Sau loạt thông tin tiêu cực liên quan đến Youtube Kids thì đây là những điều cha mẹ nên lưu ý khi tiếp tục cho con xem Peppa Pig
Thời gian qua hiện tượng “ Momo Challenge” và lợn Peppa bạo lực khiến nhiều cha mẹ phải lo lắng. Thế nên cha mẹ hãy hết sức lưu ý trước những nội dung mà con hay xem trên Youtube.
Sau một loạt những thông tin tiêu cực liên quan đến Youtube Kids như xuất hiện các nội dung lệch lạc, kinh tởm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của trẻ thì các phụ huynh dường như cũng đã cảnh giác ít nhiều trước những nội dung mà con mình hay xem hàng ngày.
Một trong những nhân vật không thể nhắc đến đó chính là Peppa Pig – một bộ phim hoạt hình được rất nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Thế những thời gian vừa qua nhiều thành phần xấu đã lợi dụng điều này để biến tướng nhân vật Peppa Pig trở nên vô cùng bạo lực và đẫm máu, nhiều trẻ em không biết đã vô tình trở thành nạn nhân của những video bệnh hoạn này.
Thế nhưng việc cấm Youtube hoàn toàn là một điều không khả thi vì không sớm thì muộn thì trẻ cũng cần phải tiếp xúc với mạng, điều quan trọng nhất lúc này là cha mẹ nên biết cách quản lý nội dung con xem trên Youtube một cách thông minh, hiệu quả. Cha mẹ chú ý có những video lợn Peppa rất kinh dị và đáng sợ, trong đó nhân vật Peppa thường làm những hành động quái đản như đâm bố của mình, tự nhổ răng, tự sát khiến máu chảy tràn khắp xung quanh… và trong clip thường có những tiếng rên la phản cảm.
Một tập phim bạo lực của Peppa Pig khi Peppa cố tình đâm bố của mình để tranh giành miếng thịt xông khói
Một lưu ý cho các cha mẹ nhận biết những video giả mạo lợn Peppa trên Youtube đó là những clip này thường có độ dài rất ngắn, chỉ tầm hơn 1 phút và được đăng tải bằng những tài khoản lạ, ít người đăng kí và tiêu đề những video này thường có chữ horror hoặc parody. Ngoài ra ảnh minh họa bên ngoài cũng rất đáng sợ để kích thích người xem nhấn chuột vào.
Để cho con xem bộ phim này một cách an toàn, cha mẹ chỉ nên vào đúng trang chính chủ của Peppa Pig trên Youtube với tên: Peppa Pig – Official Channel, kênh chính thức này có hơn 7 triệu lượt người theo dõi, các tập phim được đăng tải thường xuyên đều đặn và thời lượng mỗi tập khá dài, dao động từ 40 phút cho đến 2 tiếng. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống thường ngày và những câu chuyện hài hước của Peppa với cha mẹ, bạn bè.
Ngoài ra nếu như trong trường hợp quá bận rộn không thể theo sát con từng chút một thì có thể áp dụng phương pháp của “ông bố công nghệ” Lưu Quang Huy với tuyệt chiêu kiểm soát Youtube với một số cách như: kiểm soát thời lượng xem, tải về xem offline, bỏ follow các kênh không xem, chọn follow các kênh hữu ích…
Video đang HOT
Kênh chính thức của Peppa Pig có hơn 7 triệu lượt người theo dõi
Cha mẹ cũng nên nhớ rằng công nghệ là một phần không thể thiếu của cuộc sống và không thể thể cấm tuyệt đối việc con sử dụng mạng được, dù đã có một số tiêu cực xảy ra nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà Youtube nói chung và Youtube Kid nói riêng mang lại. Thay vào đó cha mẹ nên chủ động lựa chọn những nội dung cho con xem và dạy trẻ biết những gì được xem, những gì không. Vì trẻ con như tờ giấy trắng vậy, rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh, cha mẹ hãy luôn là những người thật thông thái trong việc cho con sử mạng.
Theo Helino
"Bộ Giáo dục nên chừa chỗ trống để giáo viên, trường học...điền vào"
Khi sách giáo khoa lưu thông trên thị trường như một hàng hóa, Bộ GD-ĐT cần đứng ở vai trò trọng tài tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
Lời toà soạn: Thời gian gần đây, câu chuyện làm sách giáo khoa theo chương trình mới đang được những người làm giáo dục quan tâm. Một trong những ý kiến đang nhận được quan điểm khác nhau là có nên để Bộ GD-ĐT tự biên soạn một bộ sách, song song với việc để cho các tổ chức, cá nhân khác làm công việc này. Trong bài viết dưới đây, TS Giáo dục Nguyễn Khánh Trung cho rằng Bộ không nên biến mình thành một bên trực tiếp "sản xuất" và tham gia cạnh tranh đồng thời đóng vai trò trọng tài. VietNamNet xin giới thiệu bài viết và mong nhận được sự thảo luận rộng rãi của độc giả. Xin trân trọng cảm ơn.
