Sau Tết, SV Huế “xanh mặt” với các kỳ thi
Kết thúc nghỉ Tết, nhiều bạn sinh viên Huế đang phải “bù đầu” vớic ôi để chuẩn bị cho thi hóc búa kéo dài hơn nữa tháng.
Nhật Anh, sinh viên năm 1 Trường ĐH Khoa học Huế, cho biết: “Chưa có đợt Tết nào mành vừa ăn chơi vừa lo ngay ngáy chuyện học tập như tết năm nay. Mùng 8 Tếnh đã phải lên trường để thi kết thúc học phần rồi”. Trong khi đó, nhiều SV ra Tết phải thi đến 7-8 môn. Một số đã thii môn trong Tết thì giờ nhẹng hơn cũng phải cố hoàn thành 4-5 môn còn lại.
Vì năm nay Tết đến sớm hơn mọi năm nên lịch thi kết thúc học phần học I của nhiều SV bị đẩy lùi rat. Vậy là vừa hết Tết, nhiều bạn SV đã phải cố gắng cấp tốc học ôi, hoặc là nhanh chóng di chuyểno Huế để chuẩn bị cho thi.
Ăn Tết xong, nhiều sinh viên Huế phải lo thi kết thúc học phần.
Lịch thi dồn dập không chỉn các bạn SV ngoại tỉnh “khốn khổ” mà cònn nhiều SV có tạ cũng “đau đầu”. Thanh Sang, SV ĐH Kinh tế Huế, cho hay: “Những ngàyt,nh bị kẹt giữa hai trạng tháinnh như điên lên,nh phải vừa học bài ôn thi cấp tốc lại vừa phải đi thăm mấy đứa bạn thân từ xa về”. Sang đành phải thực hiện “chiến thuật” mà cô gọi là “sáng chạy nhảy đi chơi, đêm thức khuya học bài”.
Nhiều SV còn m cách giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực như sử dụng “phao”. Bạn Phù Du, SV ĐH Khoa học Huế đã làm một bài thơ nói đùa trên Facebook: “Trước Tết nghỉ ngơi, trong Tết đi chơi, ra Tếtc đành phải bơi, nếu không bơi được thì dùng phao chơi.”
Được biết, theo lịch nghỉ Tết của các trường ĐH ở Huế, SV được nghỉ từ 14 đến 15 ngày. Nhưng nhiều bạn cho biết, thật ra thời gian nghỉ Tết của họ kéo dài đến cả tháng do những buổi dạy của học phần đã kết thúc từ trướó khá lâu. Cũng vì thời gian nghỉ dài ngày, với tâm lý “sắp Tết” đeom nên thay vì dùng thời gian này ôn thi, nhiều bạn SV lại sử dụng quỹ thời gian củanho nhữngc vô bổ, để rồi phải “vắt chân lên cổ” ôi khi thi đến.
Video đang HOT
Trọng Việt – Đại Dương
Theo dân trí
Bi hài chuyện chăm con mùa thi
Mỗi khi con bước vào mùa thi, cha mẹ cũng như "ngồi trên đống lửa". Không học được cho con, họ chỉ biết dồn hết sự quan tâm để chăm sóc. Nhiều bậc phụ huynh thực hiện triệt để công thức chăm con đến "từng giấc ngủ, bữa ăn, giờ lên lớp hay khi ôn bài".
Mẹ cười, con mếu
Ngay từ khi con gái bước vào đầu năm học cuối cấp, vợ chồng anh Thanh (Hoàng Hoa Thám - Hà Nội) đã lập hẳn một kế hoạch chăm con.
Anh Thanh chịu trách nhiệm đưa đón con đi học chính - thêm, còn việc ăn uống của con hoàn toàn do một tay chị Tuyết đảm nhiệm. Càng đến ngày con vượt vũ môn, chị Tuyết càng lo lắng. Cả tháng nay chị loay hoay với thực đơn cho con mỗi tuần.
Cứ nghe ai mách có món gì ngon bổ là chị ra chợ mua về chế biến và bắt con ăn ngay. Nhìn vào thực đơn một của con chị, ai cũng phải giật mình khi thời gian bữa ăn cuối cùng là 23h30 không gà hầm thì gà tần kèm sữa. Hơn thế, để đảm bảo, anh Thanh còn thỉnh thoảng về quê (Hà Nam) đặt mua gà mang lên cho đảm bảo.
Áp lực thi cử khiến sĩ tử rất dễ mệt mỏi, áp lực
"Con hay học đêm đến 2, 3h sáng không bổ sung những chất bổ dưỡng thì lấy đâu ra sức mà học. Con thi cha mẹ chẳng học hộ được chỉ còn cách giúp con là chăm con cho có sức khỏe tốt thôi", chị Tuyết chia sẻ.
Còn với Tuấn Cường (ĐH Giao thông Vận tải HN) nhắc đến những ngày ôn thi đại học năm trước vẫn thấy "gai người" với những món ăn bổ não. Quan niệm "ăn gì bổ nấy", học thi cần nhất là thực phẩm bổ não nên trong thực đơn dành cho Cường ngày nào cũng phải có một món "thấy bảo là tốt cho não".
