Sáu thực phẩm lên men tự nhiên chứa nhiều lợi khuẩn probiotic
Probiotic là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.
Probiotic được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm trầm cảm và tăng cường sức khỏe của tim. Một số bằng chứng cho thấy các loại vi khuẩn có lợi này còn giúp bạn có một làn da đẹp hơn.
Ngoài các chất bổ sung có chứa các probiotic thì bạn có thể bổ sung cho cơ thể dưỡng chất này thông qua những thực phẩm lên men lành mạnh sau đây.
Sữa chua được làm từ sữa đã lên men bởi các vi khuẩn thân thiện, chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria, là một trong những nguồn cung cấp men vi sinh tốt nhất cho cơ thể. Ăn sữa chua giúp bạn cải thiện sức khỏe xương và có lợi cho những người bị huyết áp cao.
Ảnh: Internet.
Ở trẻ em, sữa chua có thể giúp giảm tiêu chảy do kháng sinh, cũng như giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Sữa chua còn phù hợp với những người không không thích các loại sữa đơn thuần. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả sữa chua đều chứa men vi sinh sống. Trong một số trường hợp, vi khuẩn sống đã bị mất đi trong quá trình chế biến. Vì lý do này, hãy chắc chắn chọn sữa chua đảm bảo chất lượng phải là loại có chứa men sống. Ngoài ra, đảm bảo luôn luôn đọc nhãn trên sữa chua trước khi bạn mua nó. Ngay cả khi nó được dán nhãn ít chất béo hoặc không có chất béo, nó vẫn có thể chứa một lượng đường bổ sung cao.
Ảnh: Internet.
Kefir là một loại sữa lên men, là loại thực phẩm rất giàu enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Kefir chứa một số chủng vi khuẩn và nấm men thân thiện khiến nó trở thành một loại men vi sinh đa dạng.
Kefir có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu, làm cân bằng lượng đường lactose trong máu, ngăn ngừa và trị huyết áp cao, cải thiện sức khỏe của xương, bảo vệ chống nhiễm trùng…. Nấm kefir có hình dạng như bỏng nẻ gạo, mềm, màu trắng suốt và thơm ngầy ngậy.
Nấm sữa kefir thường được làm từ sữa bò và sữa dê. Bạn nên dùng 200-400ml mỗi ngày.
Một số loại phô mai
Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Phô mai rất bổ dưỡng và là nguồn protein rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, phô mai cũng rất giàu vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm canxi, vitamin B12, phốt pho và selen. Tiêu thụ vừa phải các sản phẩm sữa như phô mai thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương.
Mặc dù hầu hết các loại phô mai được lên men, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả chúng đều chứa men vi sinh. Do đó, điều quan trọng là bạn tìm loại phô mai nào có men sống và được ghi trên nhãn thực phẩm.
Các vi khuẩn tốt tồn tại trong một số loại phô mai bao gồm Gouda, mozzarella, cheddar và phô mai tươi.
Dưa chuột muối là dưa chuột đã được ngâm trong dung dịch muối và nước. Sau một khoảng thời gian chúng được lên men và có chứa vi khuẩn axit lactic tự nhiên. Quá trình này làm cho dưa chuột trở nên chua.
Ảnh: Internet.
Dưa chuột muối chính là một nguồn tuyệt vời của vi khuẩn sinh học khỏe mạnh có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Chúng có lượng calo thấp và là nguồn vitamin K tốt, một chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình đông máu.
Miso
Miso là một gia vị Nhật Bản. Theo truyền thống, nó được làm bằng cách lên men đậu nành với muối và một loại nấm gọi là koji. Miso cũng có thể được thực hiện bằng cách trộn đậu nành với các thành phần khác, chẳng hạn như lúa mạch, gạo và lúa mạch đen.
Ảnh: Internet.
Hỗn hợp này thường được sử dụng trong súp miso, một món ăn sáng phổ biến ở Nhật Bản. Miso thường mặn và bạn có thể mua nhiều loại miso có màu khác nhau như trắng, vàng, đỏ và nâu.
Miso là một nguồn protein và chất xơ tốt. Nó cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật, bao gồm vitamin K, mangan và đồng.
Một nghiên cứu báo cáo rằng tiêu thụ súp miso thường xuyên có liên quan đến nguy cơ ung thư vú thấp hơn ở phụ nữ trung niên Nhật Bản và giảm được nguy cơ đột quỵ.
Kim chi
Tương tự như món dưa muối của người Việt Nam. Kim chi là một món ăn lên men, có vị cay của Hàn Quốc. Bắp cải thường là thành phần chính, nhưng nó cũng có thể được làm từ các loại rau khác. Kim chi có hương vị từ sự pha trộn của các loại gia vị, chẳng hạn như ớt đỏ, tỏi, gừng, hành lá và muối.