Hợp với con người
Rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều lý thuyết hiện nay đã khẳng định một cách rõ ràng rằng con người - mà ở đây là học sinh - ngay từ trong bụng mẹ đã tỏ ra là những chủ thể duy nhất và khác biệt xét về mọi khía cạnh: Từ tâm sinh lý, các loại hình thông minh, cấu trúc não bộ, đến cách học, cách thu nhận thông tin, cách tạo ra động lực học tập...
"Nên quan niệm các bộ sách giáo khoa chỉ là giáo cụ, giáo viên có thể sử dụng hoặc không sử dụng để chuyển tải chương trình quốc gia" (Ảnh: Thanh Hùng)
Cũng ngay từ lọt lòng mẹ, mỗi người trải qua một "quá trình xã hội hóa" (nói theo ngôn ngữ xã hội học) khác nhau, bởi hoàn cảnh gia đình, khu xóm, trường học, văn hóa vùng miền, dân tộc đều khác nhau. Những điều này góp phần làm hình thành nhân cách, tập tính riêng của mỗi người.
Hay nói cách khác, mỗi người là một chủ thể duy biệt. Vậy nên, một sự giáo dục tử tế và chất lượng là sự giáo dục dựa trên tính duy biệt nơi mỗi học sinh.
Hợp với bản chất xã hội
Bởi xã hội là một tập hợp những con người với bản chất duy biệt như đã nói. Xã hội đa dạng bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhóm văn hóa, nhiều tầng lớp... Điều này là tự nhiên và phổ biến.
Do vậy, giáo dục cũng cần có sự đa dạng để có thể đáp ứng với nhu cầu của các nhóm khác nhau, một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là để đáp ứng bản chất này của xã hội với sự tôn trọng tính khác biệt và dân chủ.
Như vậy, có thể xây dựng một chương trình quốc gia chung với những điều cơ bản về mục tiêu, về nội dung cốt lõi, nhưng sách giáo khoa và những thứ khác thì cần phải khác nhau để đáp ứng và phù hợp với sự duy biệt xét về mặt cá nhân cũng như xã hội.
Bên cạnh việc có nhiều sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cũng cần phân quyền tự chủ cho các địa phương, các trường, đặc biệt là cho các giáo viên để họ lựa chọn sách phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền cũng như của học sinh trong trường, lớp của họ.
Nên quan niệm các bộ sách giáo khoa chỉ là giáo cụ, giáo viên có thể sử dụng hoặc không sử dụng để chuyển tải chương trình quốc gia. Bộ GD-ĐT muốn đánh giá hay kiểm định chất lượng giáo dục thì nên dựa vào chương trình quốc gia, chứ không lấy bất kỳ bộ sách giáo khoa nào làm chuẩn mực.
Những điều này không mới mẻ gì, các nước phát triển đã áp dụng từ lâu vì nó phù hợp với bản chất của con người và xã hội. Phần Lan thành công trong giáo dục phổ thông theo tôi cũng nhờ họ thừa nhận và bám vào bản chất duy biệt này nơi từng học sinh, để tìm cách hỗ trợ từng học sinh phát triển tối đa khả năng của mỗi em và theo cách riêng của mỗi em.
Bộ GD-ĐT không nên tham gia biên soạn sách giáo khoa
Theo logic trên, việc Bộ GD-ĐT tham gia biên soạn sách giáo khoa là điều không hợp lý và không cần thiết xét về nhiều mặt. Khi kêu gọi các nhóm tư nhân tham gia biên soạn sách và lưu thông trên thị trường như một loại "hàng hóa" thì Bộ cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
Và để được vậy, Bộ nên đứng ngoài để đóng vai trò trọng tài. Bộ không nên biến mình thành một bên trực tiếp "sản xuất" và tham gia cạnh tranh đồng thời đóng vai trò trọng tài, thì sự vô lý và bất công là hiển hiện mà thiên hạ hay gọi là hiện tượng "vừa đá bóng vừa thổi còi".
Tôi nghĩ, cái cần nhất là Bộ tập trung vào việc biên soạn Chương trình cốt lõi quốc gia với những điều cơ bản và hãy chừa chỗ trống cho các chủ thể trực tiếp bên dưới như học sinh, giáo viên, các trường, các vùng "điền vào" để có thể đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và xã hội.
Trong tình trạng Việt Nam hiện nay, điều cần nhất là Bộ GD-ĐT tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các trường đào tạo giáo viên. Cải cách có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào các giáo viên, chứ không phải phụ thuộc vào sách giáo khoa.
TS Nguyễn Khánh Trung (Trung tâm giáo dục Emile Việt)
Theo vietnamnet
Dùng đòn trừng phạt nghiêm khắc là biện pháp giáo dục đã lỗi thời Bạo lực học đường hiện đang diễn ra ở hầu hết các cấp học, bậc học từ mầm non đến phổ thông với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Là chuyên gia tâm lý nhiều năm dành thời gian nguyên cứu thực trạng này, Thạc sĩ tâm lý Phạm Xuân Hưởng, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã có...