19 bắt buộc sẽ áp dụng cho toàn bộ người lao động trước khi đến nơi làm việc nhằm đảm bảo quay trở lại an toàn và khỏe mạnh.
Một người phụ nữ chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia tháng 12/2020. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin RT, trong một dòng thông báo trên mạng xã hội Twitter ngày 7/5, Bộ Lao động và Phát triển Xã hội nước này cho biết: “ Tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ là điều kiện bắt buộc cho toàn bộ người lao động trước khi quay trở lại nơi làm việc trong tất cả các lĩnh vực (bao gồm các khối công, tư và phi lợi nhuận)”.
Chính phủ Saudi Arabia kêu gọi tất cả người lao động bắt đầu đăng ký tiêm chủng để đảm bảo việc quay lại nơi làm việc một cách “an toàn và khỏe mạnh”.
Video đang HOT
Thông báo của bộ trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và yêu cầu y tế đối với sự an toàn của người lao động. Bộ cho biết sẽ sớm công bố thêm chi tiết về quy trình tiêm chủng và ngày cụ thể quyết định có hiệu lực.
Biện pháp này được đưa ra như một phần trong nỗ lực của Chính phủ Saudi Arabia nhằm hạn chế virus SARS-CoV-2 lây lan. Cho đến nay, Bộ Y tế nước này đã phân phối trên 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và tiêm chủng cho gần 29% dân số. Vaccine được sử dụng trong chương trình tiêm chủng tại quốc gia này là vaccine của Pfizer/BioNTech. Mới đây, họ cũng đã cấp phép sử dụng vaccine AstraZeneca và Moderna.
Với khoảng 1.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, tính đến sáng 8/5, Saudi Arabia ghi nhận tổng cộng trên 424.000 ca mắc COVID-19, trong đó có ít nhất 7.000 trường hợp tử vong.
Hồi tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành một báo cáo chính sách về việc tiêm chủng bắt buộc đối với vaccine ngừa COVID-19. Họ cho rằng mặc dù các biện pháp bắt buộc tiêm chủng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về đạo đức khi “can thiệp vào quyền tự do và tự chủ của cá nhân”.
Thái Lan sử dụng vacccine AstraZeneca làm trụ cột cho chiến dịch tiêm chủng
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul vừa thông báo vaccine AstraZeneca sẽ là trụ cột chính cho chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của quốc gia Đông Nam Á này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Truyền thông sở tại ngày 16/4 dẫn lời ông Anutin khẳng định Thái Lan có chuyên môn để giám sát chặt chẽ thông tin về vaccine và quyết định này dựa trên khoa học.
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày28/2, ưu tiên những người thuộc nhóm nguy cơ cao là các chuyên gia y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Chiến dịch tiêm chủng của nước này chủ yếu dựa vào nguồn vaccine của AstraZeneca sản xuất trong nước và 2 triệu liều vaccine của Trung Quốc để tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người, tương đương 50% dân số - mục tiêu mà Thái Lan đề ra phải đạt được vào cuối năm 2021.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu cho tới tháng 8, nhà máy của công ty Siam Bioscience tại Thái Lan sẽ cung cấp 26 triệu liều vaccine của AstraZeneca và 35 triệu liều khác từ tháng 9 đến tháng 12. Đến nay, các nhà chức trách Thái Lan đã thực hiện tiêm 581.308 liều vaccine từ cả hai nhãn hiệu nói trên cho khoảng 290.000 người.
Kể từ ngày 1/4 đến nay, đợt bùng phát COVID-19 thứ 3 đã lây lan ra 75/77 tỉnh, nhiều hơn số tỉnh có ca mắc trong làn sóng thứ 2. Hiện chỉ còn 2 tỉnh ở miền Nam là Ranong và Satun chưa ghi nhận ca COVID-19 nào trong đợt dịch mới. Trong khi đó, số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn quốc tiếp tục tăng cao chưa từng thấy trong ngày thứ hai liên tiếp, với 1.543 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 15/4, nâng tổng số các ca nhiễm ở Thái Lan từ trước tới nay lên 37.453.
Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc họp của Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm ngày 15/4, Bộ trưởng Y tế Anutin Chanvirakul nhận định Chính phủ Thái Lan có thể vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện tại mà không cần phải áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc.
Theo ông Anutin, chu kỳ hiện tại của dịch bệnh chỉ có 2 tuần và Bộ Y tế đã có sự hợp tác tốt từ tất cả các bên liên quan. Cụ thể, ông cho rằng Thái Lan cần duy trì thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm Thái Lan đã quyết định đề xuất với chính phủ về việc ban hành lệnh cấm bán đồ uống có cồn trong các nhà hàng trên toàn quốc và cấm tụ tập đông người, bao gồm cả việc yêu cầu các trường học và trường đại học thực hiện tất cả các khóa học theo hình thức trực tuyến. Ngoài ra, ủy ban cũng kết luận rằng thủ đô Bangkok và 17 tỉnh khác nên được đưa vào danh sách vùng Đỏ thuộc diện kiểm soát tối đa.
Phiến quân Houthi tấn công tên lửa đạn đạo vào Saudi Arabia Nhiều vụ nổ đã làm rung chuyển thủ đô Riyadh của Saudi Arabia ngày 27/2 trong khi đài truyền hình Al Arabiya của Saudi Arabia đưa tin liên quân Arab do nước này đứng đầu đã ngăn chặn được cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo về hướng Riyadh do phiến quân Houthi tại Yemen thực hiện. Người dân tại thành phố...