Sau lúa mì, Ấn Độ sắp hạn chế xuất khẩu đường
Là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ sắp ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu mặt hàng này để bảo vệ nguồn cung thực phẩm trong nước.
Người nông dân thu hoạch mía tại Jalana, bang Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg
Động thái bảo hộ này xảy ra trong bối cảnh New Delhi vừa cấm xuất khẩu lúa mì. Ngay lập tức, giá đường đã tăng vọt.
Tờ Bloomberg dẫn một nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch giới hạn xuất khẩu đường ở mức 10 triệu tấn cho năm tiếp thị kéo dài đến tháng 9 tới. Mục đích của dộng thái trên là nhằm đảm bảo kho dự trữ trong nước trước khi mùa đường tiếp theo bắt đầu vào tháng 10.
Video đang HOT
Nhân vật yêu cầu giấu tên này cho biết chính sách đó có thể được công bố trong những ngày tới. Ấn Độ là nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil năm 2021. Các khách hàng hàng đầu của Ấn Độ gồm có Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Dubai.
Người phát ngôn của Bộ Lương thực và Bộ Thương mại của Ấn Độ hiện chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên. Giá đường kỳ hạn giao dịch tại London đã tăng thêm 1%.
Đầu tháng 5, Ấn Độ đã khiến cả thế giới bất ngờ khi ban bố lệnh cấm xuất khẩu lúa mì do bị mất mùa, khiến giá tiêu chuẩn tăng vọt. Những tuần gần đây kể từ khi bất ổn ở Ukraine đẩy giá lương thực toàn cầu tăng vọt hơn nữa, chính phủ các nước, đặc biệt là ở châu Á, đã phải áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu hàng hoá. Điển hình, Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ, trong khi Malaysia ngừng xuất khẩu thịt gà.
Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ, Ấn Độ dự kiến sản xuất 35 triệu tấn trong mùa này và tiêu thụ 27 triệu tấn.
Việc ngừng xuất khẩu có thể sẽ tác động đáng kể đến thị trường đường toàn cầu do Ấn Độ là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn.
Giá lúa mỳ tăng cao kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
Ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng cao kỷ lục sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do một đợt nắng nóng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sản lượng.
Lúa mì được chở tới bán tại một chợ ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Mở cửa thị trường châu Âu ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng lên mức 435 euro (453 USD)/tấn. Giá mặt hàng này vốn đã tăng cao do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine - nhà xuất khẩu lúa mỳ chính của thế giới.
Hôm 14/5, Chính phủ Ấn Độ bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ với hiệu lực tức thì nhằm ngăn chặn đà leo thang của giá mặt hàng này trong nước, khi lượng hàng trong các kho dự trữ đang giảm dần. Chính phủ Ấn Độ cho biết lệnh cấm nhằm quản lý an ninh lương thực tổng thể của đất nước và hỗ trợ các nước láng giềng cũng như những nước dễ bị tổn thương. Hoạt động xuất khẩu lúa mỳ tới các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của các nước đó và dựa trên đề nghị của chính phủ nước đó vẫn được phép diễn ra.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất lúa mỳ thứ hai trên thế giới. Nước này cấm xuất khẩu lúa mỳ trong bối cảnh các thị trường hàng nông sản toàn cầu đang chịu sức ép lớn bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Trước xung đột, Ukraine xuất khẩu 4,5 triệu tấn nông sản mỗi tháng qua các cảng biển, chiếm 12% lúa mỳ thế giới, 15% ngô và 50% dầu hướng dương. Do ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Moksva, các cảng biển ở Ukraine bị đình trệ hoạt động. Theo ước tính, hiện khoảng 20 triệu tấn lúa mỳ đang tồn kho ở Ukraine cần được xuất khẩu.
Lạm phát lương thực toàn cầu thêm trầm trọng khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ Để bảo đảm nguồn cung trong nước trong điều kiện mùa vụ thất thu vì nắng nóng, Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mỳ. Nắng nóng kỷ lục khiến sản lượng thu hoạch lúa mỳ tại Ấn Độ suy giảm. Ảnh: Getty Images New Delhi đang xem xét hạn chế xuất khẩu lúa mỳ khi thời tiết...