Sau TikTok, đến lượt Tiki bị mạo danh nhắn tin tuyển dụng để lừa đảo người dùng
Qua hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác với đầu số 5656, thời gian gần đây nhiều người dân đã phản ánh việc họ nhận được tin nhắn giả mạo trang thương mại điện tử Tiki để tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo.
Ngày 5/5, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã cảnh báo hiện tượng giả mạo trang thương mại điện tử Tiki nhắn tin tuyển dụng nhằm mục đích lừa đảo
Cụ thể, Trung tâm VNCERT/CC cho biết, theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656, đơn vị này đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc họ nhận được tin nhắn iMessage với nội dung: “TIKI shop cần tuyển nhân viên làm việc tại nhà!!! Số lượng có hạn chỉ 50 người. Công việc: Xử lý đơn hàng trên nền tảng ứng dụng. Yêu cầu độ tuổi : 23 tuổi. Thu nhập 280k 1200k. Nhận tiền trong ngày. Liên hệ zalo: zalo.me/84921394027 zalo: 84921394027″.
VNCERT/CC khuyến nghị khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, người dân cần phản ánh ngay để Trung tâm kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
Nội dung các tin nhắn đa phần đều giống nhau. Các lời mời gọi với mức thu nhập được đề nghị từ 300.000 đồng – 1.200.000 đồng/ ngày. Sau giãn cách, nhu cầu tìm việc của người dân ngày một tăng cao với mục đích cải thiện thu nhập. Nắm bắt được điều này, nhiều cá nhân, đơn vị đã lợi dụng để giả mạo trang thương mại điện tử Tiki để đưa ra những lời mời tuyển dụng hấp dẫn. Do đó, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân nên thận trọng với tất cả các nội dung, bài đăng tuyển dụng có yêu cầu để lại thông tin cá nhân, đóng phí, đặt cọc nhận thưởng… mà không thông qua các tài khoản và kênh thông tin chính thức của Tiki.
Video đang HOT
Trung tâm VNCERT/CC cũng lưu ý thêm, hiện nay, trang thông tin tuyển dụng chính thức của Tiki trên Fanpage là facebook.com/tikicareers và website là tuyendung.tiki.vn. “Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị người dân phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm VNCERT/CC qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website chongthurac.vn để chúng tôi kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý”, đại diện Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị.
Trước đó, vào trung tuần tháng 4, Trung tâm VNCERT/CC cũng đã có cảnh báo về hiện tượng các đối tượng giả mạo Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên để đến nhiều người dân với mục đích lừa đảo. Theo nhận xét của đơn vị này, với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn trên chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên, với những người dễ tin, các dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ bị dụ dỗ tham gia vào đường dây đa cấp có quy mô lớn. Với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà, lương cao, không ít người đã bị vướng vào những công việc đa cấp này.
Xa hơn, hồi cuối năm ngoái, Trung tâm VNCERT/CC cũng đã cảnh báo việc nhiều người dân bị các thuê bao điện thoại 0582856xxx, 0566439xxx, 0584040xxx, 0584711xxx… gửi tin nhắn lừa đảo mạo danh Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cũng trong tháng 12/2021, Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận hàng loạt phản ánh của người dân về việc họ nhận được tin nhắn mạo danh các ngân hàng ACB, Sacombank, TPBank… để lừa người dùng truy cập vào các website giả mạo trang giao dịch điện tử của ngân hàng, từ đó đối tượng xấu chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Trong vài năm gần đây, tại Việt Nam, vấn nạn lừa đảo trực tuyến trở nên phức tạp với những con số thiệt hại ngày càng lớn. Đặc biệt, trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã khiến các tổ chức, cá nhân sử dụng Internet nhiều hơn để học tập, làm việc và giao dịch. Do đó, các vụ lừa đảo trực tuyến có chiều hướng gia tăng rõ rệt tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Ngoài việc lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân thì giả mạo các tổ chức tài chính – ngân hàng để lừa đảo trực tuyến là nổi cộm hơn cả. Cục An toàn thông tin cho rằng, điểm khó khăn nhất chính là nhiều người sử dụng còn hạn chế về kỹ năng số, kỹ năng an toàn thông tin nên dễ bị lừa gạt.
