Sau thành công từ Học kỳ Trực tuyến, Kiến Guru tiếp tục triển khai giải pháp hỗ trợ kiểm tra, đánh giá việc dạy và học trực tuyến
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2020 – Nhằm mục đích hỗ trợ nhà trường và giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá việc dạy và học trực tuyến, Kiến Guru tiếp tục ra mắt một giải pháp mới – Kiến Phòng Thi – hoàn toàn miễn phí trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và học sinh phải nghỉ học kéo dài.
Triển khai giải pháp hỗ trợ kiểm tra đánh giá đối với việc dạy và học trực tuyến
Theo công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH v/v: hướng dẫn day hoc qua Internet, trên truyên hình đối với CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên trong thời gian hoc sinh nghỉ hoc ở trường vì Covid-19 năm hoc 2019-2020 ban hành ngày 25/03, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa ra những quy định về kiểm tra đánh giá đối với việc dạy và học trực tuyến.
Theo hướng dẫn này, bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường, còn trong thời gian tạm nghỉ học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh, giáo viên có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1.
Nhận ra những khó khăn của các thầy cô và nhà trường: không thể tổ chức kiểm tra giống như trên lớp, nhiều nơi việc kết nối online với học sinh khó khăn, không có công cụ tổ chức thực hiện, Kiến Guru ra mắt một giải pháp mới – Kiến Phòng Thi – nhằm hỗ trợ nhà trường trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá. Đây là sản phẩm cho phép trường học, giáo viên tổ chức các bài kiểm tra trực tuyến và kiểm soát kết quả của học sinh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, Kiến Guru sẽ miễn phí gói giải pháp Kiến Phòng Thi cho các trường và cho giáo viên.
Đối với mỗi bài kiểm tra, học sinh được thầy/cô cung cấp một mã code để có thể truy cập và làm bài trên nền tảng ứng dụng Kiến Guru. Mỗi trường có thể tổ chức cùng một lúc nhiều bài kiểm tra cho các khối lớp, môn học khác nhau. Thời gian làm bài, số câu hỏi được thiết lập trong quá trình tạo bài kiểm tra. Học sinh làm bài xong có thể biết kết quả ngay lập tức, đáp án chi tiết sẽ được hiển thị khi kỳ kiểm tra kết thúc.
Với Kiến Phòng Thi, Kiến Guru có các gói kiểm tra dành cho học sinh từ khối 1 – khối 12 với đầy đủ các môn học. Các bài kiểm tra đã được tạo sẵn theo bộ đề do các thầy cô của Kiến Guru phát triển, hiện các bài kiểm tra này có thời lượng 15 phút (đối với từng chương) hoặc 1 tiết. Ngoài ra, nhà trường, thầy cô có thể liên hệ Kiến Guru về việc thiết lập các bài kiểm tra tuỳ chỉnh nếu có nhu cầu.
Bên cạnh gói kiểm tra đánh giá, Kiến Guru cũng sẽ triển khai việc tổ chức các kỳ thi thử MIỄN PHÍ với tính năng Kiến Phòng Thi trên nền tảng ứng dụng Kiến Guru nhằm hỗ trợ các học sinh cuối cấp (lớp 9 và lớp 12). Dự kiến mỗi môn thi sẽ tổ chức thi thử 1 lần/ tháng, lịch cụ thể sẽ được thông báo trên các kênh thông tin của Kiến Guru. Học sinh tham gia thi thử chỉ cần đăng ký tài khoản trên ứng dụng, xem lịch để truy cập tham gia thi thử. Sau khi làm bài học sinh sẽ được biết điểm và đáp án trong ngày, đồng thời có thể theo dõi livestream giải đề của các thầy cô Kiến Guru nhằm rút kinh nghiệm.
Nhà trường và các thầy cô có nhu cầu tổ chức các kỳ thi riêng dành cho học sinh của mình có thể liên hệ Kiến Guru để được cung cấp miễn phí dịch vụ tổ chức thi thử trên nền tảng ứng dụng của Kiến.
Những con số ấn tượng từ Học kỳ Trực tuyến (HKTT) sau 1 tháng triển khai
Video đang HOT
Sau gần 1 tháng triển khai, chương trình HKTT đã thu hút hơn 300,000 lượt người học các lớp học trực tuyến trên ứng dụng Kiến Guru trải dài từ khối lớp 1 đến lớp 12. Trong đó, số lượng học sinh quay trở lại hàng ngày lên tới 60%, điều này cho thấy sự hữu ích và phù hợp của chương trình HKTT với nhu cầu hiện tại của học sinh.
Theo thống kê, học sinh các khối lớp 1-9 chiếm 85% số lượng người học. Hàng ngày khoảng 70% học sinh theo dõi phát sóng vào khung giờ buổi sáng (9h-12h), và khoảng 30% theo dõi phát lại vào khung giờ buổi tối (19h-22h).
