Sau vụ trường Gateway, Bộ GD-ĐT yêu cầu phải dạy học sinh kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố
Sau vụ việc học sinh lớp 1 tử vong do bị bỏ quên trên ôtô tại trường Gateway, Bộ GD-ĐT có công văn gửi giám đốc các Sở GD-ĐT yêu cầu chỉ đạo các trường phải dạy kỹ năng thoát hiểm cho học sinh, giáo viên.
Ngày 16-8, Bộ GD-ĐT có công văn gửi giám đốc các Sở GD-ĐT về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ôtô.
Theo Bộ GD-ĐT, nhận định thời gian qua dịch vụ đưa đón trẻ em mầm non và học sinh các trường đi học bằng xe ôtô phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, gần đây đã xảy ra tình trạng không đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ này tại một số địa phương như xe không đảm bảo chất lượng, lái xe chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, chưa thực hiện đúng quy trình đưa đón… Cá biệt có trường hợp bỏ quên học sinh trên xe nhiều giờ dẫn đến tử vong gây lo lắng và bức xúc trong dự luận xã hội.
Bộ GD-ĐT yêu cầu phải dạy kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố, kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm khi không có người trợ giúp cho học sinh, giáo viên sau khi học sinh lớp 1 của trường Gateway tử vong
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD-ĐT yêu cầu giám đốc các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng và các quy định của pháp luật về an toàn giao thông cho giáo viên, học sinh. Trong đó lưu ý các quy định về an toàn khi ngồi trên xe ôtô, kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố, kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm khi không có người trợ giúp (cách mở cửa lên/xuống xe, gây chú ý cho người xung quanh, phát tín hiệu cấp cứu bằng âm thanh, ánh sáng, ký hiệu, sử dụng búa phá kính thoát hiểm trên xe…)
Đối với các trường mầm non, phổ thông có sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ôtô, cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện kinh doanh vận tải. Lái xe phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, có phẩm chất, đạo đức tốt, giao tiếp, ứng xử văn hóa với học sinh, giáo viên, phụ huynh, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Đồng thời xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình đưa đón học sinh bằng xe ôtô, trong đó phải có sự thống nhất giữa nhà trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và gia đình học sinh. Khi ký kết hợp đồng vận chuyển giữa trường và đơn vị kinh doanh vận tải, phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm của các bên liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khoẻ, an toàn tính mạng cho học sinh.
Nhà trường phải phân công giáo viên hoặc nhân viên có kinh nghiệm đã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông tham gia đưa đón; chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách học sinh, đảm bảo trật tự, vệ sinh và hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định, kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe, khi lên, xuống xe. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ của lái xe. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp quản lý học sinh, thông báo kịp thời cho gia đình khi học sinh vắng mặt chưa rõ lý do.
Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Hiệu trưởng (hoặc người đại diện pháp luật của trường) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, gia đình học sinh về toàn bộ hoạt động đưa đón và sự an toàn của học sinh. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, giám sát về chất lượng dịch vụ cũng như trách nhiệm của giáo viên, nhân viên đưa đón học sinh. Lập kênh thông tin tiếp nhận ý kiến phản ảnh của cha mẹ học sinh về chất lượng dịch vụ đưa, đón, kịp thời xử lý và thông báo để cha mẹ học sinh biết, giám sát.
Video đang HOT
Tin-ảnh: Yến Anh
Theo nguoilaodong
Gateway vẫn chẳng sao, Tuổi Thơ bị đóng cửa, kỳ lạ thật!
Lớp mầm non tư thục Tuổi Thơ (Duy Tiên, Hà Nam) đã bị đóng cửa vì làm bỏng học sinh còn Trường Gateway có học sinh chết trong quá trình đi học vẫn...chẳng sao
Những ngày qua, khi vụ việc đau xót về việc em học sinh lớp 1 ở trường Gateway Hà Nội bị tử vong còn chưa nguôi ngoai, thì mới đây, lại thêm 1 vụ việc đáng tiếc lại xảy ra với học sinh ở trường mầm non tư thục Tuổi Thơ (xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, Hà Nam).
