Sau thời Obama, Mỹ sẽ “tái cân bằng” ở châu Á – Thái Bình Dương như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Khi nước Mỹ có tổng thống và quốc hội mới vào năm tới, một câu hỏi được đặt ra là nhà lãnh đạo mới của Mỹ sẽ xử lý như thế nào chiến lược “ tái cân bằng” sang châu Á – Thái Bình Dương mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã thúc đẩy những năm qua.

Sau thời Obama, Mỹ sẽ tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào? - Hình 1

Tàu chiến Mỹ tham gia tập trận với Hàn Quốc. (Ảnh: AFP)

Chuyên gia phân tích về châu Á và các vấn đề an ninh quốc gia và quốc phòng Walter Lohman, người cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á của Quỹ Heritage ở thủ đô Washington, nhận định rằng Mỹ đang ở giai đoạn chính trị đặc biệt. Tất cả các vấn đề đang được phơi bày, từ mối quan hệ với các đồng minh, ngân sách quốc phòng hay những thoả thuận tự do thương mại. Do vậy, chính quyền của Tổng thống Barack Obama dường như đang mờ nhạt trong chiến lược “tái cân bằng”, hay còn gọi là “xoay trục” sang châu Á.

Tuy không được đẩy mạnh trong thời gian qua nhưng nhìn vào khía cạnh dài hạn của chiến lược “tái cân bằng” này có thể thấy Mỹ luôn có có cách tiếp cận liên tục, thay vì thay đổi đột ngột, với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua.

Dù bất kỳ điều gì có thể xảy ra với chiến lược “tái cân bằng” nhưng vẫn có lý do để tin rằng Mỹ vẫn sẽ giữ nguyên những giá trị cơ bản để tiến về phía trước. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để những cơ quan xây dựng chính sách của Mỹ hoạt động dưới thời tổng thống và quốc hội mới từ năm sau phát huy chiến lược này?.

Các chính quyền Mỹ đã đối diện với các môi trường chiến lược khác nhau ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ Thế Chiến II. Thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh cũng có những điểm khác so với thời kỳ đầu những năm 1980, cũng như so với kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh. Từ năm 2001, các lựa chọn về chính sách của Mỹ cho khu vực này được “đóng khung” bởi hai diễn biến chính. Đó là chủ nghĩa k.hủng b.ố toàn cầu và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Thời kỳ Obama: Quản lý cán cân quyền lực

Sau vụ k.hủng b.ố 11/9, chính sách đối ngoại dựa trên các thị trường đã bị gạt sang để tập trung cho cuộc chiến chống k.hủng b.ố. Với Mỹ, khu vực Đông Nam Á có vai trò đặc biệt khi được coi là “mặt trận thứ 2″ trong cuộc chiến chống k.hủng b.ố trên toàn cầu. Qua nhiều thập niên, cách tiếp cận của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giống như cách Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell từng đề cập trong một cuốn sách rằng Washington luôn coi trọng lợi ích địa chính trị của khu vực này. Do đó, Mỹ cần phải ngăn chặn không để châu Á – Thái Bình Dương “rơi vào sự thống trị của một thế lực khác”.

Các yếu tố chính trong chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ đầu những năm 2000 được xây dựng bằng những cam kết với các đồng minh, thúc đẩy quá trình tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ và các thoả thuận tự do thương mại. Nhìn theo cách này, có thể thấy chiến lược “tái cân bằng” của chính quyền Obama đơn giản là cách sắp xếp lại các yếu tố nhằm phù hợp với thời đại và tình thế của Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng đối diện với những thách thức đặc biệt và đã phải tính toán các chính sách một cách phù hợp để giải quyết những thách thức lúc đó. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn tới việc một số nước tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương “hướng” sang Trung Quốc, đây là bài toán hết sức khó khăn với Tổng thống Obama.

