Sáu tiểu thuyết thiếu nhi giúp tăng từ vựng tiếng Anh
Nếu muốn học từ vựng liên quan đến tình bạn, bạn không nên bỏ qua tiểu thuyết thiếu nhi James and the Giant Peach và Charlotte’s Web.
Đọc sách được coi là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để học ngoại ngữ, đặc biệt là xây dựng vốn từ vựng. Với những người mới học tiếng Anh, muốn làm quen với đọc sách, tiểu thuyết thiếu nhi là lựa chọn tốt vì loại sách này có độ khó ngôn ngữ phù hợp, nội dung trực quan và cốt truyện dễ hiểu.
Sau đây là sáu tiểu thuyết thiếu nhi bằng tiếng Anh để bạn nâng cao vốn từ vựng.
Charlotte’s Web (Mạng nhện của Charlotte) – E.B. White
Tiểu thuyết thiếu nhi kinh điển của E. B. White, xuất bản năm 1952, được yêu thích bởi nhiều thế hệ bạn đọc, gồm cả trẻ em và người lớn. Truyện kể về tình bạn giữa chú lợn nông trại Wilbur và người bạn nhện Charlotte. Khi Wilbur bị gia đình chủ nông trại lên kế hoạch làm thịt, Charlotte đã dùng mạng nhện để viết những thông điệp đề cao Wilbur với gia đình chủ, hy vọng cứu bạn. Đây là câu chuyện phù hợp với cảm xúc của cả trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành.
Câu chuyện thành công đến mức vào năm 2000, tạp chí Publishers Weekly đã đánh giá Charlotte’s Web là tiểu thuyết thiếu nhi bán chạy nhất mọi thời đại. Qua Charlotte’s Web, bạn sẽ học được nhiều từ vựng, như “blissful” (tột cùng hạnh phúc), “enchanted” (như có phép thuật), “amused” (thấy vui vẻ, được tiêu khiển)…
Charlie and the Chocolate Factory (Charlie và nhà máy Chocolate) – Roald Dahl
Xuất bản năm 1964, Charlie and the Chocolate Factory kể về cậu bé Charlie nghèo khổ. Một ngày, cậu nhận được “tấm vé vàng” tham quan nhà máy Chocolate diệu kỳ của Willy Wonka. Tuy nhiên, chuyến tham quan không như dự kiến của Charlie khi bi kịch lần lượt xảy ra với những bạn đồng hành tham lam của cậu. Dù vậy, Charlie và ông của cậu đã tận hưởng một ngày ở đây, xem toàn bộ nhà máy Chocolate bí ẩn và ăn rất nhiều kẹo.
Bạn đọc sẽ học được nhiều từ mới như “enormous” (to lớn vĩ đại), “dozing” (ngủ gật), “scrumptious” (vô cùng ngon)…
James and the Giant Peach (James và quả đào khổng lồ) – Roald Dahl
Xuất bản năm 1961, James and the Giant Peach kể về một cậu bé mồ côi người Anh tên James. Trong chuyến phiêu lưu với những người bạn côn trùng to lớn trên một quả đào khổng lồ trên biển, James phải học cách tồn tại khỏi nhiều thử thách, ví dụ cá mập tấn công. Cuối cùng, James nhận ra quả đào khổng lồ đang đưa cả nhóm đến thành phố New York, Mỹ, nơi cậu có thể bắt đầu một cuộc đời mới hạnh phúc hơn.
Qua câu chuyện, bạn sẽ học thêm những từ ngữ James đã dùng trong suốt cuộc hành trình, như “jiffy” (nhanh chóng), “nuisance” (một người phiền phức), “ramshackle” (xập xệ)…
Cuốn tiểu thuyết James and the Giant Peach. Ảnh: Jam Art Prints
The Lion, the Witch and the Wardrobe (Sư tử, Phù thủy, và cái tủ áo) – C.S. Lewis
Đây là quyển sách đầu tiên của bộ truyện nổi tiếng The Chronicles of Narnia (Biên niên sử Narnia), được xuất bản vào năm 1950. Truyện kể về bốn đứa trẻ nhà Pevensie được di tản về miền quê Anh trong thế chiến thứ hai.
