Sau mùa dịch, khán giả Việt học cách “yêu phim nội địa” đầy khắt khe
Thời điểm điện ảnh Việt đang học cách đứng dậy sau dịch bệnh, khán giả có ít lựa chọn ngoài việc phải học cách yêu lấy sản phẩm nội địa – một tình yêu rất không dễ dàng.
Không thể phủ nhận, dường như câu chuyện về phim Việt ở thời điểm hiện tại đã có nhiều điểm khác biệt so với một vài năm trước. Sau Covid-19, ngành công nghiệp điện ảnh là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải gây dựng lại quá nhiều thứ đã mất mát. Trong lúc khán giả chứng kiến Ròm, Tiệc Trăng Máu, Chị Mười Ba đem lại sự sôi động phòng vé thì song song là rất nhiều cái tên đã ngã ngựa ở cuộc đua đầy tốn kém này. Có nhiều lý do để giải thích cho sự thất bại của phim nước nhà, một trong số đó chính là sự thay đổi trong gu và cách thưởng thức xem phim của khán giả Việt.
Thị trường chỉ còn 55%, khán giả dần làm quen với việc “yêu phim Việt”
Trả lời phỏng vấn với chúng tôi, đạo diễn Võ Thanh Hòa của Chị Mười Ba: 3 Ngày Sinh Tử từng đưa ra câu chuyện về việc PR phim Việt trước và sau dịch bệnh: “Trước đây, phim nước ngoài bỏ tiền PR rất nhiều, nhất là các phim bom tấn. Chính vì vậy, phim Việt Nam của mình sẽ dựa theo những cái đó. Họ đã PR cho có khách ra rạp rồi, mình làm sao cho khán giả ra rạp coi phim thấy mình luôn là được. Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho mình. Còn năm nay là kiểu ‘mạnh phim Việt tự sống, tự cung tự cấp’ nên lượng tiền bỏ ra PR và cách tiếp cận cũng phải thông minh hơn, nên tốn kém nhiều hơn.”
Những phim như Chị Mười Ba đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn truyền thông, dàn diễn viên cũng chăm chỉ xuất hiện ở nhiều sự kiện, tour các rạp, phỏng vấn… để thổi bùng sức nóng của thương hiệu.
Giờ đây, khi bom tấn nước ngoài vắng mặt gần hết, khán giả phải học cách tự yêu lấy phim Việt, tự chủ động xem phim Việt.
“Tôi nghe nhà phát hành nói thị trường hiện nay chỉ còn 55%, tối đa 60% so với trước COVID-19. Phim trước đây đạt 10 tỷ đồng thì nay chỉ có thể đạt 5,5 tỷ hay 6 tỷ. Lực của thị trường đã giảm. Hy vọng trong tháng 12, mọi thứ sẽ tốt hơn” – nhà sản xuất Charlie Nguyễn nhận định vào năm 2020. Đáng tiếc, tháng 12 mọi thứ vẫn không thể tốt hơn với tác phẩm Người Cần Quên Phải Nhớ của ông.
Chất lượng “hên xui”, nhiều phim làm mất niềm tin người yêu phim
Một trong những khái niệm quá phổ biến của phim Việt là phim hài nhảm, là kịch bản yếu, là mô típ nội dung không có gì mới, là góc nhìn mang tính câu giật, cổ hủ rất chủ quan của biên kịch. Có trường hợp phim thành công trong việc tạo ra xu thế mới ở khán giả, nhưng không nhiều. Nhiều bộ phim sinh ra nhưng không tìm hiểu kỹ đối tượng mình hướng đến, thành ra chẳng được đón nhận nhiệt tình bởi bất kỳ một nhóm khán giả nào cụ thể. Lấy ví dụ là Chồng Người Ta hiểu sai hết về LGBT, hay Sài Gòn Trong Cơn Mưa lại kể về câu chuyện của tuổi trẻ lạc lối đánh đàn trên sân thượng – điều mà chẳng mấy người trẻ hiện giờ có thể đồng cảm.
Sau dịch, khán giả chỉ có phim Việt là sự lựa chọn phổ biến nên tiêu chuẩn họ đề ra cho hàng nội địa cũng cao hơn rất nhiều. Hơn ai hết, khán giả Việt mong muốn điện ảnh nước nhà phát triển khi họ đã liên tục phải “dùng tạm” hàng ngoại để thỏa mãn đam mê điện ảnh.
Văn hóa tẩy chay và sự bấp bênh của những bộ phim vấp phải luồng dư luận tiêu cực
Mặc dù chất lượng mới là thứ quyết định thành công, không thể phủ nhận truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục những khán giả đầu tiên thưởng thức phim. Rạp chiếu sẽ xem xét mức độ phủ của thương hiệu phim bằng nhiều công cụ đo lường marketing trước khi đưa ra lựa chọn sắp xếp suất chiếu khi phim mới phát hành.