Video đang HOT

Vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ phải tìm cách thuyết phục các nước trong khu vực về vị thế của nước này, trong khi tiếp tục xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm kêu gọi Trung Quốc hướng tới những cam kết ngoại giao quốc tế xứng với vị thế và mức độ quan trọng của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Tổng thống Obama cũng phải tìm cách đẩy lùi những ảnh hưởng từ Trung Quốc khi các lợi ích chính của Mỹ bị đe doạ như tự do hàng hải và an ninh của các đồng minh, cũng như duy trì cuộc chơi dựa trên pháp quyền và cố gắng tối đa hoá những gì có lợi cho Mỹ từ cách tiếp cận kinh tế của Trung Quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Giải được những câu hỏi trên chính là cách mà chiến lược “tái cân bằng” hướng tới. Với nhiều năm tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số, chi tiêu quốc phòng và quá trình hiện địa hoá quân đội của Trung Quốc đã để lại dấu ấn. Do vậy, chính quyền của Tổng thống Obama phải tính đến việc tăng cường nguồn lực cho quân đội Mỹ để duy trì sức ép. Ngoài ra, Washington cũng nhận thấy việc phải thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với các đồng minh và xây dựng quan hệ đối tác mới. Có thể thấy rõ chiến lược này khi các cam kết ngoại giao, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, đã được Mỹ đẩy mạnh trong những năm qua.

Ở góc độ kinh tế, chính quyền của Tổng thống Obama lựa chọn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như công cụ để duy trì vai trò dẫn dắt của Mỹ trên thị trường tài chính và cuối cùng là tạo ra một khu vực đối trọng với sự thịnh vượng và sức mạnh của Trung Quốc.

Tới nay, thành tích đạt được dưới thời Tổng thống Obama chưa cụ thể. Về mặt ngoại giao, Mỹ đã có giai đoạn áp dụng chính sách suôn sẻ khi tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chỉ trích về sự tập trung của Washinton cho các nguồn lực quân sự trong chiến lược “tái cân bằng”, chủ yếu là do những khoản cắt giảm ngân sách quốc phòng của nước này. Trong khi đó, lĩnh vực kinh tế cũng đang đối diện với nhiều rủi ro và tương lai của TPP đang trở nên không rõ ràng khi cả ứng viên Hilalry Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump – ứng viên của đảng Cộng hoà, đều phản đối hiệp định này.

Dựa trên những lợi ích quốc gia lâu dài và lịch sử, các nguyên tắc cơ bản trong cam kết của Mỹ với khu vực vẫn sẽ tiếp tục theo cách này hoặc cách khác. Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra với những nhân tố thuộc chiến lược “tái cân bằng”. Nếu nhìn vào cách tiếp cận ngoại giao và tăng cường quan hệ với các đồng minh của Mỹ trong thời gian qua, họ có thể sẽ phải chọn giữa an ninh và kinh tế trong thời gian tới.

Thời kỳ hậu Obama: Ưu tiên những cam kết hiện nay

Chính quyền mới của Mỹ có thể bắt tay ngay vào việc kể từ tháng 1 năm tới để duy trì những cam kết của chính phủ hiện nay. Điều đó sẽ bao gồm quá trình tiếp tục mở rộng mối quan hệ Mỹ – Nhật Bản, Mỹ – Hàn Quốc và Mỹ – Australia, cũng như thể hiện sự kiên nhẫn với các đồng minh khác như Philippines và Thái Lan. Mỹ sẽ tiếp tục dựa vào hợp tác với các đối tác an ninh khác, chủ yếu là những đối tác như Singapore. Và Washington có thể cân nhắc những ràng buộc đặc biệt của nước này trong quá trình bảo vệ Đài Loan. Viễn cảnh đó sẽ bao gồm sự tham dự cấp tổng thống của Mỹ tại các hội nghị cấp cao như APEC và ASEAN hay cấp quan chức thuộc nội các trong những diễn đàn khu vực.

Viễn cảnh ngoại giao thứ hai sẽ bao gồm quá trình dài và nhiều cam go. Nhiều bên liên quan trong các mối quan hệ, những đồng minh và các đối tác, giới lãnh đạo hai viện ở quốc hội, các cá nhân trong Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, các tổ chức tư vấn và những tổ chức phi chính phủ sẽ được “đặt lên bàn cân”. Vị trí của Mỹ vẫn sẽ giống như ngày nay nếu có một quá trình như vậy song vai trò của Mỹ sẽ trở nên bất định và gặp nhiều khó khăn.

Quân đội, một phần trong chiến lược “tái cân bằng”, lại đang bị gắn số phận với kế hoạch chi tiêu quốc phòng. Dưới thời tổng thống và quốc hội mới, Mỹ có thể có hai cách để giải quyết bế tắc ngân sách ở Washington và làm tất cả những gì cần thiết để duy trì vị thế quân sự hàng đầu trong khu vực.

