Sau Tết, sĩ tử vào ‘trận chiến’ chọn trường ĐH
Chọn trường theo định hướng gia đình, do nhu cầu của xã hội, thậm chí “đấu tranh” với bố mẹ để được lựa chọn theo ý thích… là những câu chuyện của các sĩ tử trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm nay.
Chọn trường theo sở thích
Đến thời điểm này, khi chuẩn bị tiến hành làm hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng vào đầu tháng 3/2013, các thí sinh đều đã có những dự định riêng cho mình.
Là gia đình có truyền thống theo ngành công an, Minh Hùng (Nam Định) chia sẻ: “Bố mẹ đều là người trong ngành nên năm nay em cũng sẽ nộp hồ sơ vào Học viện An ninh nhân dân. Do điểm đầu vào khối A của trường khá cao nhưng em vẫn quyết tâm đi theo ngành mà gia đình đã định hướng”.
Đam mê hội họa từ nhỏ, Đức Tiến (Đống Đa, Hà Nội) đã từng tham gia nhiều hội nhóm mỹ thuật của thành phố. Không những thế, chàng trai này còn theo học nhiều lớp dạy vẽ tại Cung văn hóa thiếu nhi, hay của các thầy giáo uy tín. Chia sẻ về dự định chọn trường trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới, Tiến cho biết: “Em rất thích trở thành thầy giáo dạy vẽ, vì vậy ngay từ đầu cấp 3 em đã xác định mình sẽ thi vào trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Hy vong với nỗ lực trong thời gian qua, em sẽ thực hiện được ước mơ của mình”.
Nhiều thí sinh được chọn trường theo đúng sở trường. (Ảnh minh họa)
Bạn Ngọc Bảo (Định Công, Hà Nội) là thí sinh đã từng tham gia kỳ thi tuyển sinh năm 2012, tuy chỉ đỗ nguyện vọng 2 vào ĐH Dân lập Thăng Long nhưng chàng trai này vẫn nuôi ý chí quyết tâm thi lại theo đúng mong muốn của mình. Bảo chia sẻ: “Mình đang theo học khoa Kinh tế – Quản lý nhưng nguyện vọng của mình là trở thành kiến trúc sư. Vì vậy năm nay mình sẽ đăng ký dự thi lại vào ĐH Kiến Trúc để tiếp tục theo đuổi ước mơ”.
Chọn trường theo định hướng gia đình, nhu cầu xã hội
Do kinh tế suy thoái, những năm gần đây, một bộ phận sinh viên theo học các ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế không tìm được việc làm. Thông tin này cũng ảnh hưởng đến việc chọn trường của các thí sinh.
Video đang HOT
Minh Long (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Năm lớp 10 mình rất thích khoa Tài chính – Ngân hàng của ĐH Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên, do nghe được thông tin nhiều trường cắt giảm chỉ tiêu vì sinh viên không có việc nên mình đã quyết định thay đổi lựa chọn đăng ký dự thi vào ĐH Bưu chính Viễn thông”.
Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến việc chọn trường của thí sinh. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh những bạn đã xác định rõ nguyện vọng, sở trường của mình, nhiều thí sinhdo băn khoăn về khả năng của bản thân thường hỏi ý kiến gia đình trước khi chọn trường. Ngọc Anh (Trực Ninh, Nam Định) tâm sự: “Lực học của mình chỉ ở mức trung bình khá, nên cũng rất băn khoăn khi lựa chọn giữa ĐH Thương Mai và ĐH Mỏ địa chất. Tuy nhiên sau khi được anh trai đã từng thi đại học tư vấn mình đã quyết định lựa chọn ngành Hóa dầu của ĐH Mỏ Địa chất. Vì cơ hội nghề nghiệp của ngành này trong tương lai rất lớn, hơn nữa điểm đầu vào không quá cao. Hy vọng với định hướng này của gia đình sẽ giúp mình đỗ đại học”.
“Băn khoăn đứng giữa hai dòng nước”
Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều thí sinh vẫn chưa quyết định trường đại học, cao đẳng sẽ đăng ký dự thi, và đang tiếp tục cân nhắc đến khi hết hạn nộp hồ sơ.
