TTO – Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều dòng trạng thái được đăng tải lên Facebook, con đường nào sẽ dành cho mình sau kỳ thi này?
Nụ cười rạng rỡ của một bạn thí sinh sau khi hoàn thành xong bài thi – Ảnh: Duyên Phan
Liệu cánh cổng đại học (ĐH) có rộng mở và là cánh cổng duy nhất dẫn lối vào tương lai?
Video đang HOT
Do quy chế tuyển sinh năm nay có phần khác so với mọi năm, nên sẽ có nhiều trường vượt lên với số điểm cao, ngược lại cũng sẽ có trường hạ điểm xuống để thu hút sinh viên. Sau khi biết được điểm thi, các thí sinh bắt đầu suy nghĩ chọn trường và lúc này một “trận chiến” khác lại nổ ra.
Điểm chuẩn các trường vốn đã hot nay còn hot hơn, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, các sĩ tử như tôi luôn phải tập trung đấu trí với các “đối thủ” để được vào trường ĐH mà mình mong muốn.
Những tiêu chí của riêng tôi khi chọn trường chính là:
- Ngành mình chọn phải là ngành mình yêu thích thật sự, không phải do ba mẹ, thầy cô quyết định. Tôi tin rằng bất cứ nghề nào cũng có khó khăn riêng. Chỉ khi có đủ đam mê, bạn mới có đủ dũng khí để đối đầu và vượt quá nó. Tôi vẫn tâm đắc với câu nói: Khi bạn theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.
- Số điểm của mình có thật vững chắc để chọi lại các thí sinh giỏi khác? Ngành ấy trong khoảng 3-4 năm nữa liệu có quá tải?
- 4 năm nữa, khi tôi ra trường, nhu cầu xã hội đang cần gì, thiếu gì?
Với tôi, trường hot không quan trọng bằng người “hot”. Khi đã đậu vào các trường ĐH, những người thực tài, thực đam mê sẽ nổi bật và vượt lên trên số đông để tỏa sáng.
Tôi luôn nghĩ chọn trường đúng giống như bạn đang đi mua… thuốc trị bệnh. Khi mua một loại thuốc, nhiều hãng khác nhau nhưng thành phần hoạt chất lại giống nhau, nhiều người biết đến hãng này thì thuốc hết nhanh, những người đến sau tìm lại không có. Nhưng nếu mở rộng lòng mình để chọn lựa thì hóa ra vẫn còn rất nhiều hãng có thuốc cùng công dụng, có đủ khả năng “trị” cho mình hết bệnh, giá cả lại phải chăng, hợp túi tiền.
Và nếu thật sự cảm thấy mình “không có duyên” với con đường học vấn, tôi nghĩ các trường dạy nghề, các trung tâm dạy các môn năng khiếu như vẽ, hát… là một lựa chọn hợp thời.
Từ quan sát của mình, tôi thấy rất nhiều người có bằng ĐH chính quy, thậm chí thạc sĩ, nhưng lại thất nghiệp, trong khi đó những người thợ có tay nghề vững vàng lại có công việc ổn định, thu nhập rất khá.
Rõ ràng ĐH không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công!
Dù số điểm có ra sao cũng không quyết định hết con người chúng ta, nó chỉ phản ánh một phần sự cố gắng của chúng ta hôm nay. Một lời chúc cho tôi và cho tất cả những ai đang ở tuổi 18, những người vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời: Chúc tất cả chúng ta chọn được con đường phù hợp nhất cho mình.
Theo TTO
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...