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ ưu tiên mục tiêu duy trì lực lượng Hải quân có 346 loại tàu, gồm 13 nhóm tàu sân bay có thể triển khai tới mọi nơi và 50 tàu đổ bộ, trong khi lực lượng Không quân có 1.200 chiến đấu cơ và đẩy nhanh tốc độ thay thế các máy bay đã cũ kĩ như F-15 và F-16, duy trì lực lượng lục quân thường trực lên tới 490.000 lính và 185.000 lính hải quân lục chiến. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề hiện hữu trong các lực lượng vũ trang hiện nay mà chính quyền Mỹ mới cần phải nhanh chóng giải quyết. Viễn cảnh này cho phép Mỹ đẩy mạnh chiến lược “tái cân bằng” và đáp lại những chỉ trích về việc phân bổ nguồn lực hạn chế cho chiến lược này. Một viễn cảnh khác cho quân đội là sự tiếp tục của việc duy trì ngân sách hiện nay, dù nó mang tới những tác động cho các cấp độ của trạng thái sẵn sàng chiến đấu, năng lực và khả năng chiến đấu.

Mỹ có thể cố gắng giải quyết những thiếu hụt bằng cách hoàn thành các sáng kiến chi phí thấp nhằm “xoay trục” sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục chính sách luân chuyển các tài sản quân sự, ví dụ như triển khai tàu ngầm hoặc tàu chiến mới tới những địa điểm như Guam và Nhật Bản. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể bố trí tàu sân bay thứ 2 trong khu vực này.

Bên cạnh đó, Mỹ có thể tìm cách khuyến khích các quốc gia khác đảm nhận vai trò an ninh lớn hơn. Ví dụ như Nhật Bản, quốc gia có thể tăng cường can dự quân sự trong khu vực. Cũng tương tự là Hàn Quốc, nước có tiềm năng giữ vai trò đảm bảo an ninh lớn hơn ngoài bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, các đồng minh ở châu Âu của Mỹ vẫn sẽ là những đối tác tự nhiên của Washinton trong quá trình duy trì trật tự dựa trên các quy định. Tuy nhiên, viễn cảnh này cũng có những giới hạn khi người Nhật bị “trói” trong những quy định về lực lượng vũ trang sau Thế Chiến II, trong khi Hàn Quốc lo ngại về các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng và châu Âu ưu tiên những vấn đề trong lục địa này, cũng như khó khăn do thiếu hụt các loại vũ khí có thể triển khai. Ở viễn cảnh này, Mỹ có thể xử lý để tìm ra giải pháp cho mục tiêu ngắn tới dài hạn.

Về mặt kinh tế, số phận của chiến lược “tái cân bằng” sẽ là TPP. Rất khó để đoán trước về hướng phát triển của hiệp định này trong thời gian tới. Chính quyền của Tổng thống Obama vẫn cố gắng thúc đẩy TPP tại quốc hội nhưng phe Cộng hoà với đa số ở hạ viện đã gây không ít khó khăn cho kế hoạch này. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục trì hoãn việc ký TPP, sẽ có nguy cơ tổng thống tới của Mỹ bỏ qua hiệp định này và chuyển sang chiến lược khác cho lĩnh vực kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Rất khó đoán định về tương lai của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ. Nếu Washinton không tiếp tục chiến lược này, vì có thể tổng thống tới của Mỹ không muốn ưu tiên các yêu cầu trên, thì các giá trị cơ bản trong cam kết của Mỹ cho khu vực này vẫn vậy. Châu Á – Thái Bình Dương có những lợi ích quá lớn mà Mỹ không thể từ bỏ.

Ngọc Anh

Theo CNA

"Tái cân bằng" không đủ để bảo vệ lợi ích của Mỹ

Nghiên cưu công bô hôm 19/1 chi ra nhưng thach thưc ma Washington găp phai tư Trung Quôc, Triêu Tiên đên vân đê ngân sach.

Tai cân băng không đu đê bao vê lơi ich cua My - Hình 1

Lâu Năm goc đang ngay cang co nhiêu môi bân tâm đên tinh hinh châu A - Thai Binh Dương. (Nguôn: AP)

Cac nha nghiên cưu tai Trung tâm Nghiên cưu Chiên lươc va Quôc tê (CSIS) đa chi ra nhưng "môi quan ngai" răng chiên lươc "tai cân băng" cua My co thê không đu đê bao vê lơi ich cua nươc nay tai khu vưc châu A - Thai Binh Dương.

