Sau ngày “đèn đỏ” nên bồi bổ gì?
Khi đến tháng, hầu hết chị em đều cảm thấy mệt mỏi. Sau những ngày đó, do mất máu, nội tiết thay đổi nên rất cần được nghỉ ngơi, bồi dưỡng và tẩm bổ.
Lúc này, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp các chị hồi phục sức khỏe. Liệu pháp ăn uống dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo và có thể áp dụng vào bữa ăn hằng ngày:
Gà ác hầm hà thủ ô, táo đỏ: thịt gà ác 200g, hà thủ ô đã chế 20g, táo đỏ 10 quả. Gà ác rửa sạch cắt miếng nhỏ. Các vị thuốc trên rửa sạch cho vào túi vải buộc chặt. Xào qua gà rồi đổ nước xâm xấp, cho túi thuốc vào hầm cùng tới khi gà chín mềm, nêm gia vị vào là dùng được. Món ăn bổ khí huyết.
Mực xào gừng bổ máu, tăng cường thể lực.
Cao ích mẫu sơn tra: 50g ích mẫu, 50g sơn tra phiến thái mỏng, 500ml nước, 100g đường trắng. Rửa sạch các vị thuốc, sắc đến khi còn 400ml nước thuốc thì cho thêm đường vào cô đặc. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần, uống trong 3 ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa ứ huyết, hành kinh dai dẳng.
Thịt nạc nấu ích mẫu, đậu đen: thịt nạc 200g, ích mẫu 30g; đào nhân, tô mộc 15g, đậu đen 150g. Thịt nạc thái mỏng. Các vị thuốc trên cho vào túi vải buộc chặt. Tất cả cho vào nồi đổ nước hầm tới khi thịt và đỗ đen chín nhừ là được. Món ăn chữa huyết ứ, rối loạn kinh nguyệt.
Mực xào gừng: mực tươi 250g, gừng giã vắt lấy nước cốt 10ml. Mực tươi rửa sạch, thái mỏng. Phi thơm tỏi xào mực chín rồi cho nước gừng vào, nêm gia vị là dùng được. Dùng nóng. Món ăn bổ máu, tăng cường thể lực.
Theo SKĐS
Các chị em nên ăn gì sau mổ phụ khoa?
Để vượt qua được cuộc phẫu thuật mất rất nhiều máu, dịch thể, stress..., người bệnh rất cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt, thật hợp lý để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vết mổ nhanh liền, chống nhiễm khuẩn và nhanh hồi sức.
Video đang HOT
Các giai đoạn chuyển hóa sau phẫu thuật
Giai đoạn đầu: từ ngày 1 - 2 sau mổ
Ở giai đoạn này, do vẫn còn ảnh hưởng của thuốc mê nên nhiệt độ cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa cần nhiều nitơ, kali, làm cân bằng nitơ, kali âm tính dẫn đến liệt ruột, bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi và bị trướng hơi.
Giai đoạn giữa: từ ngày 3 - 5 sau mổ
Thông thường đến thời điểm này nhu động ruột đã hoạt động bình thường trở lại, bệnh nhân đã có thể trung tiện. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chưa muốn ăn.
Giai đoạn hồi phục: từ ngày 6 sau mổ
Đến giai đoạn này bệnh nhân đã có thể đại, tiểu tiện bình thường, hàm lượng kali máu dần trở lại bình thường. Vết mổ đã khô và liền. Bệnh nhân có cảm giác đói, người nhà có thể cho họ ăn tăng lượng để phục hồi dinh dưỡng nhanh.
Để bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý và hiệu quả, cần phải cho bệnh nhân ăn theo đúng sinh lý chuyển hóa sau phẫu thuật.
Chế độ dinh dưỡng sau mổ
Trừ một số trường hợp có tổn thương hệ tiêu hóa (phẫu thuật viên sẽ có chỉ định chế độ dinh dưỡng đặc biệt), các bệnh nhân sau mổ phụ khoa có chế độ ăn như sau:
Giai đoạn đầu
Trước đây, ở giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải trung tiện được thì mới bắt đầu cho ăn qua đường tiêu hóa. Hiện nay, các chuyên gia đã chứng minh rằng việc cho bệnh nhân ăn muộn là không có lợi.
