Sau nhiều vụ người nổi tiếng bị ‘hack’ thông tin cá nhân, teen nói gì về quyền riêng tư?
Ca sĩ “ Nếu như anh đến” cũng là một nạn nhân của việc xâm nhập đời tư cá nhân trái phép
Sự cố cầu thủ Quang Hải bị ‘hack’ facebook cá nhân, ca sĩ Văn Mai Hương bị xâm nhập camera an ninh trong nhà riêng, diễn viên Anne Hathaway bị truy cập trái phép iCloud điện thoại cá nhân, diễn viên Hàn Quốc Joo Jin Mo bị hacker đe dọa tống tiền,… đã khơi nên một làn sóng quan tâm trong cộng đồng teen về vấn đề quyền riêng tư trong thời đại 4.0 hiện nay.
Hạnh Vi – THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM)
Mình nghĩ quyền riêng tư, nhất là trên mạng đã là một vấn đề “hot” trong thời gian gần đây, nhất là qua những sự việc đã xảy ra. Mình có đọc và tìm hiểu về sơ lược về những sự việc trên, và cá nhân mình cho rằng, xâm nhập trang cá nhân và đánh cắp các thông tin cá nhân là một hành động cần được lên án mạnh mẽ.
Như trong sự việc của cầu thủ , nội dung tin nhắn dù có đụng chạm đến điều gì nhạy cảm, thì đó vẫn là một khía cạnh thuộc về đời tư của cầu thủ này. Mình nghĩ chúng ta nên tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người. Thử đặt bản thân vào trường hợp trên, chúng ta phải sống trong cảm giác bị theo dõi, đe dọa thì chẳng dễ chịu chút nào!
Sự việc của “tiền vệ áo số 19″ đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về quyền riêng tư khi tham gia mạng xã hội.
Minh Thư – THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM)
Mình nghĩ, với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay của công nghệ thông tin, việc mình truy cập vào các trang web miễn phí cũng đã là một cách tự công khai thông tin cá nhân của bản thân. Nhưng việc có nhiều người liên tục bị đánh cắp thông tin như vậy cũng một phần là vì công tác bảo vệ, bảo mật của các nền tảng ứng dụng tại Việt Nam chưa đủ hiệu quả. Mình có cảm giác như sống trong thời đại 4.0 tiên tiến như thế này, bất kể mình có làm gì, hoạt động gì cũng đều bị ghi lại. Chỉ là mình không phải là người nổi tiếng, nên chưa chịu những ảnh hưởng sâu sắc!
Video đang HOT
Bên cạnh đó, xét về mặt đạo đức, những lời bình phẩm, lăng mạ người khác của một bộ phận người dùng mạng trước những hình ảnh, video nhạy cảm của người nổi tiếng là khó chấp nhận. Bởi vì cá nhân mỗi người đều có một cuộc sống riêng, chúng ta chỉ biết về họ dựa trên những điều họ cống hiến, thể hiện cho chúng ta thấy chứ chưa thực sự hiểu thấu đáo về con người họ. Thế nên chúng ta không có quyền can thiệp vào để bình luận điều đó.
Năm 2018, hơn 50 triệu người dùng của Cambridge Analytica đã bị Facebook làm rò rỉ thông tin khiến nhà điều hành “lao đao” vì những kiện tụng chồng chất.
Thục Uyên – THPT Nguyễn Công Trứ (TP.HCM)
Mình có tìm hiểu thì thấy không chỉ Quang Hải, Văn Mai Hương mà còn rất nhiều những nghệ sĩ khác trên thế giới cũng gặp phải trường hợp tương tự, và nó vi phạm vào quyền riêng tư của họ. Mình nghĩ những sự việc vừa rồi cần phải nhờ đến pháp luật can thiệp, phần để người nổi tiếng đòi lại công bằng cho bản thân, phần để cảnh cáo các hành vi tương tự.
Mình thấy rằng, không cần phải là người nổi tiếng, mà bất kì ai khi tham gia mạng xã hội, các phương tiện truyền thông cũng cần phải được bảo mật thông tin cá nhân, vì ngay cả mình là học sinh cũng không muốn bị lộ đời tư trước người khác, huống chi họ là nghệ sĩ, áp lực dư luận của họ lớn hơn mình rất nhiều.
Bên cạnh đó, mình thấy có một vài bình luận tỏ rõ sự thất vọng về đời tư của nghệ sĩ, thì mình nghĩ đó là cảm xúc cá nhân của mỗi người. Nhưng không nên vì thế mà tung hô hành động sai trái của những tên hacker. Giống như những cuộc biểu tình cho người da màu. Đấu tranh cho sự bình đẳng của người da màu là đúng nhưng lợi dụng để gây náo loạn trật tự xã hội là sai!
