Sau ông Trump, Twitter xóa nhiều tài khoản ủng hộ cựu tổng thống Mỹ
Những tài khoản này đều cổ vũ trào lưu thuyết âm mưu QAnon.
Sáng 9/1 (giờ Việt Nam), Twitter cho biết sẽ cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Reuters , ông Trump sẽ không thể tiếp tục truy cập tài khoản. Tất cả nội dung chia sẻ và hình ảnh của tài khoản sẽ bị xóa. Trước khi bị xóa, tài khoản cá nhân của ông Trump có 88,7 triệu người theo dõi.
Twitter cho biết quyết định đình chỉ tài khoản cá nhân của ông Trump được đưa ra sau khi xem xét nội dung hai chia sẻ trong ngày 8/1.
Sau ông Trump, một loạt người ủng hộ Tổng thống Mỹ bị cấm trên Twitter.
Không dừng lại ở đó, mạng xã hội này còn cấm hàng loạt tài khoản ủng hộ ông Trump thường xuyên chia sẻ những nội dung thuyết âm mưu cực hữu, còn được gọi là trào lưu QAnon.
Trong số những tài khoản vừa bị cấm có cựu cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ Michael Flynn, cùng luật sư tham gia nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử Sydney Powell.
“Những tài khoản này đều bị cấm theo chính sách hành động gây hại của chúng tôi. Chúng tôi luôn nói rõ sẽ đưa ra hành động kiên quyết với các hành vi có thể dẫn tới nguy hại bên ngoài”, Twitter thông báo.
Ông Michael Flynn từng đóng vai trò cố vấn an ninh cho Tổng thống Trump vào năm 2017. Tháng 11/2020, ông Flynn được Tổng thống Mỹ ân xá sau khi nhận tội nói dối FBI về việc liên lạc với quan chức Nga.
Bà Sydney Powell là trợ lý của luật sư ông Trump Rudy Giuliaci trong nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống. Bà Powell thường xuyên chia sẻ trên tài khoản cá nhân về nghi ngờ gian lận bầu cử, nhưng các chứng cứ đều bị bác bỏ khi ra tòa.
Ngoài ra, Twitter còn cấm tài khoản của Ron Watkins, quản lý trang cực hữu 8kun, còn được biết đến với tên 8chan.
QAnon là các nhóm chuyên tuyên truyền các thuyết âm mưu. Lý thuyết chính của nhóm này, theo Wall Street Journal , là có một đội ngũ những kẻ buôn trẻ em cực kỳ quyền lực trên thế giới.
Video đang HOT
Twitter là nền tảng ưa thích của ông Trump. Ông nhiều lần khẳng định đây là kênh hữu hiệu nhất để giao tiếp trực tiếp với người dân Mỹ.
QAnon cũng như các nhóm thuyết âm mưu phát triển mạnh trên các mạng xã hội kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới vào tháng 3. Theo số liệu của New York Times , số lượng tương tác trong các nhóm QAnon đã tăng 2-3 lần trong 6 tháng đầu năm 2020.
Sau khi bị Twitter đóng tài khoản cá nhân, ông Trump dùng tài khoản chính thức của tổng thống Mỹ tại địa chỉ @POTUS để tuyên bố sẽ “tự xây một nền tảng riêng trong tương lai gần”. Twitter lại nhanh chóng xóa phát biểu này.
Ông Trump cáo buộc “Twitter đã đi quá xa” trong việc ngăn chặn các tiếng nói. Ông cáo buộc công ty này hợp tác với phe Dân chủ để khóa tài khoản của mình, nhằm “buộc tôi và các bạn, 75 triệu người dân yêu nước đã bỏ phiếu cho tôi, phải im lặng”.
“Chúng ta sẽ không bị bịt miệng”, ông Trump khẳng định.
Ông Trump cuối cùng cũng thành 'Người Thường' trên mạng
Việc ông Donald Trump bị khóa tài khoản Facebook, Twitter cho thấy có những ranh giới mà ngay cả tổng thống cũng không được vượt qua.
