Sâu trong Tử Cấm Thành có một “bức tranh ma”, tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số
Dù đã tồn tại gần 1 thế kỷ nhưng vẫn chưa ai giải nghĩa được bức tranh quỷ dị từ thời Nam Tống này.
Khi sinh thời, Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh được cho là đặc biệt yêu thích thư pháp và hội họa, vì vậy, ông đã thu thập rất nhiều bức tranh nổi tiếng để thỏa mãn đam mê của mình. Sau này, hầu hết các bức tranh đều được lưu giữ trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Trong đó, ngoài những bức tranh thể hiện tài hoa của người họa sĩ, cũng có một bức tranh nổi tiếng bởi sự ma mị, quỷ dị của nó. Được biết, bức tranh mang tên “Khô Lâu huyễn hí đồ” này đã ngủ yên trong Tử Cấm Thành nhiều năm nhưng tuyệt nhiên không ai có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của nó.
“Khô Lâu huyễn hí đồ” là tác phẩm nổi bật của họa sĩ Lý Tung
Theo Sina, “Khô Lâu huyễn hí đồ” được thực hiện bởi họa sĩ Lý Tung vào thời Nam Tống. Họa sĩ này được biết đến với những bức tranh có nội dung thể hiện cuộc sống của tầng lớp dưới đáy xã hội. Ông rất giỏi thể hiện thái độ của mình đối với cuộc đời thông qua hội họa và “Khô Lâu huyễn hí đồ” của ông đã khiến cho không ít người phải “đau đầu” vì hàm ý sâu sắc mà nó chứa đựng.
Được biết, “Khô Lâu huyễn hí đồ” được vẽ trên nền vải của một cây quạt tròn. Dù kích cỡ không quá lớn nhưng các đường nét của nó đều sắc sảo, màu sắc hiện lên vô cùng chuẩn chỉ.
Bộ xương là tâm điểm của bức tranh huyền bí này
Quang cảnh thể hiện trong bức tranh ban đầu được nhận định là rất yên bình, với màu sắc tương sáng giống như cảnh một gia đình đang cùng con xem múa rối. Nhưng nếu nhìn kỹ từng chi tiết, người xem sẽ dần nhận ra được kỳ quái khi nhân vật trung tâm trong bức tranh là một bộ xương mặc quần áo xuyên thấu với dáng ngồi vô cùng thoải mái.
Trước mặt và sau lưng bộ xương có hai người. Phần trước mặt là hình ảnh một đứa trẻ đang bò trên mặt đất và đang bị con rối đầu lâu thu hút. Bên cạnh đứa trẻ là một người phụ nữ với vẻ mặt lo lắng, đang cố ngăn cản cậu bé không chạm vào bộ xương. Phía sau bộ xương lớn là một phụ nữ trẻ, đang cho đứa con của mình bú. Đôi mắt người phụ nữ này toát lên vẻ thanh thản, bình tĩnh.
Người phía sau và phía trước bộ xương
Bình về bức tranh này, một số chuyên gia ngày nay đưa ra giả thiết rằng bộ xương trong bức tranh thực chất chỉ là một phép ẩn dụ đùa cợt về những người ở triều đại nhà Tống và nhà Nguyên. Với việc để người thật và bộ xương (tượng trưng cho cái chết), họa sĩ tài ba Lý Tung đã cho thấy bản chất của cuộc sống khi cho rằng sống chết luôn tồn tại cùng lúc.
Bên cạnh đó, có chuyên gia lại đơn giản cho rằng bức tranh này có liên quan nhiều đến văn hóa thời kỳ Nam Tống. Khi đó, hình ảnh bộ xương thường xuyên được dùng như một hình ảnh để ẩn dụ hài hước về con người. Nhưng trải qua nhiều năm, cách ẩn dụ, ví von này dần bị lãng quên, khiến hậu thế cảm thấy đôi phần ghê rợn và hoang mang.
Phi tần bị chê xấu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Được hoàng đế tôn sùng nhờ khả năng đặc biệt này
Dù có vẻ ngoài xấu xí bậc nhất thiên hạ, nhưng người phụ nữ này vẫn có được hôn nhân viên mãn mà người khác ao ước.
Người Trung Quốc có câu "Xấu như Chung Vô Diệm", ý rằng Chung Vô Diệm đã xấu nhất rồi, không ai xấu hơn được nữa. Nhưng thật ra, Chung Vô Diệm không phải người xấu nhất, người đứng đầu danh sách "xú nữ Trung Hoa" là Mô Mẫu, xấu tới nỗi được ví như quỷ Dạ Xoa. Thế nhưng, bà lại trở thành vợ của Hiên Viên Hoàng Đế, một vị Thánh vương thời cổ đại, người được coi là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa.