Theo thống kê khảo sát người dùng của Kiến Guru, 81.1% người học trên HKTT cảm thấy thất vọng hoặc rất thất vọng nếu HKTT ngừng phát sóng (khảo sát trên 1,000 người dùng). Phỏng vấn nhanh một số học sinh và phụ huynh cho thấy việc học trên HKTT cũng giống như học trên lớp, có một thời khoá biểu nhất định và bao gồm nhiều môn học xen kẽ nhau nên không bị nhàm chán và đem lại cảm giác như được đi học trở lại.
Không chỉ thu hút học sinh và phụ huynh, nhiều trường và các cơ quan quản lý giáo dục cũng thông báo và khuyến khích học sinh, phụ huynh truy cập và theo dõi HKTT trên ứng dụng Kiến Guru như một kênh hỗ trợ học tập.
Thông tin liên hệ:
Đỗ Thị Hoài – Giám đốc truyền thông
Điện thoại: 028 36 200 214
Email: info@kienguru.vn
P/V
Học sinh nghỉ học dài do Covid-19 nhưng "thi THPT Quốc gia vẫn đảm bảo"
Nhiều Sở GDĐT cho rằng, nếu đi học trước ngày 15/6, học sinh hoàn toàn có thể học đủ khối lượng và chất lượng kiến thức để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia
Nghỉ học dài ngày do dịch Covid-19 đang khiến không ít học sinh, phụ huynh lo lắng, đặc biệt là những học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia.
Mới đây, việc có nên tổ chức thi THPT quốc gia hay không đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận của các chuyên gia giáo dục. Còn theo nhiều lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo các tỉnh cả đồng bằng và miền núi, theo chương trình tinh giản, học sinh lớp 12 của địa phương chỉ cần 6-9 tuần, thậm chí có môn chỉ cần 4 tuần, là hoàn thành chương trình.
Cùng với việc dạy học qua internet và truyền hình hiện nay, nếu đi học trước 15/6, các em hoàn toàn được đảm bảo sẽ được học đủ khối lượng và chất lượng kiến thức để hoàn thành chương trình và dự kỳ thi THPT quốc gia.
Việc nghỉ học kéo dài khiến không ít học sinh cuối cấp hoang mang, lo lắng.
Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cho biết, từ ngày 2/3, học sinh THPT tỉnh này đã đi học trở lại đến 23/3 khi tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam phức tạp hơn. Báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, đa số trường phổ thông cho biết, còn cần 8-9 tuần để hoàn thành chương trình giáo dục.
Ông Cao Xuân Hùng cho biết, với tình hình đó, tỉnh này hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kết thúc năm học trước 15/7 như khung thời gian quy định của Bộ. Học sinh lớp 12 cũng đảm bảo được cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản theo chương trình đã tinh giản và ôn tập dự thi THPT quốc gia.
Thời gian vừa qua, Nam Định đã dạy học trên truyền hình và internet cho học sinh, tuy nhiên mới chỉ tổ chức ôn tập các nội dung đã dạy học trực tiếp. Nếu hết tháng 4 học sinh đi học trở lại thì tỉnh này không cần dạy bài mới qua internet, trên truyền hình. Nhưng nếu qua tháng 5 các em vẫn nghỉ thì Sở sẽ chỉ đạo dạy bài mới qua các hình thức này.
Những khu vực khó khăn, học sinh không có điều kiện học qua internet, tỉnh đã tính toán để tổ chức cho các em học tập trung theo từng nhóm 5-7 người ở trường hoặc nhà văn hoá xã để dạy và ôn tập bài mới, nhưng vẫn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
"Dạy bài mới qua internet, hiệu quả sẽ không được như dạy học trực tiếp ở trường nhưng chắc chắn kiến thức cơ bản như yêu cầu của chương trình tinh giản sẽ đảm bảo được cung cấp đầy đủ", Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định nói.
Ông Lương Văn Việt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương cho biết, từ ngày 2/3, tỉnh này đã cho học sinh THPT đi học trở lại. Đến thời điểm cả nước thực hiện lệnh giãn cách xã hội, học sinh THPT của Hải Dương đã học tập trung tại trường được 4 tuần.
"Rà soát chương trình tinh giản của Bộ, chúng tôi tính toán khối lượng kiến thức còn phải dạy ở các môn học lớp 12 nhiều nhất là 11 tuần, môn ít nhất cần 4 tuần. Nếu học sinh đi học trở lại từ tháng 5 thì bảo đảm thời gian để dạy học, ôn thi THPT quốc gia cho các em. Nhưng nếu sau 15/6 học sinh vẫn chưa đi học ở trường trở lại được, thì việc tổ chức thi THPT Quốc gia sẽ khó khăn", ông Việt nói.
Khó khăn hơn trong điều kiện tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, nhưng so với một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, từ Tết đến nay các tỉnh miền núi phía Bắc lại thuận lợi khi đã tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh được nhiều tuần.