Trong suốt 4 năm nhiệm kỳ, Tổng thống Trump thường xuyên vi phạm quy tắc của Facebook và Twitter nhưng chỉ bị nhắc nhở, gắn thẻ bài đăng. Dù cho rằng hành động ấy nhằm giữ quyền tự do ngôn luận, các mạng xã hội vẫn bị chỉ trích do xử lý quá nhẹ tay. Họ lo rằng sẽ bị ông Trump và đồng minh chỉ trích.
Cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1 dường như là "giọt nước tràn ly", khiến Facebook và Twitter có những hành động mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Tài khoản của tổng thống trên Facebook bị khóa vô thời hạn, ít nhất là đến 20/1 sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Twitter ban đầu chỉ khóa tài khoản ông Trump trong 24 giờ, nhưng sau đó tuyên bố khóa vĩnh viễn do "nguy cơ kích động bạo lực trong tương lai".
Facebook và Twitter đã xử lý ông Trump theo cách mạnh mẽ nhất.
Facebook, Twitter nhiều lần nhượng bộ ông Trump
Đây không chỉ là lần đầu Facebook và Twitter áp đặt lệnh cấm lên tài khoản tổng thống, mà cũng là lần đầu họ chịu áp lực phải xử lý ông Trump theo cách này.
Twitter, phương tiện phát ngôn ưa thích của ông Trump, từ lâu đã đối mặt với những bài đăng không phù hợp của tổng thống. Năm 2017, các nhà phê bình cho rằng một bài viết của ông Trump liên quan đến Triều Tiên đã vi phạm chính sách về đe dọa bạo lực. Lúc ấy, Twitter giải thích rằng bài viết từ các lãnh đạo được đăng "vì lợi ích cộng đồng" nên không cần xóa.
Tháng 10/2020, Twitter tiếp tục đối mặt áp lực khi không xử lý tài khoản của lãnh đạo Iran vì đe dọa Israel. "Chúng tôi không cho rằng bài đăng ấy vi phạm điều khoản dịch vụ... Đó là một phần trong bài phát biểu của lãnh đạo các nước với quốc gia khác", CEO Jack Dorsey giải thích.
Trước đó, Twitter đã có những thay đổi liên quan đến bài đăng của chính trị gia. Năm 2019, nền tảng này tuyên bố dán nhãn, không ưu tiên bài đăng vi phạm chính sách của chính trị gia nhưng không xóa bỏ.
Thay đổi này đã được áp dụng vào tháng 5/2020, khi Tổng thống Trump đăng bài liên quan đến biểu tình sau cái chết của George Floyd: "Khi cướp bóc xảy ra, tiếng súng sẽ nổ".
Twitter cho rằng bài viết trên "khuyến khích bạo lực" nên cần dán nhãn "lợi ích cộng đồng".
Twitter là nền tảng ưa thích của Tổng thống Trump. Ông nhiều lần khẳng định đây là kênh hữu hiệu nhất để giao tiếp trực tiếp với người dân Mỹ.
Nếu Twitter đôi khi miễn cưỡng trừng phạt ông Trump, Facebook thậm chí còn dễ dãi hơn. Với lập luận "chúng tôi không phải người phán xử" của CEO Mark Zuckerberg, mạng xã hội lớn nhất hành tinh từ chối kiểm tra tính xác thực trong bài đăng của ông Trump (và chính trị gia nói chung). Tuy nhiên, Facebook đã lần đầu thay đổi chính sách do ảnh hưởng từ Trump vào năm 2015, khi ông vẫn còn là ứng viên tổng thống.
Thời điểm đó, ông Trump đăng video kêu gọi cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Các nhân viên Facebook được cho là muốn gỡ nó do vi phạm quy tắc về phát ngôn thù địch. Tuy nhiên, họ đã không làm như vậy bởi Zuckerberg "không muốn xóa", theo Washington Post .
Năm 2016, Facebook bổ sung quyền miễn trừ cho nội dung "đáng tin" dù chúng có thể vi phạm quy tắc. Tuy nói rằng quy tắc ấy được đưa ra sau tranh cãi về một bức ảnh lịch sử, đó cũng là vỏ bọc để Facebook tránh kiểm duyệt nội dung của ông Trump và các lãnh đạo khác.