Bạn Mai Lan (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Em rất thích trở thành luật sư. Tuy nhiên em đang băn khoăn nên nộp hồ sơ vào Khoa Luật (ĐH Quốc gia HN) hay ĐH Luật thì tốt hơn. Có lẽ em vẫn sẽ làm hai bộ hồ sơ và cân nhắc đến khi gần hết hạn sẽ quyết định nộp vào đâu”.
Nhiều thí sinh vẫn đang băn khoăn chưa xác định được trường để nộp hồ sơ.
Quỳnh Chi (Nam Định) lại đang mắc phải tình huống trớ trêu khi quyết định chọn trườngthi đại học. Chi là học sinh giỏi của lớp, việc thi đỗ đại học nằm trong khả năng, nên gia đình muốn hướng em thi vào ĐH Y Hà Nội khoa Răng Hàm Mặt.
Do rất cá tính và đam mê nghề báo, Chi lại dự định nộp hồ sơ vào HV Báo chí tuyên truyền. Sợ con theo nghề báo vất vả, gia đình Chi kịch liệt phản đối. Vì vậy, dù sắp đến ngày phải tiến hành làm hồ sơ thi đăng ký dự thi, Chi vẫn chưa thống nhất được với gia đình và đang tiếp tục “đàm phán”. Cô bạn này chia sẻ: “Hiện tại chắc mình vẫn đang cố gắng thuyết phục bố mẹ, có thể đến gần ngày hết hạn nộp hồ sơ mình mới làm”.
Dù chọn trường vì lý do gì, các thí sinh và gia đình cần cân nhắc yếu tố về năng lực, nhu cầu của xã hội và nguyện vọng của bản thân để cánh cửa vào đại học, cao đẳng có thể rộng mở.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Đăng ký dự thi ĐH-CĐ: Biết chọn trường vừa sức
Các trường THPT đã cơ bản thu nhận xong hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của học sinh (HS). Tình hình sơ bộ cho thấy HS đã biết lượng sức mình khi chọn trường thi.
HS Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chọn vào thẳng CĐ
Tại TP.HCM, theo bà Kim Anh - phụ trách học vụ Trường THPT Marie Curie, có tất cả 2.427 hồ sơ ĐKDT của HS mà trường nhận được. Trong khi đó, trường có tất cả 1.042 HS lớp 12. Như vậy, số lượng HS nộp 3 bộ hồ sơ trở lên không nhiều, mặc dù vẫn có trường hợp HS nộp đến 6 bộ hồ sơ. So với các năm trước, số lượng hồ sơ "ảo" (HS đăng ký nhưng không thi), đã giảm mạnh.
Các trường ĐH mà HS Trường THPT Marie Curie đăng ký nhiều nhất là: ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Hoa Sen, CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM... Đặc biệt, số lượng HS mượn thi tại trường ĐH để đăng ký thẳng vào học trường CĐ khá nhiều. Theo lý giải của phụ huynh và HS, việc lựa chọn này căn cứ vào sức học trung bình của HS và chọn như vậy sẽ an toàn hơn khi lấy kết quả thi ĐH xét tuyển CĐ. Vì khi xét tuyển, sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều thí sinh, cơ hội sẽ thấp hơn.
Bà Nguyễn Thị Phượng - phụ trách tuyển sinh Trường THPT Gia Định, cho biết: "Số lượng hồ sơ của HS trong trường nộp vào các ngành kinh tế gần như ngang bằng khối ngành kỹ thuật, nông lâm, sư phạm... Số HS chỉ nộp hồ sơ thi vào trường CĐ cũng khá nhiều, rơi vào những em có học lực trung bình và dưới trung bình".
Thống kê tại phòng giáo vụ Trường THPT Trưng Vương cho thấy, có khoảng 1.700 hồ sơ ĐKDT trên tổng số 700 HS lớp 12 tại trường. Điều này cũng cho thấy hồ sơ "ảo" tại trường rất ít. Số lượng HS nộp hồ sơ thi một trường ĐH và một trường CĐ là chủ yếu.
