Sau những vụ bếp ga mini phát nổ như bom: Dùng sai cách là tự hại gia đình mình
Từng có trường hợp nạn nhân N.K.T, 21 tuổi (Đắk Lắk) phải cắt bỏ bàn tay trái vì bếp ga mini bất ngờ phát nổ như bom.
Bếp ga mini là loại bếp có bình ga nhỏ nằm ngay sát bếp (nơi sinh nhiệt), thường được các gia đình, quán ăn sử dụng khi ăn lẩu, nướng hoặc sinh viên ở trọ dùng để nấu ăn. Loại bếp này tuy nhỏ gọn và dễ dùng nhưng cũng tồn tại rất nhiều rủi ro, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không cẩn trọng khi sử dụng.
Hồi đầu tháng 9 mới đây, một vụ bếp ga mini bất ngờ phát nổ khi cả gia đình 10 người ở buôn Trấp (huyện Krông Ana, Đắk Lắk) đang ngồi ăn lẩu khiến dư luận xôn xao. Vụ tai nạn khiến một người bị bỏng và một người bị rách chân do giẫm phải mảnh chai khi đang tháo chạy.
Một vụ bếp ga mini nổ như quả cầu lửa mới xảy ra ở Đắk Lắk hồi đầu tháng 9.
Hay một trường hợp khác từ tháng 2/2017 của một nạn nhân tên là N.K.T, 21 tuổi (Đắk Lắk). Theo lời kể của bạn T, khi T bỏ bình ga mini vào bếp và bật lên thì bất ngờ ga trong bình bị xì và phát nổ ngay sau đó. Vụ nổ khiến T bị cháy đen mặt, các mảnh của bình ga găm vào người, bàn tay trái dập nát hoàn toàn và mất rất nhiều máu. Sau đó, T phải cắt bỏ bàn tay trái.
Hai vụ việc đáng tiếc trên cùng nhiều trường hợp tai nạn khi sử dụng bếp ga mini khác đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn khi sử dụng bếp ga mini. Vậy để sử dụng bếp ga mini an toàn, đúng cách, người dùng phải lưu ý những gì?
1. Không sử dụng bếp và bình ga mini cũ
Sử dụng bếp ga mini và bình cũ rất dễ gây cháy nổ.
Nếu bếp ga đã bị tróc sơn, han gỉ, chốt bình ga lỏng hay bếp rất khó đánh lửa, phải tốn sức “mồi” nhiều lần mới được thì tốt nhất bạn không nên sử dụng bởi những bếp ga như thế này rất dễ bị rò rỉ ga ra bên ngoài, gây cháy nổ.
Còn đối với bình ga, nếu đầu van bình ga bị cong vênh thì đầu tiếp xúc sẽ không khớp với chốt bếp, dễ gây xì ga khi bật bếp. Ngoài ra, nếu vỏ bình ga bị tróc sơn, han gỉ người dùng cũng không nên tiếc rẻ mà tiếp tục sử dụng.
Video đang HOT
Sang chiết ga là một thao tác truyền ga từ bình này sang bình khác. Áp lực khi sang chiết ga rất cao và nếu sang chiết bằng thiết bị không chuyên dụng trong môi trường không đảm bảo như nơi có tia lửa điện, lửa trần,… thì rất dễ rò rỉ ga, gây ra cháy nổ.
3. Không nấu ăn với nồi quá to so với kiềng bếp mini
Không sử dụng nồi, chảo có đường kính đáy lớn hơn 24cm khi đun nấu với bếp ga mini.
Chân kiềng bếp ga mini được thiết kế thấp hơn so với bếp thường, vì vậy nếu dùng nồi quá to sẽ khiến lửa lan rộng ra mặt đáy bếp. Lúc đó, ngọn lửa có thể tiếp xúc với các bộ phận khác của bếp, trong đó có bình ga nên rất nguy hiểm khi đun nấu.
4. Không đun nấu trong thời gian dài
Việc chế biến các món cần nhiều thời gian đun nấu như món hầm, ninh,… sẽ khiến bếp nhanh nóng, dễ phát nổ. Nguyên nhân là do bộ phận chứa bình gas rất gần với lửa khiến bếp nhanh chóng nóng lên.
Lắp đặt bình ga vào bếp là công việc quan trọng nhất khi sử dụng bếp ga mini, bởi nếu lắp không đúng có thể gây xì ga, cháy nổ, đe dọa tới tính mạng của người dùng. Sau đây là cách lắp bình ga vào bếp mini an toàn:
Bước 1: Kiểm tra bình ga xem còn hay hết hết ga.
Bước 2: Gạt cần gạt núm vặn phải lên trên, ngang với vị trí OFF.
Bước 3: Đặt bình ga đúng vào vị trí, rãnh bình ga và lưỡi gà phải thẳng hàng.
Bước 4: Nhấn cần gạt xuống vị trí LOCK và đậy nắp che lon ga lại.
Các bước lắp bình ga.
Lưu ý: Trong quá trình lắp, nếu nghe tiếng xì thì phải tháo bình ra và lắp lại đúng vị trí. Tuyệt đối không được bật lửa khi chưa đặt bình ga đúng vị trí.
6. Bật và tắt bếp ga mini an toàn
Khi bật bếp, xoay núm vặn ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí ON cho đến khi lửa cháy. Nếu chưa được, xoay núm vặn về vị trí trí OFF và lặp lại thao tác trên.