"Thôi thì đủ thứ đầu, não động vật, không óc lợn thì đầu cá nhưng sợ nhất là món bí đỏ. Mẹ bảo bí đỏ vừa mát lại vừa bổ não dễ ăn nên trở thành món thường trực. Nhiều khi ngấy đến tận cổ nhưng thương mẹ cặm cụi cả ngày lại cố ăn để cho bố mẹ vui lòng và an tâm", Cường cho hay.
Còn với gia đình nhà bác Công (Ngọc Hà, Hà Nội), việc cô cháu gái chuẩn bị thi vào trường chuyên cũng trở thành tâm điểm của cả nhà. Để giúp cháu, bà cũng "xí phần" chăm cháu bằng một bát thuốc bắc vào mỗi sáng. Không đun bằng bếp ga hay ấm điện, bà sắm hẳn một chiếc bếp than tự tay canh lửa, tỉ mẩn với từng thang thuốc mà bà "đích thân" lặn lội lên tận phố cổ cắt cho cháu.
Thấy cháu nhăn nhó mỗi khi uống, bà lại xoa đầu: "Chẳng gì tốt bằng thuốc bắc con ạ có ăn uống thế nào cũng không bằng một bát nước thuốc này đâu con ạ".
Hiện nay, trên các diễn đàn mạng dành cho chị em chăm con mùa thi cũng là một trong những chủ đề thu hút rất nhiều topic trong đó một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các mẹ là tìm thuốc bổ não cho con.
Một phụ huynh có nickname mecum lo lắng: "Năm nay con mình thi đại học gia đình mình lo lắm. Nhiều lần hỏi bà chị họ làm bác sĩ về thuốc bổ não đều bị chị nói và xua tay. Đọc nhiều sách báo cũng thấy nhiều lời cảnh báo, nhưng mình nghĩ học thi mà có thêm trợ giúp của thuốc tây vẫn cứ tốt hơn nên mẹ nào biết thông tin gì thì bảo cho mình với".
Khổ vì bổ
Tuần vừa rồi hai vợ chồng anh Thanh - chị Tuyết lo "sốt vó" phải cho con nhập viện vì mấy ngày liền con chẳng ăn uống được gì, việc tiêu hóa cũng gặp trục trặc bất thường. Cầm lỉnh kỉnh những giấy xét nghiệm của con anh chị mới ngã ngửa con bị rối loạn tiêu hóa vì chế độ ăn uống nhồi nhét không khoa học, trong đó có thực phẩm có chứa quá nhiều đạm làm cho con khó hấp thụ.
"Đến lúc đưa thực đơn hàng ngày của con cho bác sĩ xem, các bác bảo: Thực đơn dành cho cháu mà tôi cứ tưởng thực đơn dành cho cả nhà. Hai vợ chồng cứ nghĩ việc ăn uống đơn giản là phải cho con ăn thật nhiều đồ bổ, càng ăn nhiều càng tốt", chị Tuyết chia sẻ.
Không ít những sĩ tử mắc chứng "sợ ăn" chỉ vì bố mẹ chăm sóc quá kỹ nhưng lại không khoa học mà dựa trên những kinh nghiệm truyền miệng.
Đến bây giờ, sau một năm "gắn bó" với những món bí đỏ, Cường cũng miễn dịch với bí đỏ kể từ ngày thi xong đại học. Vừa cười Cường vừa bảo: "Đến bây giờ, chỉ nhìn thấy là em thấy sợ không dám đụng đũa".
Dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh mỗi khi mùa thi về. Việc nhồi nhét trong chế độ dinh dưỡng của con có thể gây ra những hệ quả ngược mà nhiều khi cha mẹ không thể lường trước.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng tính toán, trung bình học sinh phổ thông cần từ 2.300 đến 2.700 calo trong ngày. Nhiều em vì quá chú tâm vào việc học mà quên chuyện ăn uống nên dễ bị suy dinh dưỡng.
Ngược lại, có nhiều phụ huynh cho con ăn quá no hay cho ăn nhiều chất đạm làm cho các em khó tiêu hóa cũng có hại cho sức khỏe.
Học sinh ôn thi tinh thần căng thẳng nên cần chia nhỏ bữa ăn để giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn. Tuyệt đối các em không được bỏ bữa ăn, trong đó bữa ăn sáng rất quan trọng, vì vậy các em cần chú ý cả về số lượng và chất lượng.
Các phụ huynh cần tránh cho con ăn các loại lục phủ ngũ tạng, các loại chân gà hay các loại da động vật vì các thức ăn này không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cần quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra cho các em.
Phải chịu những áp lực học tập cũng như áp lực tâm lý rất lớn, cha mẹ nên chọn cho con những thực phẩm dễ tiêu hóa, đảm bảo uống đủ nước và cung cấp vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho con thư giãn nghỉ ngơi, không nên thể hiện sự lo lắng khiến con quá căng thẳng.
Trong thời điểm học ôn nước rút, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho sĩ tử có sức khỏe để có thể "vượt vũ môn hóa rồng".
Theo Dân Trí
Những chiêu "độc" khi thi cuối kỳ của sinh viên Suy nghĩ "nước đến chân... càng dễ nhảy cao hơn" khiến các bạn càng thờ ơ, bàng quan với việc học. Từ giảng đường đến các khu học tập, từ nhà trọ đến kí túc xá, không nhiều sinh viên nghiêm túc với việc tự học, ôn bài trước và sau khi lên giảng đường, tự tìm tòi để mở rộng kiến thức......