Ở các trường THPT chuyên hoặc nổi tiếng có nhiều HS học lực khá giỏi như: THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Thượng Hiền..., thống kê cho thấy đa số HS chọn con đường đi du học hoặc chọn thi những trường ĐH có điểm chuẩn hằng năm cao như: ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngoại thương (cơ sở 2)...
Ít HS thi khối A1
Năm 2012, hầu hết các trường ĐH, CĐ bổ sung thêm khối thi A1 bên cạnh khối A truyền thống. Thế nhưng thực tế cho thấy số lượng HS nộp hồ sơ ĐKDT vào khối thi A1 không nhiều.
Theo ông Nguyễn Văn Cải - Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Củ Chi), số lượng HS đăng ký thi nhiều nhất lần lượt ở khối A (281 HS), khối D1 (123 HS), khối B (108 HS). Trong khi đó, chỉ có 31 HS ĐKDT khối A1. Tại Trường THPT Marie Curie, chỉ có 200/2.427 hồ sơ ĐKDT thi khối A1. Ở nhiều trường khác, số lượng hồ sơ thi khối A1 cũng khá ít.
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, nhận xét: "Tại trường có rất ít hồ sơ ĐKDT vào khối A1. Lý do có thể là các em vẫn ngại ngần vì khối thi này chưa thi lần nào, không biết đề thi có mức độ khó hay dễ. Môn Anh văn các HS ngoại thành học cũng không giỏi, sợ cạnh tranh không được với các thí sinh khác. Rất nhiều HS nộp hồ sơ thi khối A1 chỉ vì... sợ môn hóa".
Theo bà Lê Thị Thúy Hồng - Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10), số lượng HS chọn thi khối A1 tại trường khá thấp, có lẽ do môn vật lý không thi tốt nghiệp THPT, nên cơ hội bổ túc kiến thức môn học này không được nhiều. Ngoài ra, các em cũng lo ngại chẳng may rớt nguyện vọng 1, việc xét tuyển khối thi A1 vào các ngành sẽ hẹp hơn khối A nên không chọn.
Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, thông thường chỉ có những HS giỏi Anh văn mới dám chuyển sang khối A1. Đa số HS đã ôn thi khối A từ đầu năm học, thậm chí từ lớp 10. Khối A1 chỉ vừa được công bố bổ sung, HS sẽ rất ngần ngại khi chuyển qua thi.
Lo ngại khối C Tình hình nộp hồ sơ ĐKDT của HS các trường THPT cũng cho thấy rất ít HS chọn lựa thi khối C. Tại Đà Nẵng: Chiều ngày 11.4, hầu hết các trường THPT đã dần hoàn tất việc thu nộp hồ sơ. Cô Trần Thị Hương - giáo vụ Trường THPT Phan Châu Trinh, cho biết: "Đa số HS đều chọn các khối thi A, A1, D; riêng khối C rất hiếm, chỉ khoảng 10/3.800 hồ sơ ĐKDT. Thầy Nguyễn Quang Long - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, cho hay hầu hết HS của trường cũng nhắm thi vào các khối ngành A, A1 và D. Chỉ có chừng 20/1.000 hồ sơ dự thi vào khối C. Tại Hà Nội: Đa số HS Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Q.Ba Đình) nộp đơn dự thi khối A, khối A1 chỉ chiếm khoảng 5-10%, khối C cũng khá ít, chỉ khoảng vài hồ sơ. Đại diện Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Q.Cầu Giấy), THPT Lê Quý Đôn (Q.Đống Đa) đều cho biết cũng chỉ có khoảng 5, 6 HS thi khối C. Tại TP.HCM: Số hồ sơ đăng ký khối C tại Trường THPT Quang Trung là 31, Trường THPT Marie Curie 21 HS... T.Nguyễn - D.Hiền - Đ.Nguyên
Theo TNO
Gỡ rối việc chọn trường Bạn sắp bước vào cánh cửa đại học, nhưng đang phân vân chưa đưa ra được quyết định. Đừng quá lo lắng, hãy bắt đầu bằng những tiêu chí sau. Ước mơ, hoài bão Trước hết hãy liệt kê danh mục những ước mơ của bạn, theo 2 cách: -Theo chiều hướng những ước mơ, công việc muốn có trong tương lai. -Theo...