Ngoài ra, liệu văn hóa tẩy chay có sẵn sàng qua mặt chất lượng tác phẩm mà quyết định thành – bại của phim? Trào lưu tẩy chay, anti xuất hiện ngày càng nhiều liệu có trở thành luồng truyền thông tiêu cực ảnh hưởng nặng nề đến tác phẩm?
Thời điểm hiện tại, có Cậu Vàng và Trạng Tí đang hứng chịu nhiều luồng truyền thông chỉ trích phim. Song song với làn sóng tiêu cực thì cũng là những phản hồi, ủng hộ cho tác phẩm. Mặc dù điều này giúp phim trở nên nổi tiếng hơn và mức độ phủ sóng cao hơn, cũng không thể nói trước được sự thể hiện của tác phẩm khi “bên nâng, bên dìm”. Việc phim bị chỉ trích có cửa sống ở rạp hay không thì phải đợi xem Cậu Vàng thể hiện ra làm sao.
Tạm kết
Ở sân chơi điện ảnh Việt bây giờ, vị trí quan trọng nhất vẫn là nội dung phim. Ngay từ khâu lên ý tưởng và sản xuất, nhà làm phim đã phải thực sự nghiêm túc trong hành trình theo đuổi thị hiếu khán giả ngày càng khắt khe để mang lại sản phẩm chất lượng nhất.
Ngoài ra, yếu tố truyền thông cũng phải được quan tâm nếu không muốn có những sản phẩm tốt mà chết yểu như Võ Sinh Đại Chiến vừa rồi. Truyền thông đánh dồn và việc tự tin tung ra những mảng miếng hút khách, tận dụng mạng xã hội cũng như công nghệ một cách tối ưu chính là điều mọi người làm phim cần phải theo đuổi, đặc biệt khi chính cụm rạp cũng sẽ sử dụng công cụ “lắng nghe mạng xã hội” (social listening) để đưa ra những quyết định tối quan trọng cho phim thời gian đầu.
Chuyện "phim bị rạp chèn ép" và nỗi oan ức của cả đôi bên: Đã qua rồi cái thời chất lượng quyết định tất cả?
Liệu có hay chăng chuyện nhiều phim bị cụm rạp chèn ép, cố tình xếp phim khung giờ xấu?
Nói về thành công bứt phá của Tiệc Trăng Máu , nhà phát hành Lotte cho rằng là nhờ 50% chiến lược, 50% may mắn. Cuộc chiến khốc liệt ở phòng vé chưa bao giờ là điều dễ dàng - đặc biệt với phim nội địa của một nền điện ảnh vẫn còn con đường dài để phát triển. Trong tuần đầu tiên của năm 2021, một bộ phim mang tên Võ Sinh Đại Chiến đã phải cay đắng đưa ra quyết định ngừng chiếu, xin rút lui khỏi cuộc đua khi đã quá hụt hơi dù còn chưa thể bứt tốc. Lý do được đưa ra là do các cụm rạp đã "chèn ép", để phim chỉ xuất hiện được với khán giả ở các khung giờ xấu.
Thực chất, quy luật sắp xếp suất chiếu của rạp phim trong giai đoạn đầu phụ thuộc nhiều vào mức độ phổ biến của thương hiệu tới tác phẩm, được phân tích bởi một bộ phận riêng biệt của các cụm rạp. Ngoài ra, mức độ đầu tư (commit) của cụm rạp với bộ phim cũng sẽ có tác động lớn, nổi bật nhất là khi đứng trước "con đẻ" và "con ngoài". Võ Sinh Đại Chiến lựa chọn nhà phát hành là Galaxy có số cụm rạp ít đáng kể so với CGV và Lotte - vốn cũng đang mải mê đưa "con đẻ" là Wonder Woman 1984, Soul, Người Cần Quên Phải Nhớ vào đường chạy. Thậm chí, Galaxy cũng đang tập trung dồn lực vào Chị Mười Ba: 3 Ngày Sinh Tử .
Đâu là vấn đề của Võ Sinh Đại Chiến?
Được thai nghén và sản xuất trong thời gian dài, Võ Sinh Đại Chiến thực chất lại rất im lìm và thiếu đi chiến lược phát hành từ giai đoạn đầu. Đến sát ngày công chiếu, tác phẩm vẫn chẳng thể tạo được tiếng vang và định hình được phong cách của mình khi bản chất là phim võ thuật, hành động nhưng nhà phát hành lại lựa chọn khai thác sâu hơn yếu tố yêu đương học đường. Fanpage của phim vào thời điểm ra mắt chỉ đạt được số người theo dõi Facebook là khoảng 2000 người - quá thấp khi so sánh với các phim ra cùng thời điểm như Chị Mười Ba (83 nghìn) hay Cậu Vàng (27 nghìn). Nhìn qua, có thể hiểu khi độ bao phủ thấp.