"Hanh đông cua Trung Quôc va Triêu Tiên đang thương xuyên thach thưc cac cam kêt an ninh cua My, va vơi tinh hinh hiên nay, can cân sưc manh quân sư trong khu vưc nay đang chuyên theo hương không co lơi cho My", nghiên cưu nay chi ra.

Nghiên cưu cung cho răng, nô lưc cua My đê điêu chinh cho phu hơp vơi sư gia tăng sưc manh quân sư cua Trung Quôc va cac môi đe doa an ninh quôc tê khac, hiên đang bi can trơ bơi sư căt giam ngân sach băt buôc cua Chinh phu kê tư năm 2011, nhăm giai quyêt vân đê thâm hut ngân sach năng nê.

Bên canh đo, nghiên cưu đưa ra bôn khuyên nghi cho giơi chưc My:

Thư nhât, Nha Trăng nên chi phat triên môt chiên lươc tai cân băng đơn gian hơn so vơi hiên tai va cân tăng cương hơp tac vơi Quôc hôi lương viên, cung như phôi hơp tôt hơn vơi cac đông minh.

Thư hai, Washington cân nô lưc cung cô va nâng cao sưc manh cua cac đông minh va đôi tac, kê ca trong linh vưc an ninh hang hai. "Rât nhiêu quôc gia đang phai nô lưc đê giam thiêu nhưng rui ro an ninh khu vưc, tư cuôc khung hoang nhân đao đên cac tranh châp trên biên, va ca cac môi đe doa vê tên lưa", nghiên cưu cho biêt.

Khuyên nghi thư ba la My cân phai duy tri va mơ rông sư hiên diên quân sư tai khu vưc châu A-Thai Binh Dương.

Va cuôi cung la Washington cân đây manh phat triên năng lưc quân sư mơi cua quân đôi.

Nghiên cưu đưa ra vi du vê viêc phia My co thê tăng cương kha năng chông lai nguy cơ ngay cang tăng cua tên lưa đan đao đôi vơi tau thuyên cung như la cac căn cư quân sự cua My trên thê giơi.

Theo Minh Tuân

Thế giới và Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Gia đình giàu nhất Vương quốc Anh lĩnh án tù vì đối xử với người giúp việc tệ hơn cả súc vật
10:24:04 22/06/2024
Tổng thư ký NATO ra tuyên bố bất ngờ về vũ khí hạt nhân
09:30:01 22/06/2024
NATO "rục rịch" triển khai vũ khí hạt nhân, Nga phản ứng mạnh
09:16:05 22/06/2024
Phát hiện 8 người c.hết ngạt trong xe tải đông lạnh Trung Quốc
09:35:41 22/06/2024
Ủy ban châu Âu bầu lãnh đạo mới
10:43:03 22/06/2024
Ấn Độ nêu lý do từ chối nối lại chuyến bay thẳng với Trung Quốc
14:52:57 23/06/2024
Vai trò mới, thách thức mới
10:53:05 22/06/2024
Hungary từ chối tham gia sứ mệnh quân sự của NATO tại Ukraine
06:35:30 22/06/2024

Tin đang nóng

Định giao gia sản hàng chục tỷ cho con, nghe con rể nói một câu tôi muốn con gái ly hôn ngay
19:15:57 23/06/2024
Dàn mỹ nhân Trung Quốc đổ bộ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, 1 sao nam gây kinh ngạc với màn b.ắn tiếng Trung cực mượt
17:20:20 23/06/2024
Doãn Hải My sụt cân, "xương kêu, hoa mắt chóng mặt" sau sinh, hồi tưởng chuyện con bị dây rốn quấn quanh cổ nhưng mình vẫn quyết sinh thường
19:07:02 23/06/2024
Trọn vẹn ảnh và clip thiếu gia Minh Đạt "khoá môi" Midu cực ngọt ngào trong lễ vu quy
19:34:23 23/06/2024
Bạn gái bên Quốc Trung 20 năm không danh phận, khiến vợ cũ Thanh Lam khó chịu 10 năm rồi lại cảm kích
19:57:02 23/06/2024
Phương Trinh Jolie mang thai lần 3 sau 10 tháng sinh con trai
22:22:03 23/06/2024
Một ca sĩ xinh đẹp lấy chồng Tây: Phải sống như quân đội, ngày nào cũng nói "I love you" với chồng
19:59:27 23/06/2024
10 sao nam được cộng đồng LGBTQ+ mê nhất: Cha Eun Woo hạng thấp bất ngờ, ngã ngửa No.1 đ.ánh bại Jung Hae In
21:07:42 23/06/2024

