Sau va chạm giao thông, thanh niên hung hãn tấn công một gia đình
Xảy ra va chạm giao thông, nam thanh niên hung hãn tấn công một gia đình khiến 3 người bị thương.
Khoảng 22h30 tối 13.7, bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, ở tổ dân phố Hồng Ngự, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cùng mẹ đẻ là cụ Lưu Thị Hát (81 tuổi) cùng đi bộ về nhà cụ Hát. Đi ra khỏi nhà được khoảng 50 mét, một thanh niên đi xe máy với tốc độ nhanh, rú ga, còi to đã va chạm vào 2 mẹ con bà Hạnh. Sau đôi lời qua lại, thanh niên này đã đánh hai mẹ con bà Hạnh, cầm dao truy sát chồng bà.
Hiện trường xảy ra sự việc.
Theo lời tường thuật của bà Hạnh, sau khi với mẹ con bà thanh niên này chửi, rồi xuống xe đẩy mẹ con bà Hạnh ngã xuống đường. Vừa chửi, vừa dùng tay đấm, dùng chân đá vào người hai mẹ con bà Hạnh. Sợ hãi, bà Hạnh hô hoán kêu cứu người dân gần đó.
Nghe thấy tiếng kêu cứu, chồng bà Hạnh là ông Bùi Ngọc Tuấn (SN 1962) chạy ra, sau vài câu đôi co, gã thanh niên tiếp tục chửi bới ông Tuấn, đe dọa giết cả gia đình. Sau khi ông Tuấn bỏ chạy, không dừng lại, gã thanh niên này tiếp tục chạy vào một nhà gần đó mang dao sang nhà tìm ông.
Vào nhà nhưng không thấy ông Tuấn, lúc này thấy chị Bùi Thị Hồng (SN 1991) – con gái ông Tuấn đang ngồi khóc ở cầu thang, nam thanh niên đã dùng dao đánh vào đầu khiến chị bị thương. Sau đó, cầm dao lên trên đê cách đó hơn 100m ngồi.
Video đang HOT
Thời điểm xảy ra sự việc, anh Bùi Văn Hùng (con trai ông Tuấn) đã kịp chạy, ẩn nấp trong nhà và gọi điện báo cho Công an phường Thụy Phương. Ngay sau đó, Công an phường Thụy Phương đã có mặt, tiến hành tạm giữ nam thanh niên.
Mọi người trong gia đình đã đưa ông Tuấn, bà Hạnh cùng con gái đi cấp cứu ở Bệnh viện Nam Thăng Long (Hà Nội) với nhiều vết thương trên cơ thể.
Bà Hạnh cùng chồng và con gái bị nhiều vết thương tích trên cơ thể.
Ông Bùi Ngọc Tuấn, đang nằm tại Bệnh viện Nam Thăng Long kể lại: “Khi tôi đang ở trong nhà thì nghe thấy tiếng kêu cứu của vợ. Tôi chạy ra nói thì nó chửi, dọa giết cả gia đình tôi. Nó lao lại đánh đấm tôi túi bụi, dùng vật gì đó đánh vào đầu chảy máu rất nhiều. Vợ tôi cố vùng dậy ôm nó để tôi chạy thoát”.
Ông Tuấn cho biết, ông phải khâu 6 mũi ở đầu, 4 mũi ở tay, biểu hiện đau đầu, tức ngực. Chị Hồng khâu 6 mũi ở tay, bà Hạnh phải khâu 3 mũi ở tai và nhiều chấn thương trên cơ thể. Bà Hạnh hiện được điều trị ngoại trú.
Anh Bùi Văn Hùng cho biết, gia đình và đối tượng mặc dù sống cùng khu vực nhưng từ trước tới nay không hề có mâu thuẫn.
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Tuấn Hoàng – Trưởng Công an phường Thụy Phương cho biết: “Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã đến hiện trường và bắt giữ nam thanh niên này. Hiện phía cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra”.
Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Theo Phú Sỹ (VOV)
Người cuối cùng của đội VN tuyên truyền giải phóng quân qua đời
Ông Tô Đình Cắm - một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời tại Lâm Đồng, hưởng thọ 95 tuổi.
Sáng 15.7, ông Bùi Văn Hùng - Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng - cho biết ông Tô Đình Cắm (95 tuổi), người duy nhất còn lại trong 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đã qua đời đêm qua tại nhà riêng ở thị trấn Đạ Tẻh.
Ngành chức năng huyện Đạ Tẻl, Tỉnh đội Lâm Đồng cùng người nhà đang tổ chức lễ tang cho cụ.
Ông Cắm là một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Hoài Thanh
Ông Cắm, bí danh Tiến Lực, là người dân tộc Tày, sinh ra ở bản Um, xã Tam Kim của huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Năm 1941, ông tham gia cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp.
Ngày 22.12.1944, ông vinh dự là một trong số 34 người tuyên thệ đứng vào hàng ngũ đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam - dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Năm 1946, ông theo đoàn quân "Nam tiến", đóng quân ở Rạch Giá (Kiên Giang). Trong một trận càn, ông bị thương nặng nên đơn vị đưa ra Đà Nẵng điều trị rồi giải ngũ.
Lúc quân Pháp nhảy dù, thả bom xuống Bắc Kạn năm 1947, ông lại xung phong tái ngũ, giữ chức Trung đội trưởng Trung đội pháo binh. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông giải ngũ về với đời thường và tích cực tham gia công tác địa phương.
Đầu thập niên 1990, ông đưa gia đình vào thị trấn Đạ Tẻl làm kinh tế mới dù khi ấy tuổi đã ngoài 70 và sống ở đây cho đến nay.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng với 34 chiến sĩ, chia làm 3 tiểu đội do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ thì có 29 người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Hoài Thanh (VNE)
Một hộ dân "tố" liên tiếp bị phá nhà, đánh người, đe dọa cưỡng hiếp Ông Mai Văn Thiện (SN 1963, ngụ kiệt 84 Nguyễn Viết Xuân, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế) vừa có đơn gửi đến PV Dân Việt phản ánh việc gia đình ông liên tiếp bị côn đồ đánh, phá nhà và đe dọa cưỡng hiếp nhưng ông cho rằng cơ quan chức năng làm ngơ. Ông Thiện là con...