Sau “rồng lửa” S-400, Nga sắp đưa trạm radar cảnh báo tên lửa tới Crimea
Nga chuẩn bị xây dựng một trạm radar tối tân tại Crimea để thay thế hệ thống cũ từ thời Liên Xô nhằm nâng cao khả năng cảnh báo tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ukraine leo thang.
Hệ thống radar Voronezh-M (Ảnh: RT)
“Địa điểm và thời gian triển khai trạm radar mới đã được xác định: việc lắp đặt hệ thống này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm sau ở ngoại ô Sevastopol, nơi trạm radar Dniepr cũ đang được triển khai”, Sergey Boev, thiết kế trưởng của hệ thống cảnh báo tên lửa sớm Nga, nói với hãng tin Interfax. Thông tin này đã xác nhận tin đồn xuất hiện từ lâu về kế hoạch thiết lập trạm radar lớp Voronezh của Nga tại Crimea.
Sau khi Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên 1990, trạm radar Dniepr đã được nhượng lại cho Ukraine. Sau đó, Nga đã thuê lại trạm này trong một khoảng thời gian để cung cấp dữ liệu cho quân đội Nga.
Tuy nhiên hợp đồng thuê rốt cuộc bị đổ vỡ và trạm radar Dniepr bị bỏ không suốt hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian này, trạm radar Dniepr bị hư hại và không còn đủ khả năng hoạt động.
Theo ông Boev, trạm radar lớp Voronezh mới “sẽ vượt trội đáng kể so với trạm Dniepr” cũ trước đây. Trạm radar lớp Voronezh từng kiểm soát khu vực Trung Đông và có khả năng phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo ở cách xa 3.500 km.
Video đang HOT
Trong 10 năm qua, một số trạm radar lớp Voronezh đã được xây dựng trên khắp lãnh thổ Nga để thay thế các hệ thống và radar lỗi thời từ thời Liên Xô. Phụ thuộc vào vị trí lắp đặt, trạm radar mới có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa cũng như các vật thể bay khác ở khoảng cách lên tới 6.000 km.
Các trạm radar lớp Voronezh được cho là tương đối dễ lắp đặt. Trong khi các trạm radar cũ trước đây thường mất hàng năm để lắp đặt, trạm radar lớp Voronezh chỉ mất 12 tháng.
Ngoài trạm radar lớp Voronezh, Interfax cũng dẫn một nguồn tin an ninh Crimea cho biết Nga đang nghiên cứu một hệ thống kỹ thuật mới cho phép Moscow theo dõi các hoạt động hàng hải xung quanh bán đảo Crimea hiệu quả hơn. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ lãnh hải của Nga tốt hơn.
Hệ thống S-400 Triumph/SA-21 Growler của Nga (Ảnh: Reuters)
Sau khi lực lượng an ninh Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu chiến cùng hơn 20 thủy thủ Ukraine trong vụ đụng độ gần eo biển Kerch hôm 25/11, Nga liên tiếp công bố các kế hoạch triển khai vũ khí cũng như khí tài quân sự tới bán đảo Crimea – vùng đất tranh cãi giữa Nga và Ukraine. Người phát ngôn quân khu phía Nam Nga Vadim Astafiyev ngày 28/11 thông báo Nga sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tới Crimea và hệ thống này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước cuối năm nay.
Tại Crimea, Nga đã triển khai 3 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 hiện đại với tầm hoạt động 400 km, cho phép Nga kiểm soát vùng trời rộng lớn trên biển Đen. Quan chức Bộ ngoại giao Ukraine Olexiy Makeyev cho biết việc Nga triển khai S-400 tới Crimea không chỉ “gây nguy hiểm” cho Ukraine mà cho toàn bộ khu vực biển Đen.
“Tầm hoạt động của S-400 lên tới 400 km, do vậy hệ thống này đặt toàn bộ các nước tại khu vực biển Đen, bao gồm các nước thành viên NATO, vào mối đe dọa tấn công. Chúng tôi cũng biết rằng các tên lửa (S-400) có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất”, ông Makeyev cho biết.