Ảnh: Internet.
Kim chi chứa vi khuẩn axit lactic, lactobacillus, cũng như các vi khuẩn axit lactic khác có lợi cho sức khỏe tiêu hóa.
Kim chi làm từ bắp cải có nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K, riboflavin (vitamin B2) và sắt. Tuy nhiên, những người không ăn được cay và đau dạ dày cần lưu ý khi ăn kim chi.
Theo Healthline.com
10 thực phẩm phổ biến nhưng bị cấm ở các nước trên thế giới vì lý do bất ngờ
Gà, táo, bơ... đều là những thực phẩm có thể tìm thấy ở bất cứ đâu nhưng lại là món hàng bị cấm ở nhiều quốc gia.
1. Gà
Ở châu Âu và Anh, việc buôn bán gà được xử lý bằng clo đã bị cấm từ năm 1997. Rửa clo là phương loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Ở châu Âu, phương pháp này được coi là nguy hiểm vì hàm lượng clo cao có thể gây hại cho sức khỏe . Năm 2010, lệnh cấm tương tự đã được thực hiện ở Nga.
2. Thanh ngũ cốc
Trên toàn thế giới, các thanh ngũ cốc, bột yến mạch và các sản phẩm khác như thế được coi là thực phẩm lành mạnh có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tại Đan Mạch, các sản phẩm này bị cấm, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Thú y Đan Mạch, chúng có chứa quá nhiều chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận của trẻ em nếu tiêu thụ thường xuyên.
3. Nước tương
82% tất cả đậu nành trồng được biến đổi gen. Tác động của GMO đối với cơ thể con người đã được nghiên cứu đầy đủ, nhưng GMO bị cấm ở một số nước châu Âu, Nga, các nước vùng Vịnh Ba Tư và các quốc gia khác. Hơn nữa, nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate, một chất gây ung thư nguy hiểm.
4. Thịt gia súc
Thịt gia súc, lợn và gà tây thường được sản xuất với ractopamine. Hormone này cho phép một động vật tăng cân nhanh hơn. Các nhà khoa học tin rằng loại thịt này có thể gây hại cho con người và dẫn đến các bệnh tim mạch. Thịt được chế biến bằng ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga.
5. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên chứa olony, một chất thay thế chất béo tổng hợp, bị cấm ở Canada và châu Âu. Chất này ngăn cơ thể hấp thụ các chất và vitamin hữu ích và có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày. Olestra thường được sử dụng trong sản xuất khoai tây chiên được đánh dấu bằng chữ sáng.
6. Táo
Trong một cuộc kiểm tra được thực hiện bởi Hoa Kỳ Bộ Nông nghiệp, người ta đã phát hiện ra rằng 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), chất giúp trái cây tươi lâu hơn để chúng có thể được xuất khẩu trên toàn thế giới. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có hại có thể gây ung thư, đó là lý do tại sao táo đã bị cấm ở đây kể từ năm 2012.
7. Thạch gelatin
Theo ủy ban châu Âu, thạch gelatin trong cốc nhỏ cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em vì chúng là một mối nguy hiểm gây nghẹt thở. Những đồ ngọt này cũng có thể chứa konjac, một loại sợi bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng. Thạch gelatin này bị cấm ở Châu Âu, Úc và các nước khác.
8. Bánh mì
Bánh mì có chứa azodicarbonamide (ADA, E927) bị cấm ở Châu Âu và Úc. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn có thể gây dị ứng và hen suyễn.
9. Khoai tây nghiền ăn liền
Để sản xuất khoai tây nghiền ăn liền, người ta thường sử dụng butylhydroxyanisole (iT, 320). Viện Y tế Quốc gia đã tiến hành một số nghiên cứu và kết luận rằng chất bảo quản này có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Cũng có thể tìm thấy chất này trong các sản phẩm khác như: thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. Chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu.
10. Bơ thực vật
Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật: chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng của sản phẩm. Thực phẩm chất béo bão hòa bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Ngoài ra, ở nhiều quốc gia, có luật hạn chế số lượng chất béo hão hào được phép có trong thực phẩm.
Theo Brightside
Bỏ ngỏ chất lượng bánh trung thu 'nhà làm'? Thị trường bánh trung thu đang diễn ra sôi động hơn lúc nào hết, khi chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Trung thu. Bên cạnh những chiếc bánh truyền thống, thương hiệu lớn có mức giá vài trăm ngàn đồng, những chiếc bánh trung thu "nhà làm" giá rẻ vẫn thu hút người người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Bánh...