Khi dùng xong, xoay núm vặn theo chiều kim đồng hồ đến vị trí OFF để tắt lửa. Gạt cần gạt về vị trí ban đầu. Mở nắp đậy và lấy bình ga ra khỏi bếp.
Cách tắt bếp an toàn.
7. Vệ sinh bếp ga sau mỗi lần sử dụng
Khi dùng xong, bạn nên lau chùi bếp ga sạch sẽ để tránh han gỉ, làm giảm tuổi thọ của bếp. Ngoài ra, khi nấu ăn chú ý tránh làm rơi dầu, thực phẩm dễ cháy lên đầu đốt vì chúng sẽ dễ bén lửa ra ngoài bình ga.
Theo Khám Phá
Bà mẹ Úc 3 con giảm được 2/3 tiền điện mỗi tháng nhờ mẹo tiết kiệm điện không ngờ
Bà mẹ 32 tuổi giờ chỉ phải chi trả 3 - 4,4 triệu đồng tiền điện một tháng, trong khi hóa đơn tiền điện cũ lên đến hơn 14 triệu/tháng.
Chị Michelle Thompson-Laing, một chuyên gia thính học nhi khoa 32 tuổi, hiện đang sống cùng chồng và 3 con trai nhỏ tuổi tại bờ biển phía bắc Sydney (Australia), đã khiến nhiều người bất ngờ khi chia sẻ câu chuyện chị tiết kiệm được số tiền điện lớn nhờ những mẹo tiết kiệm điện đơn giản trong nhà.
Từ khoảng một năm trước đây, khi gia đình chuyển về ngôi nhà mới lớn hơn và có thêm cậu con trai thứ ba, chị Michelle đã bắt đầu tính toán đến ngân sách chi tiêu trong gia đình sao cho hợp lý nhất.
"Chúng tôi chuyển từ một căn hộ nhỏ sang căn lớn hơn, nên tôi đã hỏi chủ nhà cũ xem hóa đơn tiền điện họ thường phải trả là bao nhiêu. Tôi đã gần như rất sốc khi biết rằng số tiền đó lên đến 1800 - 2000 USD một quý, tức là 600 - 667 USD/tháng (13,2 - 14,7 triệu đồng)".
Chị Michelle Thompson-Laing.
Quyết định không thể trả một khoản tiền điện lớn như vậy, chị Michelle đã dành nhiều thời gian để tìm ra cách cắt giảm lượng điện sử dụng sao cho hợp lý nhất. Đầu tiên, chị thay tất cả các bóng đèn halogen năng lượng cao trong nhà sang loại đèn LED tiết kiệm điện.
"Đây chỉ là những thói quen cơ bản, chúng tôi sẽ tắt tất cả đèn và các thiết bị điện khi không dùng đến. Cả nhà sẽ cùng ở trong một phòng vào cùng thời điểm để không bật nhiều thiết bị điện ở các phòng khác. Căn nhà có đến 4 cái điều hòa, tôi không biết liệu trước đây người ta có cho chạy cả 4 cùng một lúc hay không, thậm chí còn có cả một chiếc trong nhà kho. Tôi sẽ cố gắng chỉ mở ở mức nhiệt độ phù hợp và khi cần thiết" - Michelle cho hay.
Ngoài ra, gia đình chị còn hạn chế bật máy sưởi trong nhà, mà thay vào đó sẽ mặc nhiều đồ thêm để giữ ấm cơ thể. Tủ lạnh và tủ đông cũng được chất đồ vừa phải để không gây tốn điện, máy rửa bát sẽ chỉ chạy khi bát đã được xếp vào đủ các ngăn.
Michelle cũng cẩn thận tìm hiểu khung giờ cao điểm và thấp điểm để hẹn giờ cho máy giặt. Máy sẽ chạy trong khoảng thời gian thấp điểm và có ít người dùng điện nhất trong ngày.
"Chúng tôi có ba đứa con nên phải dùng rất nhiều thiết bị điện, nhưng không phải vì thế mà không tiết kiệm được. Nếu trời không quá nóng, chúng tôi sẽ không bật điều hòa và không sấy quần áo nếu không thực sự cần thiết".
"Ban đầu khi mua sắm, chúng tôi cũng dành nhiều thời gian để tìm hiểu và chọn các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng. Đầu tư một lần và chúng tôi sẽ tiết kiệm được tiền điện sau đó" - Michelle chia sẻ.
Những mẹo sử dụng điện tiết kiệm của Michelle đã mang lại hiệu quả rất tích cực. Cụ thể, trong 12 tháng vừa qua, hóa đơn tiền điện của gia đình chị chỉ ở trong khoảng 420 - 600 USD một quý, tương đương từ 3 - 4,4 triệu đồng/tháng, tùy vào mùa trong năm. Tổng cộng, chị đã tiết kiệm được khoảng 5400 USD (hơn 118 triệu đồng) tiền điện một năm qua.
Theo Khám Phá
Cẩn thận với những "quả bom nổ chậm" trong nhà mà ngày nào chúng ta cũng tiếp xúc Không chỉ bếp ga mà còn rất nhiều vật dụng khác trong nhà như bật lửa, đèn dây tóc,... cũng có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào nếu chúng ta bất cẩn. 1. Bình gas Hiện nay, bếp gas là loại bếp được sử dụng phổ biến nhất trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một vật...