Video đang HOT
Trong một ngày khám phá căn nhà này, Lucy, em út trong bốn anh chị em, bước vào một cái tủ áo và vô tình lạc vào thế giới pháp thuật Narnia. Lucy sau đó dẫn các anh chị vào thế giới này và tất cả bước vào cuộc phiêu lưu để giải phóng thế giới Narnia khỏi phù thủy Trắng độc ác.
Qua cuộc phiêu lưu của bốn anh chị em Pevensie, bạn sẽ học được nhiều từ mới như “muffler” (khăn quàng cổ), “inquisitive” (ham học hỏi), “jollification” (ăn mừng, vui vẻ)…
Bridge to Terabithia (Đường tới Terabitha) – Katherine Paterson
Đây là câu chuyện xúc động về hai em nhỏ lớp 5, Jess và Leslie, cùng thế giới tưởng tượng của các em trong khu rừng gần nhà tên là Terabithia. Một ngày, khi Jess đi vắng, Leslie đi vào khu rừng một mình và gặp tai nạn. Bạn đọc sẽ học nhiều từ vựng thú vị như “worship” (thờ cúng), “scalding” (rất nóng, rất mạnh), “cliff” (mỏm đá)…
Alice’s Adventures in Wonderland (Alice ở xứ sở diệu kỳ) – Lewis Carroll
Quyển tiểu thuyết này của nhà văn Lewis Carroll, được xuất bản năm 1865, vẫn có ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng. Những năm qua, nhiều ấn bản và phim chuyển thể tiếp tục được sản xuất dựa trên nguyên tác này.
Truyện kể về cô bé Alice một hôm đang ngồi cạnh chị gái bên bờ sông thì thấy chú thỏ lạ kỳ và đuổi theo. Qua đó, Alice lạc đến một thế giới pháp thuật diệu kỳ có tên Wonderland, nơi bé phải trải qua nhiều cuộc phiêu lưu để tìm đường về nhà.
Với sự nổi tiếng từ những năm 1860, Alice’s Adventures in Wonderland đã để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa Anh, đặc biệt về mặt ngôn ngữ. Những cách nói như “down the rabbit hole”, diễn tả một cơ hội, một cuộc phiêu lưu không ngờ tới, đã đi vào văn hóa đại chúng Anh.
Bạn đọc còn có thể tìm thấy nhiều cách diễn đạt, từ vựng quen thuộc trong tiếng Anh, ví dụ “shrinking” (thu nhỏ), “eagerly” (hăng hái), “remarkable” (đáng chú ý, đáng kể)…
'Bạn chỉ tưởng là mình đang rất cố gắng'
Vì sao cố gắng mãi mà không đạt được kết quả như ý? Vì sao ngày nào cũng bận bịu mà chẳng thu được gì? Trong khi đó, có những người đang thực sự sống cuộc sống mà bạn mong muốn.
Bạn chỉ tưởng là mình đang rất cố gắng của tác giả Lý Thượng Long là tác phẩm viết về những trăn trở, băn khoăn của chính tác giả cũng như nhiều người trẻ khác về cuộc sống, sự nghiệp. Cuốn sách mang đầy hơi thở cuộc sống, phản chiếu những suy nghĩ và khát vọng của lứa tuổi thanh niên bồng bột nhưng tràn đầy nhiệt huyết.
Được sự đồng ý của Nhã Nam, Zing đăng trích một phần cuốn sách.
Bạn chỉ trông có vẻ rất cố gắng mà thôi
Một lần ở trên lớp, có một cô bé ủ rũ nói với tôi: "Thầy ơi, em thi tiếng Anh cấp 4 đến lần thứ tư rồi, vẫn trượt, rốt cuộc là tại sao ạ?".
Tôi hỏi: "Em đã luyện đề chưa? Học thuộc từ vựng chưa?".
Cô bé lấy ra tập đề thi đã làm đến rách bươm, trả lời tôi: "Em thậm chí còn thuộc đáp án tất cả các đề mục mà thầy đã giảng, em cố gắng đến thế rồi, tại sao vẫn thi trượt hả thầy?".