Tin mới nhất

Fed có khả năng hạ lãi suất sớm nhất là vào tháng 9/2024

18:08:08 23/06/2024
Các nhà kinh tế không cho rằng tốc độ lạm phát chậm sẽ đủ sức thuyết phục các quan chức vào thời điểm diễn ra cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào tháng 7/2024, lạm phát đang trên đà giảm xuống mục tiêu 2% của Fed.

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại Trung Quốc và Indonesia

18:00:51 23/06/2024
Trong khi đó tại Mông Cổ, Cơ quan Giám sát khí tượng và môi trường nước này ngày 23/6 cho biết mực nước các con sông lớn trên cả nước đã vượt ngưỡng cảnh báo do mưa lớn kéo dài.

Ukraine công bố ảnh vệ tinh về vụ tấn công phá hủy kho UAV Shahed của Nga

17:42:50 23/06/2024
Báo Ukrainska Pravda ngày 23/6 dẫn báo của của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết vào đêm 20-21/6, lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công các địa điểm được sử dụng để cất trữ thiết bị bay không người lái của Liên bang Nga.

Hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam chăm lo sức khỏe cho bà con kiều bào

17:30:03 23/06/2024
Trung tâm Y tế Sunway là bệnh viện tư nhân lớn nhất Malaysia với hơn 700 giường bệnh và hơn 60 chuyên khoa. Bệnh viện cũng đã được Hội đồng Tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe Australia công nhận.

Houthi tấn công một tàu hàng ở Vịnh Aden

17:22:42 23/06/2024
Trong khi đó, người phát ngôn quân sự của lực lượng Houthi - Tướng Yahya Saree xác định con tàu bị nhắm mục tiêu là tàu chở hàng Transworld Navigator.

Mỹ nới lỏng giới hạn cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga

17:20:57 23/06/2024
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói với PBS News mới đây rằng thỏa thuận với Ukraine về việc tấn công vào Nga sẽ mở rộng đến bất cứ nơi nào lực lượng Nga đang triển khai nhằm vào các lực lượng của Kiev.

Diễn đàn Davos mùa Hè lần thứ 15 tiết kiệm năng lượng và giảm carbon

17:18:27 23/06/2024
Giới chức Trung Quốc nhận định diễn đàn năm nay sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác và các giải pháp đổi mới có tính tác động để giúp phục hồi kinh tế toàn cầu, cũng như tạo ra một tầm nhìn thống nhất về phát triển.

Nga sẽ trang bị vũ khí cho Triều Tiên nếu phương Tây tiếp tục cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine

16:50:04 23/06/2024
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Bình Nhưỡng, nơi hai bên đã kí hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đặc biệt là hiệp ước phòng thủ chung.

Khoảng 100 người phải sơ tán trong đêm do nguy cơ sập nhà tại Đức

16:42:50 23/06/2024
Theo số liệu thống kê, tại một số trung tâm khai thác mỏ trước đây từng chứng kiến các tòa nhà bị sập, trong đó xuất hiện các hố sụt do các đường hầm dưới lòng đất mục nát.

Sập cầu tại Bangladesh khiến ít nhất 19 người thương vong

15:09:26 23/06/2024
Ít nhất 9 người đã t.hiệt m.ạng và 10 người bị thương trong một vụ sập cầu khiến 2 phương tiện rơi xuống sông tại huyện Barguna, cách thủ đô Dhaka khoảng 180 km về phía Nam.

Hàn Quốc: Các bệnh viện ở Seoul ước tính thiệt hại gần 72 triệu USD do đình công

15:06:13 23/06/2024
Các bác sĩ nội trú và thực tập sinh trên toàn quốc đã nghỉ việc kể từ cuối tháng 2 năm nay để phản đối việc chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt bác sĩ.