Thành Đạt
Theo Dantri/RT
Ukraine cấm người nước ngoài đến Crimea sau cuộc đụng độ trên biển với Nga
Ukraine đã ban hành lệnh cấm người nước ngoài đến bán đảo Crimea thông qua biên giới trên bộ của nước này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Ukraine ban bố thiết quân luật sau vụ Nga bắt giữ tàu và thủy thủ Ukraine ở eo biển Kerch cuối tuần trước.
Quan hệ Nga-Ukraine căng thẳng sau khi Nga nhận sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014. (Ảnh minh họa: RIA)
AP dẫn thông tin từ lực lượng biên phòng Ukraine ngày 29/11 cho biết, bất cứ ai không phải công dân Ukraine đều không được phép đến Crimea thông qua biên giới trên bộ của Ukraine. "Tuân thủ lệnh thiết quân luật, việc qua lại biên giới hành chính giữa Ukraine với Crimea chỉ được phép đối với công dân có giấy tờ tùy thân Ukraine", Reuters dẫn lời một người phát ngôn Cơ quan biên phòng Ukraine cho biết ngày 29/11.
Động thái trên là một trong số các hạn chế bắt đầu có hiệu lực sau khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ban hành lệnh thiết quân luật trong vòng tháng kể từ ngày 28/11. Tổng thống Poroshenko trước đó đảm bảo rằng các công dân Ukraine sẽ không vướng bất cứ hạn chế nào về việc đi lại cũng như rút tiền do lệnh thiết quân luật, các hạn chế đó chỉ ảnh hưởng đến người Nga.
"Sẽ có những hạn chế đối với công dân Nga mà tôi cho là phù hợp", ông Poroshenko cho biết. Thực tế, giới chức Ukraine đã cấm người Nga vượt qua biên giới kể từ sau vụ đụng độ cuối tuần qua ở eo biển Kerch.
Giới chức Nga xác nhận, hôm 25/11, lực lượng tuần tra của họ buộc phải nổ súng để bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ Ukraine sau khi các tàu này phớt lờ cảnh báo, xâm phạm lãnh hải Nga ở eo biển Kerch nối Biển Đen với biển Azov. Trong khi Moscow cáo buộc các tàu Ukraine được trang bị nhiều vũ khí và thậm chí đã chĩa nòng súng về phía các tàu tuần tra của Nga, thì Cơ quan tình báo Ukraine cáo buộc, trực thăng quân sự Ka-52 của Nga khi đó đã nã 4 quả rocket về phía các tàu Ukraine trước khi bắt giữ các tàu này.
Nga hiện vẫn bắt giữ các tàu và thủy thủ Ukraine để chờ xét xử. Nếu bị buộc tội xâm phạm lãnh hải, các thủy thủ Ukraine có thể đối mặt với 6 năm tù.
Quan hệ Nga-Ukraine leo thang căng thẳng sau vụ chạm trán ở eo biển Kerch. Mối quan hệ này vốn không êm đềm kể từ sau khi Nga chấp nhận cho bán đảo Crimea sáp nhập vào lãnh thổ năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Sau khi tiếp nhận Crimea, Nga đã xây dựng cây cầu thế kỷ qua eo biển Kerch, nối liền đất liền Nga với bán đảo Crimea. Hiện tại, nếu du khách không thể đến Crimea qua biên giới của Ukraine vẫn có thể đến đó bằng đường hàng không từ Nga hoặc qua cây cầu Kerch.
Minh Phương
Theo Dantri/ RT
Nóng: Nga điều rồng lửa S-400 đến Crimea 'nghênh đón' Ukraine Trung đoàn thứ tư của hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-400 "Triumph" hôm nay đã bắt đầu nhận nhiệm vụ trực chiến ở phía bắc Crimea, cách biên giới Ukraine 20 km, trưởng bộ phận hỗ trợ thông tin Hạm đội Biển Đen LB Nga, ông Alexey Rulev nói với các nhà báo. Hệ thống rồng lửa S-400 của Nga...