Đây là một học sinh để lại cho tôi ấn tượng đặc biệt sâu sắc, thực ra kỳ thi tiếng Anh cấp 4 cực kỳ đơn giản, nghe nói, tỷ lệ thi đỗ hàng năm hơn 80%, mười mấy phần trăm thi trượt kia, còn bao gồm cả những học sinh không được cộng điểm gì và những em chẳng thèm học hành gì.
Tôi thầm nhủ, một người phải có "nghị lực" đến nhường nào mới có thể giữ mình ở mãi trong nhóm mười mấy phần trăm đó, đã thế lại còn liên tiếp bốn lần thi trượt nữa chứ.
Thế nhưng, khi nhìn cuốn vở ghi chép kín đặc của học sinh này, tôi lại nghĩ, trông có vẻ rất cố gắng đấy, chẳng có lý nào lại thi trượt cả, liệu có phải đầu óc cô bé này có vấn đề gì không.
Nói chuyện môt hồi lâu, vẫn không hiểu. Cảm giác này giống như một bác sĩ biết bệnh nhân của mình có bệnh, nhưng lại không biết chữa trị cho anh ta thế nào vậy.
Vì sao cố gắng mãi mà vẫn không đạt kết quả như ý? Ảnh: ClusterCenter.
Vì thế, tôi đành phải giở chiêu này: "Em đã cố gắng như thế rồi, yên tâm đi, lần sau chắc chắn sẽ qua được." Cô bé ấy ngượng nghịu nói: "Mong rằng thế ạ".
Trên thế giới này, không có kết quả nào mà không có nguyên nhân cả, dù lúc này không nhìn ra được nguyên nhân, thì nhất định nó cũng vẫn tồn tại ở đâu đó. Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi gặp cô bé ấy, cô bé không bao giờ xuất hiện trong lớp học của tôi nữa.
Thế là, hôm ấy, tôi đến bên cạnh chỗ cô bé ngồi, chỉ vào chỗ trống hỏi cô bé ngồi cạnh: "Em có quen bạn ấy không?.
Cô bé kia đáp: "Quen ạ, bạn ấy học cùng lớp em".
Tôi nói: "Tại sao bạn ấy suốt ngày bỏ học vậy? Đến có đúng một lần".
Cô bé kia cười cười: "Bạn ấy có nhiều việc lắm ạ".
Cũng ngày hôm đó, tôi đã tìm ra được nguyên nhân căn bệnh. Cô bé này là chủ tịch hội học sinh, đồng thời còn kiêm chủ nhiệm của mấy câu lạc bộ, rất tích cực tham gia tổ chức các hoạt động, cũng có rất nhiều bạn bè. Việc duy nhất mà cô không có thời gian để làm, chính là ở một mình.
Nhưng học tiếng Anh thực ra là một việc rất cần ở một mình. Còn cô bé ấy thì chỉ làm một bộ đề mẫu, vội vội vàng vàng đối chiếu đáp án, sau đó lao ra khỏi phòng tự học để tiếp tục lo các việc của hội học sinh.
Về bộ đề mẫu ấy trong đầu cô cũng chỉ nhớ được rằng "mình đã cố gắng luyện đề mẫu như thế", ngoài ra chẳng còn gì khác, cũng giống như việc cô bé ấy đã khoe với rất nhiều người là mình đi học ở lớp này, nhưng gần như chẳng bao giờ đến lớp; cũng giống như việc cô tìm rất nhiều người hỏi thăm cách thức học tiếng Anh, nhưng chẳng bao giờ thực sự ghi nhớ điều gì vào đầu.
Lừa người khác rất dễ, lừa bản thân mình càng dễ, thế nhưng, lừa cả thế giới này thì hơi khó
Tôi nhớ có một cô bé tên là Tiểu Bạch, lúc nào cũng thích tôi giới thiệu cho một số tên sách và tên phim, hơn nữa lại còn yêu cầu phải thật phong cách, vì thế, mỗi lần tôi đọc sách xong đều mang đến cho cô đọc.
Mỗi lần cô đọc xong, đều viết một weibo, bên dưới có vô số người "like". Có lần, trong lúc nói chuyện phiếm với cô, tôi hỏi: "Nói anh nghe, quyển sách lần trước đọc xong em có nhớ gì không?".
