Sáu trở ngại luyện nghe tiếng Anh
Ngoài phát âm sai, từ vựng kém, Hoàng Ngọc Quỳnh cho rằng trở ngại khi luyện nghe tiếng Anh còn là chọn sai tài liệu và thiếu tập trung.
Hoàng Ngọc Quỳnh, sinh năm 1990, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh năm 2017. Năm ngoái, chị giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster (Anh) trị giá 89.000 bảng Anh (khoảng 2,6 tỷ đồng) và là tác giả hai cuốn sách luyện nghe, nói tiếng Anh.
Với kinh nghiệm du học, IELTS 8.0, trong đó Speaking 8.5, chị Quỳnh chỉ ra sáu trở lại khiến người học gặp khó khi luyện nghe tiếng Anh.
Việc luyện nghe tiếng Anh gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Một phần do các bạn không có môi trường để học và thực hành kỹ năng nghe từ sớm, vốn từ vựng hạn chế hay khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn chưa tốt; một phần do bạn không luyện được sự tập trung khi nghe tiếng Anh, và phần còn lại do việc thực hành chưa đúng cách hoặc chưa đủ.
Tôi sẽ lần lượt phân tích các khó khăn kể trên và đưa ra một số giải pháp để phần nào giúp các bạn luyện nghe tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả hơn.
1. Phát âm (Pronunciation)
Cách phát âm của người bản ngữ rất khác so với cách bạn vẫn nói tiếng Anh, khiến bạn bị “lạc” khi nghe, không thể bắt nhịp kịp để hiểu hết những gì họ nói. Trong nhiều trường hợp, vì không thể nghe rõ những câu đầu, bạn sẽ hoang mang và không tập trung được vào phần còn lại của cuộc hội thoại.
Ngoài việc nghe được cách phát âm chuẩn của 44 âm tiếng Anh và thực hành để có thể nói được gần giống như vậy, bạn nên quan tâm đến một số vấn đề khác để luyện nghe tiếng Anh tốt hơn.
Đầu tiên, bạn cần học cách nhấn trọng âm của từ (word stress) chính xác. Việc quen với cách nói có trọng âm, nhấn trọng âm chính xác giúp việc nghe tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn.
Tiếp theo, bạn cần học và thực hành cách nối âm và nói giản lược trong phát âm tiếng Anh (linking and reduction). Đa số từ tiếng Anh có xu hướng được nối với nhau trong các hội thoại theo tốc độ tự nhiên.
Ngoài ra, người bản ngữ cũng thường xuyên rút gọn các từ khi nói (reduction). Điều này giúp họ cảm thấy việc nói (đặc biệt trong giao tiếp đời thường) dễ dàng, hiệu quả và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, thói quen này lại khiến người nghe, đặc biệt là những người có tiếng mẹ đẻ riêng rẽ, không nối với nhau khi phát âm (như tiếng Việt) sẽ cảm thấy khó khăn.
Chị Hoàng Ngọc Quỳnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
2. Từ vựng (Vocabulary)
Nếu đã thực hành nghe tiếng Anh trong thời gian tương đối dài, thậm chí một vài năm, bạn có thể phát âm chuẩn, nhưng vẫn cảm thấy khó hiểu khi nghe tiếng Anh theo nhiều chủ đề, khả năng rất cao là do vốn từ vựng của bạn còn hạn chế.
Video đang HOT
Khi lượng từ vựng không đủ, việc luyện nghe rất khó khăn dù bạn có tập nhiều lần. Bạn cần tích lũy đủ lượng từ vựng cơ bản, thực tế và theo các chủ đề thông dụng. Dĩ nhiên, bạn sẽ không thể học được hàng trăm từ vựng chỉ qua một đêm mà nên học từ từ để tìm phương pháp phù hợp với bản thân. Bạn có thể học từ vựng qua các tình huống giao tiếp, tra từ điển, ghi chép, hoặc qua ngữ cảnh với các bài luyện nghe theo nhiều chủ đề.