Theo đó, ngày 9/8, trong giờ học kỹ năng "Biết kêu cứu và thoát khỏi nguy hiểm", để giúp trẻ nhận biết đám cháy, các cô giáo trường mầm non tư thục Tuổi Thơ đã sử dụng cồn 90 độ đựng trong chai 500 ml, đổ ra một mâm nhôm rồi châm lửa đốt. Do lớp học trên tầng 2, ngọn lửa đã bị gió thổi lan sang bốn cháu ngồi
Ngay sau tai nạn chiều 9/8 làm ba trẻ bỏng nặng, một trẻ bị thương nhẹ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Duy Minh, ông Nguyễn Văn Khâm, đã ra quyết định dừng hoạt động của lớp học.
Từ đó đến nay, cửa lớp học thường xuyên đóng kín, một hàng rào sắt quây kín khoảng sân vui chơi hàng ngày của học sinh.
Các em học sinh của trường đã được chuyển đi trường khác học.
Tuy vậy, ở một diễn biến khác, sau khi có học sinh tử vong, trường Gateway vẫn hoạt động bình thường.Việc xử lý như vậy được cho là kịp thời và quyết liệt và làm ổn định tình hình tâm lý học sinh.
Bản thông báo ban đầu của trường Gateway trên website của trường không có một lời xin lỗi gia đình học sinh càng khiến dư luận phẫn nộ sau những tắc trách gây ra cái chết của cháu bé.
Dư luận hoang mang, những ngày sau đó, một số phụ huynh đã có tâm lý sợ hãi tự đưa đón con mình đến trường.
Không ai để ý xem tâm lý học sinh của trường Gateway tâm lý xáo động như thế nào.
Đặc biệt, sáng 9/8 một nhóm phụ huynh ở các trường học khác nhau đã đến đặt những bông cúc, bông hồng trắng cùng nến bên hàng cây trước cổng trường để tưởng nhớ cháu bé.
Việc làm này đã thu hút sự chú ý và tạo ra sự xúc động trong cộng đồng còn nhà trường thì thông báo không có đồng ý với việc tưởng niệm. Thật khó tưởng tượng được lại có chuyện này.
Học sinh trường Gateway đang đi học trong tâm lý đó.
Sau sự cố trường Gateway vẫn hoạt động bình thường còn mần non Tuổi Thơ bị đóng cửa. (Ảnh: Tổng hợp từ Tiền Phong, Giaoduc.net.vn)
Cho đến thời điểm này cũng chưa có bất kỳ hình phạt nào của cơ quan chức năng dành cho Gateway khi có học sinh tử vong.
Chưa kể, trường tự gắn mác quốc tế, dù là sai, cũng chẳng sao nốt.
Một điều thật lạ.
Trong khi đó, khi xảy ra sự cố, trường mầm non tư thục Tuổi Thơ đã hoàn toàn bị đóng cửa.
Vì sao lại có cách xử lý như vậy?
Hay còn vấn đề nào khác? Phải chăng Gateway là một trường lớn, dành cho con cái của những người có tiền và chủ trường có quyền lực nên không thể đóng cửa? một trường thuộc diện "tai to, mặt lớn" hay "miệng có gang có thép"?
Đành rằng, những vụ việc vừa xảy ra là điều không ai mong muốn nhưng điều quan trong là cách ứng xử với tình huống đã xảy ra như thế nào và trách nhiệm của các cá nhân ra sao.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như các cơ quan chức năng, nhà trường, thầy cô giáo biết một cách đúng mực, đúng trách nhiệm của mình, người gây ra lỗi phải biết nhận lỗi.
Hành động đóng cửa trường mầm non tư thục Tuổi Thơ và chuyển học sinh đi trường khác được coi là biện pháp khắc phục sự cố kịp thời và đó có thể coi như hành động nhận lỗi.
Thật tiếc ở Gateway, một ngôi trường được cho là sang trọng và dành cho những người có tiền lại chưa thấy làm được như thế.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Trường quốc tế Alaska bỗng dưng xóa sạch mác "quốc tế"... là ý gì? Từ tên biển hiệu đến mọi thông tin trên website, facebook liên quan đến trường Tiểu học Quốc tế Alaska (Hà Nội), nằm ngay cạnh trường Gateway vừa xảy ra vụ bé trai bị bỏ quên trên xe đưa đón tử vong, đều bị gỡ bỏ, xóa sạch. Tới thời điểm này, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ việc cháu...