Để đẩy mạnh truyền thông, cung cấp, phổ biến kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác theo quy định tại Nghị định 91 năm 2020 của Chính phủ, từ trung tuần tháng 11/2021, Trung tâm VNCERT/CC đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác tại địa chỉ chongthurac.vn. Việc đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử này cũng nhằm hỗ trợ tốt hơn các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tiếp cận với các hệ thống kỹ thuật được yêu cầu triển khai bắt buộc của Nghị định 91, bao gồm: Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo; hệ thống quản lý tên định danh quốc gia…
Cận Tết Nguyên đán 2022, người dùng iPhone lại nhận tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo
Nhiều người dùng iPhone tại Việt Nam đã thông tin tới hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656 về việc họ nhận được tin nhắn spam trên iMessage giới thiệu công việc đa cấp, có dấu hiệu lừa đảo.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa cho biết, qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), cơ quan này đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn spam trên iMessage có dấu hiệu lừa đảo về việc giới thiệu công việc đa cấp.
Tin nhắn spam trên iMessage có dấu hiệu lừa đảo về việc giới thiệu công việc đa cấp.
Cụ thể, VNCERT/CC cho hay, sau một thời gian tạm lắng, thời gian cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, vấn nạn tin nhắn spam trên iMessage bắt đầu quay trở lại và làm phiền không ít người dùng iPhone. Nếu như trước đây, nội dung những tin nhắn này thường xoay quanh việc quảng cáo đánh bạc, chơi bài trực tuyến, rút tiền tỷ thì giờ đây nhiều người dùng lên tiếng về việc nhận được quá nhiều những tin nhắn spam giới thiệu công việc đa cấp.
Nội dung các tin nhắn spam trên iMessage đa phần giống nhau. Các lời mời gọi đánh vào tâm lý thời gian cận Tết, nhiều người sẽ có nhu cầu làm thêm để có tiền mua sắm. Các đối tượng gửi tin nhắn đã đưa mức lương cao ngất ngưởng lên đến 36 triệu đồng/tháng để dụ người dùng quan tâm đến công việc đa cấp mà chúng giới thiệu. Thậm chí các đối tượng còn khẳng định trong tin nhắn về việc đảm bảo mỗi ngày làm nhận được ít nhất 800.000 đồng.
Theo phân tích của các chuyên gia VNCERT/CC, với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn chỉ làm cho họ thấy phiền phức. Tuy nhiên, đối với những người dễ tin, những dòng tin nhắn spam giới thiệu công việc này lại khiến họ dễ "đâm đầu" vào đường dây đa cấp với quy mô lớn.
Thực tế, với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà, lương cao, không ít người bị vướng vào những công việc đa cấp. Khi người dân chủ động liên lạc với những số điện thoại Zalo được cung cấp, một vài tài khoản đã bị Zalo khoá do nghi ngờ lừa đảo.
Người dùng có thể sử dụng tính năng "Lọc người gửi không xác định" để chặn tin nhắn spam trên iMessage.
Cách xử lý tin nhắn spam trên iMessage là người dùng có thể sử dụng tính năng "Lọc người gửi không xác định". Truy cập vào phần Settings (Cài đặt) / Messages (Tin nhắn), sau đó kích hoạt ON ở tùy chọn Filter Unknown Senders (lọc người gửi không xác định).
"Sau khi bật tính năng này, iMessage sẽ không hiển thị thông báo và chuyển tin nhắn của những người gửi không nằm trong danh bạ vào một thư mục riêng biệt. Tính năng này cơ bản không thể ngăn chặn việc nhận các tin nhắn này mà chỉ phần nào giúp giảm bớt phiền toái cho người dùng", Trung tâm VNCERT/CC thông tin thêm.
Trung tâm VNCERT/CC cũng khuyến nghị người dùng cần nâng cao cảnh giác, thận trọng với tin nhắn spam mời gọi làm việc, đầu tư kiếm tiền trong thời gian giáp Tết Nguyên đán, tương tự như những tin nhắn trên để tránh "tiền mất tật mang".
Liên quan đến việc đảm bảo an toàn thông tin mạng trong các dịp nghỉ Tết năm nay, ngày 30/12/2021, Bộ TT&TT đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông và các tổ chức tài chính, ngân hàng triển khai một số nhiệm vụ nhằm tăng cường công tác này.
Bởi lẽ, theo nhận định của Bộ TT&TT, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu làm việc, hoạt động trên mạng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tấn công mạng ngày càng lớn với quy mô phức tạp và khó lường. Đặc biệt, trong các dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các đối tượng lợi dụng sự lơ là để tấn công, phát tán thông tin xấu độc.
Amazon cảnh báo lừa đảo tuyển dụng tại Việt Nam Kẻ xấu mạo danh Amazon để thực hiện tuyển dụng, song trên thực tế là lừa đảo người nhẹ dạ. Amazon Global Selling gửi thông tin đến báo chí cho hay, doanh nghiệp này nhận được các báo cáo từ cộng đồng rằng một người hoặc một nhóm người đang sử dụng tên tuổi Amazon hoặc mạo nhận là nhà tuyển dụng của...