Đến năm 2019, Mark Zuckerberg một lần nữa khẳng định quan điểm tự do ngôn luận, trước đó, Facebook đã bị chỉ trích do để chính trị gia đăng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm. Một tháng trước đó, các quan chức Facebook khẳng định chính trị gia không chỉ được miễn trừ khỏi quy tắc, kể cả việc chịu trách nhiệm trước hệ thống kiểm duyệt bài đăng.
Ngày 8/1, Twitter tuyên bố khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump.
Không còn động lực bào chữa cho tổng thống
Zuckerberg đặc biệt phản đối việc áp đặt bất cứ giới hạn lên tài khoản ông Trump. Khi Twitter kiểm duyệt bài đăng của tổng thống về gian lận bầu cử năm 2020, Facebook cực lực phản đối hành động này. Khi Twitter hạn chế bài đăng của tổng thống vì đe dọa người biểu tình, Facebook từ chối làm theo.
Thời điểm đó, Zuckerberg giải thích rằng chính sách Facebook cho phép "thảo luận xoay quanh việc sử dụng vũ lực của nhà nước" - lập luận khiến nhiều nhân viên Facebook tổ chức "biểu tình ảo" để phản đối.
Thế nhưng sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1, CEO Facebook đã thay đổi giọng điệu. Trong cùng ngày, mạng xã hội đã xóa video khuyến khích biểu tình của ông Trump, khóa tài khoản của ông trong 24 giờ. Đến ngày 7/1, Zuckerberg tuyên bố kéo dài lệnh cấm ít nhất là đến 20/1, sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
"Trong vài năm qua, chúng tôi đã cho phép Tổng thống Trump sử dụng nền tảng phù hợp với quy định riêng, đôi khi xóa bài viết hoặc dán nhãn nếu vi phạm chính sách. Chúng tôi làm như vậy vì tin rằng công chúng có quyền tiếp cận bài phát biểu chính trị rộng rãi nhất, thậm chí khi chúng gây tranh cãi.
Người biểu tình xông vào Điện Capitol, phản đối kết quả bầu tổng thống.
Nhưng bối cảnh hiện tại về cơ bản đã khác, liên quan đến việc (ông Trump) sử dụng nền tảng của chúng tôi để kích động bạo lực, chống lại chính phủ được bầu cử dân chủ", Mark Zuckerberg cho biết trong bài đăng ngày 7/1.
Twitter cũng tuyên bố khóa tài khoản ông Trump trong 24 giờ. Sau đó, 2 bài viết của ông đã khiến Twitter xem xét, cuối cùng khóa vĩnh viễn tài khoản. Trước đó, Twitter cũng dọa sẽ khóa tài khoản vĩnh viễn nếu tổng thống tiếp tục tái phạm.
Facebook cũng đang đối mặt với áp lực cấm vĩnh viễn tài khoản của ông Trump, điều mà chỉ vài tháng trước không ai nghĩ tới. "Giờ là lúc các công ty tại Thung lũng Silicon ngừng tạo điều kiện cho hành động quái dị này, đồng thời tiến xa hơn những gì họ từng làm bằng cách cấm vĩnh viễn ông ta (Trump) khỏi nền tảng", cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama chia sẻ.
Không chỉ trong 2 tuần nữa, lý do khiến nhiều người ủng hộ việc khóa vĩnh viễn tài khoản của Trump đến từ tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2024 của ông. Facebook và Twitter có thể tiếp tục để ông tung hoành với tư cách là ứng viên tổng thống. Dù chỉ là kịch bản giả định, chừng đó cũng đủ để khiến một số nhà phê bình kêu gọi cấm vĩnh viễn tài khoản của tổng thống.
Facebook và Twitter dường như không còn động lực để bào chữa cho tổng thống như trước đây. Tài khoản của ông Trump sẽ phải tuân theo quy định dành cho những "người bình thường".
Facebook, Twitter 'tiếp tay' bạo loạn tại Điện Capitol? Theo BuzzFeed, kế hoạch tấn công Điện Capitol ngày 6/1 đã được thảo luận công khai trên mạng xã hội trong nhiều tuần nhưng không bị xử lý. Khi lưỡng viện quốc hội kiểm phiếu để xác nhận kết quả bầu tổng thống Mỹ, hàng nghìn người đã xông vào Điện Capitol, gây náo loạn vì cho rằng cuộc bầu cử "bị đánh...