Mô Mẫu được miêu tả là xấu như quỷ Dạ Xoa. (Ảnh: Sohu)
Hoàng Đế, họ Công Tôn, tên Hiên Viên, hiệu Hữu Hùng, khoảng 5000 năm trước ông sinh ra tại Giáng Long Hiệp, Tự Nguyên Quan, vùng ven sông Tự Thủy (một nhánh của lưu vực sông Trường Giang) trên cao nguyên Hoàng Thổ thuộc vùng tây bắc Trung Hoa, vào khoảng mùng 02 tháng 02 âm lịch. Từ đó có câu nói trong dân gian về sự may mắn: "mùng 02 tháng 02, rồng ngẩng đầu".
Trong lịch sử văn minh cổ đại có ghi chép về Tam hoàng Ngũ đế, Hoàng Đế là một trong ba vị Tam hoàng, cũng là vị đứng đầu trong Ngũ đế. Tương truyền rằng ông sống ở gò Hiên Viên nên lấy Hiên Viên làm hiệu. Trong lịch sử văn minh cổ đại có ghi chép về Tam hoàng Ngũ đế, Hoàng Đế là một trong ba vị Tam hoàng, cũng là vị đứng đầu trong Ngũ đế.
Mô Mẫu là thứ phi của Hiên Viên Hoàng Đế, bà tuy xấu xí nhưng có tấm lòng đức độ cùng tài trí thông minh. (Ảnh: Sohu)
Hoàng Đế đã đánh bại được sự xâm lược của Xi Vưu nên được các chư hầu tôn làm thiên tử và để ông lên ngôi hoàng đế thay cho Thần Nông. Hoàng Đế định đô tại Hữu Hùng, hết lòng vì sự phồn vinh và phát triển của các bộ tộc. Ông tuyển chọn hiền tài, lập ra các chức quan, cai trị đất nước, phân chia bờ cõi, phân chia ruộng đất, dạy người dân trồng ngũ cốc và rau quả theo mùa, thuần dưỡng vật nuôi. Hoàng Đế và quan thần của ông có rất nhiều phát minh.
Trong cuộc đời mình, Hoàng đế lấy 4 người vợ, đó là Luy Tổ, Phương Lôi Thị, Đồng Ngư Thị, Mô Mẫu, và có tổng cộng 25 người con. Trong số 4 người, Mô Mẫu là phi tần và cũng là người xấu nhất. Trong "Tứ tử giảng đức luận", Hán Vương Tử Uyên có nói: "Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi bộ mặt rỗ chằng chịt. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài xấu xí ấy lại là một người phụ nữ hiền đức, thông minh hơn người. Vì vậy, Hoàng Đế đã kết hôn với Mô Mẫu bởi lòng nhân ái và đức hạnh của bà.
Mô Mẫu còn là người giúp đỡ Hoàng Đế rất nhiều trong việc đánh bại Viêm Đế, diệt Xi Vưu... (Ảnh: Sohu)
Trong "Cửu chương, tích vãng nhật", Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao về đức độ, trí thông minh cũng như là tấm lòng nhân hậu của bà, thậm chí bà còn được nhiều người phụ nữ đương thời kính trọng. Trong một số giai thoại có nói, Hoàng Đế đánh bại Viêm Đế, diệt Xi Vưu, đều có công của Mô Mẫu giúp đỡ. Ngoài ra, Mô Mẫu còn là cánh tay đắc lực của Hoàng Đế khi cùng ngài trải qua 52 trận chinh chiến, hàng phục Thần Nông, bình định thiên hạ, thống nhất 3 đại bộ lạc, kết thúc thời kỳ hỗn mang, kiến dựng quốc gia đầu tiên có chủ quyền trên thế giới. Cũng có giai thoại nói rằng, Mô Mẫu còn là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới làm ra chiếc gương soi. Như vậy, cũng có thể nói Mô Mẫu góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp khai mở một thời đại văn minh trong dân tộc Trung Hoa.
Nhờ đức độ và tài trí của bà, Hoàng Đế đã hết lòng tin tưởng, ca tụng và giao cho bà cai quản hậu cung. (Ảnh: Sohu)
Cũng chính vì đức độ và tài trí của bà, Hoàng Đế đã tin tưởng giao cho bà cai quản hậu cung, còn nhiều lần ca tụng, ngợi khen bà. Người có tài có đức trong thiên hạ thấy nhà vua sủng ái người đàn bà vừa già, vừa xấu nhưng đức hạnh nên lại càng tin tưởng, ra mặt cống hiến.
*Bài viết được tổng hợp từ Sina, Sohu.
Phận đời cung nữ sau khi xuất cung: Không dám lấy chồng, chịu cô độc cả đời Cứ tưởng cuộc đời của các cung nữ sau khi xuất cung sẽ bước sang trang mới tốt đẹp, nhưng thật ra họ đáng thương hơn nhiều. Thời phong kiến ở Trung Quốc, hoàng đế và các phi tần trong hậu cung cần rất nhiều kẻ hầu người hạ. Trong đó, thái giám và cung nữ là những người được chọn để chuyên...