Sầu riêng thơm ngon béo ngậy nhưng lại là loại quả nóng, những đối tượng nào nên kiêng ăn?
Mùa hè là mùa sầu riêng, chúng ta khó có thể cưỡng lại vị ngon của thứ quả đặc biệt này.
Tuy nhiên, có một số người cần kiêng kị ăn sầu riêng tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sầu riêng là thứ quả được ưu ái gọi bằng danh xưng “vua của các loại trái cây”. Nó chinh phục vị giác với hương thơm đặc trưng, mùi vị béo ngậy, ngọt ngào. Đặc biệt, sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100 gram sầu riêng chứa 147 kcal, carbohydrate 27,1g, protein 1,47g, chất béo 5,33g, chất xơ 3,8g, citamin, các khoáng chất (như vitamin A 2mcg, vitamin C 19,7mg, magiê 3 mg, sắt 0,43mg, đồng 0,2mg, canxi 6mg, kali 436mg, phốt pho 39mg,…),…
Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng
Với dưỡng chất dồi dào như vậy, sầu riêng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa (giảm táo bón, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chuột rút…), loại bỏ cholesterol LDL (cholesterol xấu) ra khỏi cơ thể, giảm huyết áp, chống lão hóa, điều trị chứng mất ngủ, cải thiện sức khỏe xương, điều trị chứng thiếu máu,…
Video đang HOT
Sầu riêng có tính nóng và khô
Tuy nhiên, sầu riêng lại là loại quả có tính nóng và khô nên khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng nóng trong, dẫn đến nổi mụn, nhiệt miệng,… Lượng sầu riêng mỗi lần ăn của một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên dừng ở mức 2 miếng.
Ngoài ra, có một số người nên kiêng loại hoa quả này, như:
-Người có cơ địa nóng: Sầu riêng tính nóng, kết hợp cơ địa nóng trong dễ gây ra ngộ độc.
-Bệnh nhân tăng đường huyết: Sàu riêng có hàm lượng đường lớn, bệnh nhân đường huyết cao hoặc đái thái đường đặc biệt nên tránh
-Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da: Tính nóng trong sầu riêng dễ làm người có bệnh ngoài da bị nặng hơn.
-Bệnh nhân tim mạch và mạch máu não: Sầu riêng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mao mạch, nặng hơn là vỡ mạch máu, đột quỵ và các hiện tượng khác đối với bệnh nhân tim mạch và mạch máu não.
-Bệnh nhân u nang buồng trứng: Tính nóng và chất dinh dưỡng trong sầu riêng có thể làm u nang buồng trứng phát triển nhanh và dần chèn ép các bộ phận khác của buồng trứng, gây chảy máu hoặc thậm chí là xoắn u nang.
-Bệnh nhân mắc bệnh thận: Sầu riêng có hàm lượng kali cao, không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận.
Được ví là vị thuốc hạn chế sưng viêm và tiểu đường, rau này dễ trồng như cỏ
Rau dền được trồng khá nhiều ở nước ta. Ngoài việc là loại rau ăn hàng ngày, trong y học cổ truyền, rau dền được biết tới như nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt trong việc hạn chế sưng viêm, bệnh tiểu đường, thiếu máu...
Rau dền là loại dễ trồng và có nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g rau nấu chín chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau: Năng lượng: 102 kcal; Chất đạm: 3.8g; Chất béo: 1.56g; Chất xơ: 2.1g; Đường: 1g; Canxi: 47mg; Sắt: 2.1mg; Magie: 65mg; Natri: 6mg...
Rau có hai loại, dền đỏ thường phần thân và lá màu đỏ tía, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, glucid và protid. Khi nấu canh sẽ cho ra màu nước đỏ rất đẹp. Rau dền xanh thì phần thân và lá có màu xanh tươi, chủ yếu được dùng làm thuốc bởi chúng chứa nhiều khoáng chất và hoạt hóa cơ thể.
Theo nghiên cứu y khoa, ăn rau dền mỗi ngày có khả năng duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định
Rau dền có chứa các chất có lợi như chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, có vai trò trong việc hạn chế sưng viêm, bệnh tiểu đường, thiếu máu... Trong y học cổ truyền, rau dền còn được biết tới như nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Trong rau dền có nhiều canxi khiến loại rau này trở thành một loại siêu thực phẩm tăng cường sức mạnh của xương và ngăn ngừa chứng loãng xương.
Đối với trẻ nhỏ, canxi đóng vai trò xây dựng cấu trúc của xương, giúp trẻ cao lớn. Đối với người trưởng thành thì canxi giúp duy trì độ bền chắc của xương và tránh được bệnh loãng xương ở người trung niên. Vì vậy, rau dền đáp ứng được nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể một cách dễ dàng và không mất nhiều tiền.
Theo nghiên cứu y khoa, ăn rau dền mỗi ngày có khả năng duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định, vì vậy kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ và ít calo, giúp kiểm soát cân nặng lý tưởng, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường.
Một vài nghiên cứu cho rằng, các chất dinh dưỡng và chất xơ có trong loại rau này có khả năng ngăn ngừa cholesterol LDL "xấu", giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Rau dền cũng chứa nhiều loại chất khoáng, trong đó có sắt, đóng vai trò trong sản xuất hồng cầu và trao đổi chất của tế bào, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.
Trong dân gian, rau dền cũng được sử dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,... bởi trong loại rau này có chứa lượng lớn chất xơ , bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì) trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng của rau dền được chứng minh qua việc ứng dụng như một phương thuốc hỗ trợ giảm các triệu chứng như viêm lợi, đau họng, loét miệng.
Loại trà có sẵn trong nhà bếp, được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp giải độc cơ thể Loại trà này được làm từ những nguyên liệu được coi là kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Loại trà được nhắc đến ở đây là trà tỏi! Trà tỏi được làm từ tỏi kết hợp với chanh và mật ong. Loại trà này rất tốt cho những trường hợp bị nhiễm trùng hô hấp,...