Nhiều ý kiến khó hiểu khi tại sao nhà phát hành lại lựa chọn quảng bá phim theo phong cách học đường, thả thính khi dòng phim hành động của Việt Nam có chỗ đứng rất riêng và vững chãi
Dạo qua một số diễn đàn bình luận phim cũng như các review đầu, một vài ý kiến cho rằng trailer của Võ Sinh Đại Chiến hoàn toàn không thể hiện được quy mô và chất lượng của phim, cách dựng cũng khác. Như vậy, một bộ phim được đánh giá khá - tốt lại vấp ngã bởi chính trailer của mình, mà theo nhiều nguồn tin thì là do nhà phát hành dựng chứ cũng không nằm trong quyết định của nhà sản xuất. Những tư liệu được phim tung ra trong giai đoạn quảng bá ngắn bao gồm trailer, hình ảnh, poster đều không thể hiện được khí chất của phim. Võ Sinh Đại Chiến đã tự hòa mình vào thể loại phim trôi nổi trên thị trường, dễ bị khán giả lầm tưởng là "phim rác" - một thực trạng đã quá phổ biến và dần đánh mất lòng tin của người xem với điện ảnh nước nhà.
Có nhiều lý do để phim không nhận được hoạt động PR, quảng bá rình rang: từ việc thiếu định hướng ban đầu của nhà sản xuất cho đến kinh phí eo hẹp. Thật khó để nhận định nguồn cơn của sai lầm, nhưng dù sao thì nó cũng đã xảy ra.
Có hay không chuyện rạp chiếu chèn ép?
Không chỉ 1 mà còn có nhiều cụm rạp của các thương hiệu đều xếp Võ Sinh Đại Chiến vào các khung giờ xấu. Chỉ những cái tên tự tạo được sức nóng cho mình với có thể thu hút khán giả trong giai đoạn đầu. Sau đó, hiệu ứng truyền miệng mới là điều quan trọng tiếp theo để duy trì phong độ dài hơi của tác phẩm. Võ Sinh Đại Chiến đạt được hiệu ứng truyền miệng rất tích cực, nhưng lại quá ít.
Hội tụ cả dàn sao, Người Cần Quên Phải Nhớ vẫn thất bại liểng xiểng vì nội dung yếu và hướng PR khó hiểu, kém thu hút
Sẽ rất oan cho các cụm rạp nếu quy chụp họ đang "chèn ép" một thương hiệu phim, trong khi rõ ràng đó không phải là cách để tối đa hóa lợi nhuận. Người Cần Quên Phải Nhớ là một ví dụ khi nhà phát hành là Lotte dù có hậu thuẫn đến mức nào cũng phải quyết định "cất poster vào một góc" và dành giờ chiếu đẹp cho các bộ phim hot hơn. Sau 1 năm kinh tế xuống sắc vì Covid-19, các rạp chiếu phải tận dụng mọi cơ hội.
Tạm kết
Đã qua rồi cái thời chất lượng phim quyết định tất cả. Ròm là một ví dụ của phim độc lập thành công do "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" dù nội dung gây tranh cãi. Đáng tiếc, bộ phim độc lập như Võ Sinh Đại Chiến lại được "chào đời" khi mọi thứ đều đang không có lợi cho chính nó. Cuộc chiến tại phòng vé, phía bên nào cũng có lý do riêng của mình. Tuy nhiên, có lẽ chính bộ phim nên tự cứu mình, tự tìm đường thoát thay vì tìm kiếm sự đồng cảm và thương hại của người khác trong mối quan hệ làm ăn, đặt lợi nhuận ở trên hết.
Trailer Võ sinh đại chiến
Độ sôi phòng vé Việt cuối năm: Toàn tay đua đáng gờm, Chị Mười Ba 2 sẽ "cán đích" trước tiên? Cuộc chiến giữa hai phim Việt Người Cần Quên Phải Nhớ và Chị Mười Ba: 3 Ngày Sinh Tử đang vô cùng sôi nổi ngoài rạp. Người Cần Quên Phải Nhớ: Chất trinh thám chưa tới, yêu đương tung toé, "sáng" nhất là màn ra sân ấn tượng của Trần Ngọc Vàng Chị Mười Ba sốt 41.000 vé chỉ trong 5 tiếng, anh...