Ở tỉnh Bắc Kạn, theo ông Ma Thế Quyên - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, học sinh THPT đã học được hơn 1 tháng kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
"Theo chương trình chưa tinh giản thì học kỳ 2 lớp 12 có 18 tuần, học sinh tỉnh Bắc Kạn đã học được 5 tuần nên còn 13 tuần. Sau khi Bộ GD-ĐT tinh giản chương trình, khối lượng và thời lượng kiến thức cần học được rút ngắn lại. Chúng tôi tính toán, nếu học sinh đi học dù muộn hơn một chút so với mốc 15/6, thì các em vẫn hoàn thành được chương trình và dự thi THPT Quốc gia", ông Quyên nói.
Tương tự tỉnh Hà Giang đã cho học sinh đi học ở trường được 3 tuần trước khi nghỉ giãn cách xã hội nên tiến độ thực hiện chương trình của tỉnh này nhanh hơn một số địa phương như Hà Nội, TP HCM học sinh phải nghỉ học suốt từ Tết đến nay. Với chương trình đã tinh giản, học sinh lớp 12 của tỉnh này còn cần 6-8 tuần là hoàn thành chương trình. Do đó, mốc 15/7 kết thúc năm học, tỉnh này hoàn toàn đáp ứng được.
Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang tính toán, nếu trước 10/5 học sinh đi học trở lại thì chỉ cần dạy bài mới trên trường là đủ hoàn thành chương trình, đảm bảo công bằng cho học sinh. Hiện nay tỉnh chưa áp dụng dạy bài mới trên internet cho các em bởi đặc thù vùng núi nhiều khu vực khó khăn, học sinh không tiếp cận được hình thức học tập này. Ở những khu vực đó, hiện nay giáo viên đang duy trì việc ôn tập bài cũ cho học trò bằng cách giao phiếu bài tập để các em hoàn thành bài.
Có nên thi THPT Quốc gia?
Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Hải Dương và một số học sinh, giáo viên tỉnh thành khác đều cho rằng, năm 2020 vẫn tiến hành thi THPT Quốc gia sẽ tốt hơn là không tổ chức thi.
"Có nhiều hệ luỵ nếu không tổ chức kỳ thi này", Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương - Lương Văn Việt nói. Ông cho rằng, quyết định không tổ chức thi THPT quốc gia sẽ khiến học sinh không có động lực học tập tiếp các nội dung kiến thức còn lại của học kỳ 2.
Ông Nguyễn Thế Bình - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cũng cho rằng, việc tổ chức thi sẽ khiến học sinh và giáo viên có sự nỗ lực hơn trong việc trang bị kiến thức. Chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho đất nước từ lứa học sinh này theo đó cũng được đảm bảo.
"Chúng ta phải nhìn dài hơn vào chất lượng nguồn nhân lực tương lai và vì chính quyền lợi của học sinh khi được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học tập hoặc làm việc trong tương lai để đưa ra những quyết định liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia này", Giám đốc Nguyễn Thế Bình nói.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn - Ma Thế Quyên vẫn cho rằng, tổ chức được kỳ thi sẽ tốt hơn. Lý do là từ những năm học trước, học sinh đã học tập, ôn luyện kiến thức để sẵn sàng tham dự kỳ thi lấy kết quả để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng này. Thời gian vừa qua dù phải nghỉ học ở trường vì phòng chống dịch nhưng học sinh lớp 12 vẫn rất ý thức trong việc học để tháng 8 tới đây sẽ dự thi.
"Mọi thay đổi thời điểm này sẽ làm xáo trộn tâm lý học trò. Các em sẽ băn khoăn, lo lắng không biết nếu xét tốt nghiệp và trường đại học, cao đẳng chủ động tuyển sinh thì phương án như thế nào, sẽ khó khăn ra sao, trong thời gian ngắn các em có đáp ứng được yêu cầu của trường đại học để được vào học tiếp... Nhóm học sinh khá-giỏi ước mơ vào giảng đường đại học đã phấn đấu rất nhiều và sẽ rất tương tư nếu bỏ kỳ thi THPT Quốc gia. Quyết định này, ở khía cạnh nào đó, có thể không công bằng với học sinh. Nên chỉ bất khả kháng khi dịch tiếp tục phức tạp ta mới nên không tổ chức kỳ thi này", ông Quyên nói./.
Nguyễn Trang
Dạy trực tuyến theo chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT khi nghỉ dịch Covid-19 Ngày 3.4, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường THCS, THPT trong việc thực hiện dạy và học qua internet, trên truyền hình trong học kỳ 2 theo chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT vào thời gian tạm nghỉ do dịch Covid-19. Giáo viên dạy học trực tuyến - Liễu Nguyễn Theo đó, trong thời gian học sinh tiếp tục nghỉ do...