3. Sự tập trung (Concentration)
Nếu quá lo lắng về việc phải nghe hiểu hoặc luôn nghĩ về nhiều thứ khác nhau, bạn sẽ lơ đễnh và khó bắt hết các ý mà mình nghe được. Thực ra đây không phải là chuyện của riêng bạn mà là vấn đề của rất nhiều người học tiếng Anh, thậm chí cả những người mà các kỹ năng khác đã khá tốt. Vì vậy, song song với việc học từ vựng và phát âm chuẩn, bạn cần nâng cao sự tập trung khi nghe tiếng Anh.
4. Phương pháp luyện nghe (Listening Methods)
Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy có nhiều cách để thực hành nghe tiếng Anh. Cách nghe nào cùng đúng, trừ luyện nghe một cách thụ động (passive listening only). Trên thực tế, luyện nghe thụ động cũng là một cách thực hành kết hợp cho việc học tiếng Anh khá tốt. Bạn có thể chỉ nghe mà không cần phải hiểu, hay theo cách nói dễ hiểu của nhiều người chính là “tắm tiếng Anh”. Cách thực hành này giúp não bộ làm quen với âm điệu, ngữ điệu, từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh và giúp cho việc học dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu luôn nghe tiếng Anh một cách thụ động, bạn có thể cảm giác như mình hiểu hết những gì nghe thấy nhưng đó chỉ làm cảm giác. Bởi thực tế, bạn không chủ động “nạp” từ vựng, ngữ pháp và các cách phát âm đó vào đầu mà chỉ mới “làm quen” với chúng. Thậm chí, việc nghe thụ động còn “tai hại” tới mức, bạn dần hình thành thói quen nghe mà không cần hiểu. Điều này đồng nghĩa với việc dần dần bạn không có phản xạ nghe hiểu tiếng Anh.
Bạn cần kết hợp cả hai phương pháp thực hành nghe bằng cách thường xuyên nghe chủ động, hiểu những gì mình nghe được, từng chút một. Khi thực hành nghe thụ động kết hợp với chủ động đủ lâu, tiếng Anh sẽ “ngấm” dần vào não bộ của bạn.
Các từ, cụm từ và các câu tiếng Anh có tần suất được sử dụng nhiều nhất được lặp đi lặp lại trong đầu tới khi bạn có thể sử dụng được chúng. Khi đó, bạn bắt đầu có khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh, nói ra được tiếng Anh và dần “phản xạ nghe hiểu” với các bài nghe với tốc độ nhanh dần.
Chị Hoàng Ngọc Quỳnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
5. Tài liệu luyện nghe (Listening Materials)
Nếu bạn chọn tài liệu nghe quá khó hoặc quá dễ (việc này liên quan tới tốc độ nghe và từ vựng sử dụng trong bài nghe) thì khả năng nghe sẽ khó được cải thiện.
Nếu tài liệu nghe quá khó, bạn sẽ không thể hiểu được những gì nghe được, do đó dễ dàng từ bỏ việc học tiếng Anh. Một số người bạn của mình muốn tăng khả năng nghe “thần tốc” đã chọn cách nghe tin tức từ CNN, CNBC và xem phim không phụ đề. Các bạn ấy đều thất bại trong việc cải thiện khả năng nghe, vì các tài liệu này thực sự là vượt xa trình độ khi đó.
Ngược lại, nếu tài liệu luyện nghe quá dễ, khả năng nghe của bạn sẽ chỉ dừng chân tại chỗ. Bạn có thể cảm thấy các video dạy tiếng Anh khá dễ nghe có tốc độ nói khá chậm, từ vựng đơn giản hướng vào người học. Nếu không bước ra khỏi “vùng an toàn”, bạn sẽ không thể hướng tới việc nghe hiểu các bản tin tiếng Anh hay xem phim không cần dùng phụ đề.
Cách chọn tài liệu:
- Tài liệu nghe mức trung bình, giúp bạn hiểu 70-80%. Bạn cũng có thể chọn các tài liệu “siêu khó” để thách thức khả năng nghe như đã đề cập bên trên, nhưng chỉ nên sử dụng khi đã hiểu sơ nội dung bằng việc xem transcript hoặc học trước từ mới.
- Tài liệu nghe thuộc các lĩnh vực bạn hiểu hoặc chủ đề quan tâm, hứng thú. Việc này rất quan trọng vì chí ít bạn cũng hiểu ít nhiều hoặc đoán biết được nội dung đang được nói tới. Việc bắt đầu bằng những thứ khiến bạn muốn tiếp tục nghe, xem, đọc sẽ là điểm khởi đầu thuận lợi trong hành trình học tiếng Anh đầy khó khăn.