Ca sĩ “Nếu như anh đến” cũng là một nạn nhân của việc xâm nhập đời tư cá nhân trái phép
Gia Bảo – THPT Phú Nhuận (Tp.HCM)
Mình không rõ cư dân mạng đã bình phẩm những gì khi đời tư của sao bị lộ. Nhưng mình cũng nghĩ rằng, việc “tiền vệ áo số 19″ bị lộ ra những tin nhắn như thế còn mang theo vấn đề về nam tính độc hại, và người hâm mộ thất vọng về điều đó cũng là một điều có thể lí giải được. Song song đó, như là nhu cầu chụp ảnh chẳng hạn. Đơn giản là khi họ chụp, họ giữ kín cho riêng mình, đó là quyền riêng tư của họ và nếu mình là họ, mình cũng sẽ thấy rất bức xúc, khó chịu khi ai đó cứ share những hình ảnh đó nhằm bôi xấu cá nhân mình.
Việc bình phẩm về những hình ảnh bị công khai trái phép của người khác cũng là một hành động body-shaming cần lên án – Ảnh: Internet.
Bạn có biết?
Trước tình hình phát triển hiện nay của Internet, các nhà sản xuất điện thoại như Samsung, Apple và nhà điều hành các ứng dụng Facebook, Instagram, Twitter,… đều đang ra sức thắt chặt việc bảo mật thông tin người dùng. Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Luật An ninh mạng cũng đã được ban hành với mục đích bảo vệ quyền lợi người dùng mạng.
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng. Với phạm vi điều chỉnh mới, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được đảm đảm an toàn, lành mạnh hơn trước, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như: bị đánh cắp thông tin cá nhân; bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; bị vu khống, làm nhục, công kích bôi nhọ và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng; bảo vệ chặt chẽ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng; trẻ em được bảo vệ trên không gian mạng…
Zoom bị cổ đông kiện vì gian lận về quyền riêng tư, nhiều lỗi bảo mật
Zoom đã bị buộc tội bởi một cổ đông vì đã che giấu các lỗ hổng trong ứng dụng hội nghị video của họ sau những phản ứng từ khắp nơi trên thế giới.
Lượng người dùng Zoom tăng mạnh kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát
Theo SCMP, trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang San Francisco (Mỹ), phía nguyên đơn cáo buộc Zoom đã che giấu sự thật về những thiếu sót trong mã hóa phần mềm của ứng dụng, bao gồm cả lỗ hổng để tin tặc tấn công cũng như tiết lộ trái phép thông tin cá nhân cho bên thứ ba, bao gồm cả Facebook.
Nhà đầu tư Michael Drieu, người đã đệ đơn kiện, tuyên bố một loạt tiết lộ công khai về sự yếu kém của ứng dụng, trong khi nó đã được nhiều công ty sử dụng trong các hoạt động hội nghị video do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
CEO Zoom Eric Yuan đã xin lỗi vì những sai sót, thừa nhận trong một bài đăng trên blog rằng ứng dụng này đã không làm tốt về quyền riêng tư và bảo mật. Được biết, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo rằng tin tặc có thể khai thác lỗ hổng trong phần mềm để nghe lén các cuộc họp hoặc máy chỉ huy để truy cập các tập tin bảo mật.
Công nghệ mã hóa yếu đã làm phát sinh hiện tượng "Zoombombing", nơi những kẻ gian không được mời có thể truy cập vào một hội nghị video để quấy rối những người tham gia khác và ghi lại các cuộc họp để đăng tải lên các trang web công khai.
Citizen Lab còn phát hiện Zoom đã chuyển dữ liệu qua các máy chủ ở Trung Quốc và sử dụng các nhà phát triển ở đó, và điều này gây ra những rủi ro lớn. Các chuyên gia nhận định, việc làm này có thể khiến các bí mật thương mại, bí mật quốc gia và các nhà bảo vệ nhân quyền gặp nguy hiểm.
Trong trả lời của mình, Zoom cho biết họ đã gửi nhầm lưu lượng truy cập thông qua các trung tâm dữ liệu của Trung Quốc vì họ đang phải đối phó với nhu cầu tăng mạnh. Zoom nói rằng họ đã ngừng các hoạt động này để bảo vệ khách hàng không phải là người Trung Quốc. Bên cạnh đó, Yuan cho biết Zoom đang phát triển tính năng mã hóa đầu cuối cho ứng dụng nhưng vẫn cần thêm nhiều tháng nữa để áp dụng.
Được biết, số lượng người tham gia cuộc họp video hằng ngày trên các dịch vụ miễn phí và trả phí của Zoom đã tăng từ khoảng 10 triệu vào cuối năm ngoái lên 200 triệu ở thời điểm hiện tại, với hầu hết đều là miễn phí.
Thành Luân
Google vừa cho hàng triệu người dùng lý do để bỏ Chrome Tính năng liên kết sâu đang chạy ngầm trong hàng triệu thiết bị sử dụng Chrome. Nó được nhiều chuyên gia cảnh báo sẽ trở thành lỗ hổng vi phạm thông tin cá nhân trong tương lai. Những bản cập nhật liên tục từ lâu đã là một phần của trình duyệt Chrome. Nhưng với bản mới nhất, Chrome đang đe dọa quyền...