Mỹ đ.ánh giá về nguy cơ xung đột giữa Israel và Hezbollah

15:03:41 23/06/2024
Một quan chức của Mỹ thừa nhận với CNN rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, sự hỗ trợ mà Israel sẽ cần nhất là các hệ thống phòng không bổ sung Iron Dome từ Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Sau khi chồng xác nhận xảy ra xô xát, Hằng Du Mục có động thái mới, quản lý cũng lên tiếng làm rõ một việc

Netizen

01:10:55 24/06/2024
Theo đó, trên trang cá nhân 545 nghìn người theo dõi,Hằng Du Mụcđã đăng tải status với nội dung ngắn gọn: Vẫn là câu nói cũ phát ra từ nội tâm: Hãy để thời gian trả lời tất cả . 22.6.2024 .

HLV Martinez lo sợ Ronaldo bị tấn công

Sao thể thao

00:53:36 24/06/2024
Nhà cầm quân đội tuyển Bồ Đào Nha, HLV Martinez lo sợ Ronaldo bị tấn công khi có những cổ động viên đã lợi dụng sự lơi lỏng của lực lượng an ninh tràn vào sân để chụp ảnh selfie với ngôi sao của Al Nassr.

Cuối tuần làm cá hấp xì dầu đơn giản kiểu này vừa ngon ngọt lại thơm nức, thanh mát dễ ăn

Ẩm thực

23:25:45 23/06/2024
Cuối tuần rảnh rỗi, các bạn hãy thử làm cá hấp sau đó cuốn với các loại rau củ quả rồi chấm với mắm gừng vô cùng thanh mát và hấp dẫn.

Phương Oanh khoe loạt khoảnh khắc hơn 5 tuần t.uổi của các con với biểu cảm sinh động "đốn tim" khán giả

Sao việt

23:20:50 23/06/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, mẹ bỉm Phương Oanh tiếp tục chiêu đãi cộng đồng mạng loạt khoảnh khắc đáng yêu của 2 nhóc tì sinh đôi.

Nữ diễn viên vạch trần chuyện chồng ngoại tình với em gái

Sao châu á

23:18:06 23/06/2024
Tại một cuộc họp báo, nữ diễn viên Bella Astillah không cầm được nước mắt khi nói về chuyện ngoại tình của chồng tài tử người Singapore Aliff Aziz.

Lịch thi đấu APL 2023 Liên Quân Mobile mới nhất

Mọt game

23:12:11 23/06/2024
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại lịch thi đấu và kết quả của APL 2024, cũng như mọi thông tin mà bạn cần biết về giải đấu này.

Vươn ra toàn cầu bằng ca khúc tiếng Anh: Lối đi chật vật

Nhạc việt

22:54:21 23/06/2024
Thế hệ nghệ sĩ gen Z giỏi ngoại ngữ, nắm bắt nhanh xu hướng âm nhạc quốc tế nên không ngạc nhiên khi họ tung ra nhiều ca khúc viết hoàn toàn bằng tiếng Anh để chinh phục tai nghe ngoại quốc.

Phát hiện g.ây s.ốc ở thế giới giống Trái Đất nhất

Lạ vui

22:42:51 23/06/2024
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) vừa phát hiện ra bằng chứng quan trọng cho thấy hồ và biển lớn trên mặt trăng Titan có thể đã được hình thành bởi sóng, y hệt những gì xảy ra trên Trái Đất.

10 cách mặc trang phục màu đen trẻ trung

Thời trang

22:10:58 23/06/2024
Cách mặc trang phục màu đen: Muốn ghi điểm sành điệu khi mặc trang phục màu đen, quý cô trên 40 t.uổi nên tham khảo các công thức sau đây.

6 nhóm anh trai khuấy đảo chương trình 'Anh trai say hi' khi trình diễn nhóm

Tv show

22:09:28 23/06/2024
Tập 2 của chương trình Anh trai say hi khiến khán giả vô cùng thích thú vì được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc sôi động và ngập tràn điều bất ngờ

Lisa Blackpink, Jimin BTS, Red Velvet tiếp tục g.ây s.ốc bằng ảnh nổi loạn, ma mị

Nhạc quốc tế

21:54:48 23/06/2024
Lisa Blackpink, Jimin BTS và nhóm nhạc nữ toàn mỹ nhân của Hàn Quốc Red Velvet tiếp tục khiến người hâm mộ sốc khi tung ảnh tạo hình quảng bá MV mới.