Sau lệnh cấm, Tencent ngừng cung cấp dịch vụ Wechat tại Ấn Độ
Wechat, siêu ứng dụng điện thoại đa năng đứng đầu Trung Quốc được điều hành bởi gã khổng lồ Tencent Holdings đã chính thức ngừng cung cấp dịch vụ tại Ấn Độ sau lệnh cấm của chính phủ nước này từ thứ Hai (27/7).
Ứng dụng Wechat trên Google Play của điện thoại Android.
Nhiều người dùng tại Ấn Độ đã không thể đăng nhập vào Wechat trong ngày hôm nay và nhận được dòng tin nhắn: “Căn cứ theo luật pháp của Ấn Độ, chúng tôi không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ này cho bạn tại thời điểm hiện tại. Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia của các bạn cũng như tầm quan trọng của việc bảo mật dữ liệu, thông tin cá nhân của tất cả người dùng. Chúng tôi đang trong quá trình làm việc với các cơ quan có chức năng và hy vọng sẽ tiếp tục cung cấp lại dịch vụ cho các bạn trong thời gian tới”.
Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những tiểu thương và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ có giao thương với Trung Quốc.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội Trung Quốc đã phải lên Twitter của Wechat để kêu cứu. Tài khoản Twitter jaysuyani, một nhà xuất khẩu hải sản từ Ấn Độ, cho biết, ông rất thất vọng và nói: “Hầu hết các đối tác kinh doanh của tôi đều sử dụng mạng xã hội Wechat. Với ứng dụng này, chúng tôi có thể phiên dịch bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, điều mà Whatsapp không thể làm nổi”.
Video đang HOT
Wechat và Tencent đều không đưa ra bất cứ bình luận gì về thông báo mới đây nhất của công ty.
Động thái dứt khoát của Tencent bởi ít nhất 10 ứng dụng của công ty này đã bị cho vào danh sách đen của Chính phủ Ấn Độ bao gồm: QQ Mail, QQ Music và nền tảng các video ngắn Kwai…
Trước đó, ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm tạm thời 59 ứng dụng di động chủ yếu là của Trung Quốc, bao gồm Tik Tok, WeChat, trình duyệt web UC Browser, vì lý do những ứng dụng này gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ.
Lệnh cấm xuất phát từ làn sóng biểu tình kêu từ người dân kêu gọi tẩy chay hàng loạt các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có điện thoại thông minh và các ứng dụng phổ biến trên điện thoại sau. Vụ việc diễn ra trong lúc Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng sau vụ đụng độ đẫm máu giữa binh lính hai nước tại thung lũng Galwan ở Ladakh.
Mặc dù vẫn chưa có thông tin chính xác về hiệu lực của lệnh cấm, tuy nhiên điều này đã gây thiệt hại hàng triệu USD cho các công ty Trung Quốc. Chẳng hạn như Bytedance (công ty cung cấp ứng dụng TikTok) có tới khoảng 200 triệu người dùng tại Ấn Độ và đang có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào nước này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Ấn Độ vừa khiến nhiều công ty Trung Quốc sống trong sợ hãi
Những ứng dụng được rót vốn từ các tập đoàn hoặc người Trung Quốc cũng nằm trong danh sách bị điều tra.
Theo Economic Times, Ấn Độ tiếp tục liệt kê thêm 275 ứng dụng có liên quan tới chính quyền Trung Quốc để kiểm tra xem chúng có vi phạm về quyền riêng tư và an ninh quốc gia không. Hành động này là một phần của kế hoạch siết chặt an ninh mạng giữa 2 nước.
Trong tháng 6, Ấn Độ đã công bố lệnh cấm với 59 ứng dụng di động có xuất xứ hoặc kết nối với Trung Quốc như Wechat của Tencent, UC Browser của Alibaba, TikTok của ByteDance...
Trong danh sách mới được công bố, có những cái tên đáng chú ý như PUBG của công ty Internet Trung Quốc Tencent, Zili của Xiaomi, AliExpress của tập đoàn Alibaba, đồng thời là 2 công ty con khác của ByteDance là ULike và Resso.
"Các ứng dụng trong danh sách sẽ được điều tra xem có vi phạm qui định về quyền riêng tư hoặc chia sẻ dữ liệu của người dùng cho bên thứ 3 hay không", một quan chức của Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết.
Sau TikTok, PUBG xuất hiện trong danh sách những ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc bị điều tra.
Theo số liệu từ Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ, các công ty Internet Trung Quốc đang có khoảng 300 triệu người dùng tại thị trường này, ước tính 2/3 người sở hữu smartphone tại Ấn Độ đã tải một ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Bên cạnh những ứng dụng được phát triển bởi các công ty Trung Quốc, những công ty được đầu tư bởi tập đoàn và công dân Trung Quốc cũng nằm trong danh sách bị điều tra.
Ví dụ như có tới 14 ứng dụng liên quan tới Xiaomi, mặc dù có rất ít người biết như Capcut và FaceU cũng nằm trong danh sách điều tra. Các ứng dụng kỹ thuật, chuyên ngành công nghệ khác của Trung Quốc như Meitu, LBE Tech, Perfect Corp, Sina Corp, Netease Games, Yoozoo Global cũng bị liệt kê vào danh sách.
"Chúng tôi tuân thủ đầy đủ các quy trình xem xét và kiểm duyệt trước khi ban hành bất kỳ lệnh cấm nào", một quan chức của Bộ Công nghệ thông tin và điện tử (MeitY) cho biết về quy trình làm việc.
Trong khi đó, một ủy ban độc lập bao gồm Bộ Nội vụ, Bộ Công nghệ thông tin và điện tử và các quan chức luật khác đang tiến hành kiểm tra dữ liệu của 59 ứng dụng trước đó đã bị cấm, nhằm đánh giá mức độ vi phạm của các ứng dụng này.
Trong danh sách 275 mới ứng dụng bị điều tra, Zili và Snack Video nằm trong top 10 ứng dụng phổ biến trên Google Play tại thị trường Ấn. Theo Sensor Tower, Ấn Độ cũng là thị trường lớn của ứng dụng PUBG với khoảng 175 triệu lượt cài đặt, chiếm 24% lượng người dùng toàn cầu.
Tương tự như PUBG, Ấn Độ là thị trường có lượng người chơi nhiều nhất của TikTok với khoảng 200 triệu người dùng. Sau lệnh cấm, ByteDance cho biết họ sẽ mất khoảng 6 tỷ USD tại thị trường này.
TikTok giả lan rộng khắp Ấn Độ Lệnh cấm TikTok của Ấn Độ đang tạo ra cơ hội như nhau cho các nhà phát triển ứng dụng trong nước và cả những kẻ lừa đảo. Ảnh: Bloomberg Không lâu sau khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn của công ty công nghệ đa quốc gia ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, một...