6. Động lực (Motivation)
Trở ngại cuối cùng với nhiều bạn trong việc thực hành nghe tiếng Anh nói riêng và học các kỹ năng tiếng Anh nói chung chính là thiếu động lực học tập. Khi nghe không hiểu, bạn thường chán nản, mất động lực và từ bỏ.
Thực ra, tiếng Anh cần rất nhiều thời gian luyện tập để có thể thuần thục, không phải chỉ sau vài ngày chăm chỉ luyện tập là đủ. Đặc biệt trong một môi trường không nói tiếng Anh, việc nghe hiểu ngôn ngữ này sẽ mất thời gian dài.
'Em phát âm không chuẩn, đừng đọc sách tiếng Anh cho con'
Khi chồng nói rằng tôi phát âm nhiều từ không chuẩn, đừng đọc sách tiếng Anh cho con, tôi thấy tự ti và nhường luôn việc đọc sách cho chồng.
Tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại của một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, tôi rất tự tin với vốn tiếng Anh của mình. Vì thế, thời gian đầu khi con tập nói, tôi rất thích đọc sách tiếng Anh cho con.
Khi nhìn thấy hai mẹ con ê, a, chồng tôi quan sát, không nói gì. Khi con ngủ, anh ấy mới nói: "Em phát âm nhiều từ không chuẩn, đừng đọc sách tiếng Anh cho con nữa kẻo con bé cũng quen kiểu phát âm đó là hỏng đấy".
Chỉ vì nhìn xung quanh
Thái độ nghiêm túc của chồng khiến tôi không khỏi tự ti. Tôi giật mình nhìn lại mình thì thấy cũng có phần đúng thật. Chúng tôi học ở trường về mặt dịch thuật và kiến thức có thể nói rất tự tin, nhưng phần ngữ âm vẫn khá hạn chế. Chưa kể, sau thời gian đi làm, không sử dụng tiếng Anh nhiều, phản xạ nói cũng kém dần.
Bị hấp dẫn bởi những sách tiếng Anh được thiết kế đa dạng, phù hợp với trí tò mò của trẻ, nhiều lần tôi muốn đọc cho con nhưng chồng tôi đều rất nghiêm túc nhắc nhở. Mỗi lần như vậy tôi vô cùng bực bội.
Rồi anh dẫn chứng: "Bạn anh làm dự án nhiều với đối tác, nói tiếng Anh thường xuyên nhưng cũng không dám dạy con. Cậu ấy phải thuê thầy về dạy đấy. Em không hiểu cái cây hỏng từ gốc thì sau này có muốn sửa cũng không sửa được".
Sách tiếng Anh cho trẻ em hiện nay rất đa dạng.
Tôi nín nhịn và tự mình quanh sát xung quanh thì thấy những vấn đề anh nói có vẻ đúng. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp tôi cũng không tự dạy con tiếng Anh, dù có biết ở mức độ khác nhau. Vì thế, tôi đành thuận theo chồng, chỉ anh ấy mới có thể hướng dẫn con nói tiếng Anh.
Khi con 3 tuổi, tôi đã chọn 1 trường quốc tế để con được giao tiếp tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Phải bỏ ra số tiền đắt đỏ như thế nhưng quan sát của tôi, con cũng chỉ cần nghe nhiều bài hát tiếng Anh, chơi thông qua các trò chơi là có thể tiếp thu rất nhanh. Nhiều lần hứng chí, tôi hát tiếng Anh theo con, thấy sai, con sửa luôn cho mẹ.
Nhưng phải đến lúc 4 tuổi, tham gia vào các diễn đàn về dạy song ngữ, dạy tiếng Anh cho con, tôi mới nhận ra mình đã bỏ lỡ giai đoạn vàng về học ngôn ngữ của con thế nào. Và tôi đành khắc phục cho con thứ 2.
Cha mẹ là người thầy vĩ đại nhất
Câu nói "Cha mẹ là người thầy vĩ đại nhất" luôn đúng. Thầy giáo tiếng Anh, Quang Anh - một giáo viên nghiên cứu sâu trong phát âm chuyên sâu - lại khuyên phụ huynh nếu chỉ biết một chút tiếng Anh thôi cũng có thể dạy tiếng Anh cho con như bình thường.