Đời sống của tế bào ruột khá ngắn, khoảng hơn 24 giờ, vì thế, nếu đường ruột không được ăn sớm thì các tế bào này sẽ có thể bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu qua ruột vào máu.
Các nhà khoa học đã tiến hành việc nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hoá ngay từ ngày đầu tiên, thậm chí giờ thứ 8 sau phẫu thuật và kết quả mang lại rất tốt. Tuy nhiên ở giai đoạn này bạn nên cho ăn cháo loãng, có thể uống thêm nước luộc rau, nước quả, khi bệnh nhân có trung tiện trở lại có thể cho ăn đặc dần.
Sau mổ 8 tiếng có thể cho bệnh nhân ăn cháo loãng
Giai đoạn giữa
Cho bệnh nhân ăn tăng dần và giảm dần truyền tĩnh mạch. Khẩu phần ăn tăng dần lượng protein và năng lượng, thức ăn cũng cần được chế biến mềm và đặc dần. Bắt đầu từ 500 kcal và 30g protein, sau đó cứ 1-2 ngày tăng thêm 250-500Kcal cho đến khi đạt 2.000Kcal/ngày.
Cho người bệnh ăn làm nhiều bữa nhỏ (4 - 6 bữa) vì họ còn đang chán ăn, cùng với đó cũng cần động viên bệnh nhân ăn. Có thể dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không dùng được sữa. Dùng các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh...
Giai đoạn hồi phục
Thịt bò xào đậu Hà Lan là một món ăn nhiều dinh dưỡng cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật
Giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ đau và vận động được nhẹ nhàng, do đó, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để bồi bổ thể trọng và vết thương được mau lành. Protein có thể tới 120-150g/ngày và năng lượng có thể tới 2.500-3.000 kcal/ngày. Lượng dưỡng chất này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày (5 - 6 bữa hoặc hơn). Thức ăn cần được chế biến mềm, dễ tiêu.
Tăng cường cho bệnh nhân ăn các món chứa nhiều đạm như sữa, trứng, thịt, cá, sữa chua, phô mai,... các món chứa nhiều vitamin và khoáng chất như trái cây (cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi...) rau xanh, đậu đỗ, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang... để tránh táo bón, giúp nhanh lành vết mổ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.
Bên cạnh đó cũng nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước đã mất và giúp bài trừ hết độc tố của thuốc men ra khỏi cơ thể.
Một số người quan niệm, sau mổ nếu ăn thịt chim, thịt gà thì vết mổ mưng mủ, ngứa, nhức; ăn hải sản, rau muống sẽ bị sẹo lồi; ăn thịt bò sẹo sẽ bị thâm; ăn trứng vết sẹo bị loang màu... Đây là quan điểm sai lầm. Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào chứng minh rằng, các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản... là nguyên nhân gây sẹo lồi, ngứa, vết mổ thâm, loang màu,...
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà quá trình liền sẹo sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu kiêng khem quá mức sẽ làm cơ thể suy kiệt không đủ sức đề kháng để lành vết thương, hồi phục sức khỏe, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.
Ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng phong phú, đủ chất thì việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như giữ cho vết thương luôn khô, sạch sẽ sẽ giúp quá trình hồi phục sức khỏe và sự lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.
Dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cần phải cho bệnh nhân ăn sớm, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn mềm dễ tiêu, bù đủ nước để giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có những thông tin cần thiết để xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho mình.
Theo BS Lê Đàm Vân - Khoa Hậu phẫu - Bệnh viện Từ Dũ
Theo Alobacsi.com
3 loại quả chị em đừng dại mà ăn mỗi khi "đèn đỏ" nếu không sẽ phải nhận hậu quả Mỗi tháng phụ nữ luôn có vài ngày không thoải mái, thậm chí nhiều phụ nữ "ghét" mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên chỉ cần kinh nguyệt đến chậm vài ngày là chị em phụ nữ lại rất lo lắng, sợ cơ thể xuất hiện các vấn đề không tốt cho sức khỏe. Kinh nguyệt có khi rất "gàn bướng", phụ...