Cô đáp: "Em quên hết rồi." Về nhà, thấy cô lại khoe trên WeChat là vừa đọc xong một cuốn sách, tôi vội "like" ngay bài viết ấy.
Một người bạn khác tên là Tiểu Lộ, rất thích đến phòng tự học, vả lại mỗi lần lên WeChat đều sẽ đọc được bài của cô: Dạo này mệt lắm; Sắp thi đến nơi rồi, Chỉ còn cố mấy ngày nữa thôi; Đi sớm về muộn...
Nhiều người luôn thức khuya dậy sớm nhưng việc chính lại là lướt điện thoại. Ảnh: Busy.
Cuộc sống mà cô mô tả, lúc nào cũng đầy trắc trở, đầy cố gắng. Cuộc sống mà cô trưng ra cho người khác nhìn vào, lúc nào cũng đầy năng lượng tích cực. Thế nhưng, cái gì không qua được, thì vẫn là không qua được.
Kết quả thi cử của cô dường như luôn trắc trở, và bất lực. Bởi xét cho cùng, mọi sự cố gắng không phải để cho người khác nhìn, quan trọng là những cố gắng ấy có thực sự chạm đến được nội tâm của mình hay không, có giúp nâng cao bản thân lên hay không.
Một lần nọ, tôi cùng cô đi tự học, thấy cô mang theo nào sách kế toán, sách tiếng Anh, đề luyện thi... còn có cả điện thoại di động nữa. Cả một buổi sáng cô hết lên WeChat, lại lướt weibo.
Kiểu cố gắng này, thực ra chỉ là trông có vẻ cố gắng mà thôi. Trông bề ngoài ngày nào cũng thức khuya, nhưng lại chỉ cầm điện thoại like dạo; trông bề ngoài đi học thật sớm, nhưng trong giảng đường lại chỉ ngủ bù giấc đêm hôm qua; trông bề ngoài ngồi cả ngày trong thư viện, nhưng thực ra chỉ bần thần suốt cả một ngày; trông bề ngoài là đến phòng tập gym, nhưng chỉ để bắt chuyện với mấy anh đẹp trai, mấy nàng xinh gái.
Đối với bất kỳ việc gì, điều quan trọng là chất lượng thời gian bạn đầu tư vào nó. Ảnh: EY.
Ở bên cạnh chúng ta, luôn có một số người ghi chép rất nghiêm túc, nhưng kết quả học tập lại không được tốt lắm, cũng có những người thành tích học tập cực tốt, nhưng trông bề ngoài lại chẳng nghiêm túc gì cả.Rất nhiều người, định nghĩa loại thứ hai là người thông minh, thực ra, bọn họ chỉ là những người có thể gạt bỏ được mọi cám dỗ trong lúc học tập, toàn tâm toàn ý cố gắng, tuy là những cố gắng ấy người khác không nhìn thấy được, nhưng trong thời gian học tập, họ không hề phân tán.
Những cố gắng này, không nhất thiết phải để người khác biết, có lúc, giữa đêm khuya bạn cũng than thở thế giới này thật bất công, tại sao người nào đấy trông có vẻ chẳng mấy khi học hành, cuối cùng lại có thành tích tốt như thế.
Thế nhưng, ở đằng sau, bọn họ và bạn rốt cuộc đã làm những gì? Cuộc sống của bạn và cuộc sống của bạn mà mọi người nhìn thấy, có đồng nhất hay không?
Vì vậy, bạn có chắc rằng, thời gian được gọi là cố gắng ấy, bạn đã thực sự động não chưa? Thực sự chuyên tâm vào công việc chính hay chưa? Thực sự có không thẹn với lòng mình không? Hay là, bạn chỉ trông có vẻ như rất cố gắng mà thôi.
Ai bảo TikTok "nhí nhố" thì thử xem ngay 3 kênh kiến thức này, đảm bảo quay ngoắt 180 độ đổi ý ngay lập tức TikTok giờ đây cũng được rất nhiều thầy cô giáo trẻ trung năng động chọn làm bến đỗ để "rót mật" tri thức, liệu bạn dã biết cách tận dụng nguồn tài nguyên quý giá này? Thời gian trở lại đây, TikTok ngày càng thể hiện được sự bành trướng của mình trên bảng xếp hạng các mạng xã hội hot nhất thế...