Theo phân tích này, lợi ích của việc cha mẹ đồng hành cùng con cái trong việc học tiếng Anh sẽ được lợi nhiều hơn so với những hạn chế. Bởi trẻ được lặp đi lặp lại hàng ngày một thứ ngôn ngữ mà bố mẹ đều hứng thú, kiến thức đó sẽ thấm dần vào con.
Anh lấy ví dụ, mẹ bảo "give me a "bâu" (bowl)" và trẻ đưa cho mẹ cái bát - trẻ đã sử dụng được tiếng Anh trong thực tế.
Lời khuyên của nhiều chuyên gia rằng, phụ huynh đừng quá "gồng mình" mà hãy để tự nhiên. Hãy coi tiếng Anh là công cụ giao tiếp. Nếu bố mẹ khuyến khích con sử dụng tiếng Anh thì khi gặp người nước ngoài, con sẽ tự tin nói chuyện với những gì mình đã giao tiếp được hàng ngày.
Mặt khác, con cái được giao tiếp với bố mẹ hàng ngày thông qua ngôn ngữ, hành động sẽ tăng khả năng kết nối tình cảm và có động lực để bản thân bố mẹ cũng liên tục hoàn thiện để dạy con. Điều này tốt hơn rất nhiều so với việc để cho con xem tivi, iPad bằng tiếng Anh một cách thụ động. Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, việc xem quá nhiều những thiết bị smartphone, tivi khiến trẻ bị bệnh tự kỷ. Đừng nghĩ cho con xem đi xem lại chương trình tiếng Anh, phát âm chuẩn là con sẽ nói theo.
Quay lại trường hợp nhà tôi, sau khi tự mình tìm nhiều tài liệu, diễn đàn và ý kiến của chính các thầy cô dạy tiếng Anh, tôi đã tự tin nói chuyện với con mình hơn. Nhiều khi sai "té le" và được cháu sửa lại. Con nhất định nói "mẹ nói sai kìa", thế là mẹ và con cùng nghe lại. Ừ nhỉ, mẹ nói sai. Cả hai cùng cười và con rất thích được "dạy" mẹ, và đó là động lực cho cả hai mẹ con đấy.
Có lần, cả nhà đang đi dạo hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), con tự nhiên chạy tới bắt chuyện với cặp vợ chồng người Mỹ. Con cố gắng chào và hỏi thăm họ. Con nói vẫn còn vấp nhưng lại được họ khuyến khích nên con nói nhiều hơn và điều này trở thành kỷ niệm vô cùng đáng nhớ với cháu.
Mới sinh con thứ 2 được vài tháng, nhưng tôi cũng tự xây dựng cho mình một kế hoạch đồng hành cùng con quan những trang sách. Miễn sao, con thích sách, bố mẹ cũng có trò để cùng chơi với con là phần nào "hội nhập" rồi các bố mẹ ạ. Còn bé thì dễ điều khiển, lớn hơn chút rồi, việc dạy con sẽ vất vả hơn nhiều.
Có thể bạn nói chưa đúng, phát âm đúng, nhưng qua quá trình bạn sẽ tự hoàn thiện bản thân, ngay cả khi đồng hành cùng con. Đó cũng là cách mình học.
Đừng ngại đọc sách tiếng Anh cho con ngay từ hôm nay. Bạn sẽ giúp trẻ tự tin hơn, học giỏi hơn, trải nghiệm hơn và tiếng Anh của bố mẹ cũng sẽ tốt hơn nhiều đấy.
Hãy chia sẻ cách đọc sách cùng con, giúp con thích đọc sách về địa chỉ email: toasoan@zing.vn.
Ba lý do người Việt phát âm tiếng Anh sai Theo thầy giáo Quang Nguyen, để phát âm tiếng Anh chuẩn, bạn cần biết cách nói đúng giai điệu (rhythm), ngữ điệu (intonation), nối âm (connected speech). Nhưng trước hết, bạn phải đọc từ khóa cho chính xác. Đây là yêu cầu cơ bản nhất, nhưng nhiều người Việt không thực hiện được. Dưới đây là ba lý do chính khiến bạn phát...