Sau nhiều năm, tòa án Kenya tuyên bố hợp đồng đường sắt với Trung Quốc là trái phép
Ngày 19/6 vừa qua, Tòa Phúc thẩm Kenya phán quyết rằng hợp đồng đường sắt giữa Kenya và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) là trái phép.
Dự án SGR đã đi vào hoạt động từ năm 2017. Ảnh: AFP
Tòa Phúc thẩm Kenya cho biết Tập đoàn Đường sắt Kenya đã vi phạm luật quốc gia “trong quá trình quản lý Dự án Khổ đường sắt chuẩn (SGR)”.
Khi Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi trong tháng 6, ông nhấn mạnh Dự án Khổ đường sắt chuẩn tại Kenya, nằm trong sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc, đã hỗ trợ vận chuyện hàng hóa trong dịch COVID-19.
Chủ tịch Tập Cận Bình còn chúc mừng Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta vì đã đảm bảo vận chuyển hàng hóa từ cảng Mombasa của nước này đến vùng nội địa Đông Phi qua Dự án Khổ đường sắt chuẩn (SGR) vốn đi vào hoạt động từ năm 2017. Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng quyết định của Kenya đã giúp giao thương duy trì trong khu vực mặc dù có hạn chế bởi các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19.
Video đang HOT
Hiệp hội Pháp luật Kenya và nhà hoạt động nhân quyền người Kenya Okiya Omtatah đã đệ đơn kiện từ năm 2014 với mục đích ngăn thi công SGR. Họ cho rằng đường sắt là một dự án công do vậy cần có quá trình cạnh tranh, công bằng và minh bạch.
Tòa án Tối cao Kenya đã hủy vụ việc này với lý do tài liệu của bên nguyên đơn được khai thác trái phép. Những tài liệu này bao gồm hợp đồng và tài liệu đàm phán về dự án mà chính phủ Kenya xếp vào danh sách tối mật. Trước quyết định này, bên nguyên đơn đã kháng cáo.
Đến năm nay, Tòa Phúc thẩm Kenya tuyên bố SGR là bất hợp pháp.
Tập đoàn Đường sắt Kenya và CRBC đã bảo vệ hợp đồng này, cho biết chính phủ Kenya đàm phán thỏa thuận tài chính với Ngân hàng Exim của Trung Quốc về 2 khoản vay, mỗi khoản trị giá 1,6 tỷ USD, để hỗ trợ dự án SGR.
CRBC năm 2014 đã nhận được hợp đồng 3,2 tỷ USD thi công tuyến đường sắt từ cảng Mombasa đến thủ đô Nairobi. Công ty Xây dựng kết nối Trung Quốc – công ty mẹ của CRBC sau đó tham gia vào dự án mở rộng đường ray từ Nairobi tới Naivasha với 1,5 tỷ USD. Cả 2 dự án đều đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ 2017.
Năm 2019, SGR thu về 136 triệu USD từ dịch vụ vận chuyển hàng hóa và khách hàng.
Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu.
Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022; 18 thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2023; và vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Kết quả, Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Ireland trúng cử ngay từ vòng đầu vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022, trong đó Mexico đạt số phiếu cao nhất với 187/192 phiếu. Riêng với ghế của nhóm châu Phi, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ phải tiến hành bỏ phiếu vòng hai do cả 2 ứng cử viên là Djibouti và Kenya đều không đạt mức tối thiểu 128 phiếu.
Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021-2023 có các thành viên mới sau: Solomon Islands, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Liberia, Madagascar, Libya, Zimbabwe, Bulgaria, Argentina, Guatemala, Mexico, Bolivia, Bồ Đào Nha, Pháp, Áo, Đức và Vương quốc Anh.
Đồng thời, ông Volkan Bozkir, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã trúng cử vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với 178/189 phiếu.
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu, trong bối cảnh thành phố New York chưa gỡ bỏ các hạn chế để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Việc bỏ phiếu năm nay diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu, khác hẳn với không khí nhộn nhịp của một năm trước. Mỗi nước chỉ cử 1 đại diện đến bỏ phiếu, theo từng khung giờ cố định cho mỗi nhóm nước và bỏ phiếu cùng lúc cho cả 3 cơ quan, thay vì vào 3 ngày khác nhau như trước đây.
Việc Liên Hợp Quốc tổ chức thành công các cuộc bầu cử này, qua đó thể hiện đề cao chủ nghĩa đa phương, duy trì hiệu quả hoạt động và tính thích ứng cao của Liên Hợp Quốc trước các thách thức hiện nay.
Lên kịch bản ứng phó châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, châu chấu sa mạc đã gây hại tại Pakistan, cuối tháng 5 đã xâm nhập vào phía Bắc và phía Tây Ấn Độ và có nguy cơ di chuyển qua Ấn Độ xuống khu vực các nước Bangladesh, Myanmar, Lào hoặc các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và vào...