Sau khi uống nước nếu thấy 3 triệu chứng này xuất hiện, cần đi khám ngay lập tức
Uống nước là nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, nếu sau khi uống nước mà 3 triệu chứng này bỗng xuất hiện bạn cần đi khám ngay lập tức.
Healthline đưa ra lời khuyên nên uống 8 cốc nước nặng 8 ounce (1 ounce = 28,35 g), tương đương khoảng 2 lít nước mỗi ngày và uống rải rác trong suốt cả ngày.
Hình thành thói quen uống đều đặn nước hàng ngày là một cách đơn giản nhất không ai ngoài bạn có thể làm vì chính bản thân mình.
Tuy nhiên, mỗi chúng ta cần lắng nghe, để ý những biểu hiện bất thường của cơ thể. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng này sau khi uống nước, có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.
Đi tiểu ít, thậm chí không đi tiểu sau khi uống nhiều nước
Hãy nhớ, một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 – 7 lần/ngày. Nhưng nếu bạn đi tiểu dưới 2 – 3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng.
Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu ít sau khi uống nước vậy bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh thận.
Nước tốt cho cơ thể nhưng cần lưu ý sau khi uống nước (Ảnh minh hoạ)
Khô miệng, đi tiểu nhiều sau khi uống nước
Nếu xuất hiện tình trạng này, mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
Tình trạng miệng khô không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lâu dài nó có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị và răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
Phù nề toàn thân sau khi uống nước
Video đang HOT
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt thì dù có uống bao nhiêu nước cũng không xuất hiện tình trạng phù nề. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng ngược lại bạn cần cảnh giác với bệnh thận.
Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
Nếu có thể của bạn xuất hiện triệu chứng trên sau khi uống nước, nhất định phải đến bệnh viện để khám. Theo thời gian, không điều trị kịp thời bệnh sẽ nặng thêm.
Một số công dụng tuyệt vời của nước:
Nước giúp giữ gìn vóc dáng thon thả: Nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp bạn có cảm giác cân bằng.
Hãy thay thế các loại đồ uống chứa calories bằng nước. Với một cốc nước trước bữa ăn bạn sẽ có cảm giác no hơn, nhờ đó giảm được lượng thức ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Nước giúp giảm stress: Khoảng 70 đến 80% mô não cấu thành bởi nước. Nếu bạn bị mất nước, cơ thể và tinh thần của bạn sẽ bị stress. Bạn sẽ cảm thấy khát khi cơ thể bị mất nước ở mức độ nhẹ.
Nước cũng có khả năng giảm stress cho bạn, bạn nên thường xuyên để một cốc nước trên bàn hoặc luôn mang theo một bình nước và nhâm nhi thường xuyên.
Nước giúp cho cơ thể bạn luôn sảng khoái (Ảnh minh hoạ)
Nước giúp nuôi dưỡng làn da của bạn: Các vết hằn và nếp nhăn sẽ sâu hơn khi bạn bị mất nước. Nước chính là kem dưỡng da của thiên nhiên tuyệt vời.
Uống nước đều đặn sẽ cung cấp nước cho các tế bào và làm chúng căng lên, khiến khuôn mặt bạn trở nên trẻ trung hơn. Ngoài ra, nước còn đẩy bay các tạp chất và thúc đẩy vòng tuần hoàn máu, giúp làn da trở nên sáng và rạng rỡ hơn.
Ngăn ngừa gàu: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, da đầu sẽ tránh được tình trạng khô ráp gây ra gàu. Bên cạnh việc uống nước, bạn nên kết hợp gội đầu bằng nước ấm. Không chỉ giúp bạn thư giãn khi gội đầu, nước ấm còn làm sạch bụi bẩn, chống gàu hiệu quả.
Giúp tóc chắc khỏe: Bạn có biết việc uống nước cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mái tóc. Cụ thể, nước ấm kích thích hoạt động của chân tóc. Nhờ đó, ngọn tóc chắc khỏe và mượt mà hơn.
Nước giúp giảm nguy cơ sỏi thận: Tỷ lệ bị bệnh thận đang ngày một gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do người lớn và cả trẻ em không uống đủ nước mỗi ngày.
Nhờ có nước, nồng độ muối và các khoáng chất trong nước tiểu sẽ giảm. Các khoáng chất và muối này chính là nguyên nhân tạo thành các tinh thể rắn gọi là sỏi thận. Sỏi thận không thể hình thành trong nước tiểu loãng, do vậy uống thật nhiều nước sẽ tránh được nguy cơ bị sỏi thận.
Uống nước để khỏe mạnh nhưng nếu có những triệu chứng này coi chừng tín hiệu bệnh tật
Uống nước để khỏe mạnh là lời khuyên tích cực đối với mọi người, nó giúp bạn đầy sức sống và ít bệnh tật. Tuy nhiên nếu sau khi uống nước lại có một số triệu chứng bất thường, bạn nên cảnh giác.
Sau khi uống nước mà có những triệu chứng này, bạn nên thận trọng vì có thể đó là tín hiệu của bệnh tật
Sau khi uống nước lại thải ra nước tiểu có màu sắc bất thường
Uống nước để khỏe mạnh là một trong những yếu tố giúp cơ thể bạn luôn cân bằng và ít bị mệt mỏi. Mỗi ngày nếu bổ sung đủ nước và với tình trạng sức khỏe tốt thì nước tiểu thường sẽ không có màu hoặc có màu vàng rất nhạt và ít có mùi khó chịu.
Nếu bạn vẫn uống nước đều đặn nhưng bỗng nhiên phát hiện nước tiểu thay đổi màu sắc bất thường, có thể là vàng đậm thậm chí có màu hơi đỏ của máu thì nên cảnh giác thận đã xảy ra vấn đề. Một khi chức năng thanh lọc của thận gặp trở ngại sẽ biểu hiện trực tiếp ở màu nước tiểu.
Sau khi uống nước lại không có cảm giác buồn tiểu
Thông thường khi chúng ta uống một lượng nước nhất định vào cơ thể thì lượng nước tiểu cần thải ra cũng theo đó mà tăng lên. Nếu bạn uống nhiều nước mà thời gian rất lâu vẫn không thấy cần tiểu tiện thì coi chừng sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt là thận.
Theo thống kê lâm sàng, tình trạng này có thể do suy giảm chức năng thận hoặc chức năng trao đổi chất của tiểu cầu thận xảy ra bất thường. Lượng nước tiểu sẽ giảm rõ rệt nên các chất thải và độc hại cũng tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh tật khác liên quan.
Sau khi uống nước liền bị khô miệng và tiểu nhiều
Khi chúng ta khát thường sẽ có biểu hiện là khô miệng, khô cổ họng, lúc này nếu uống nước vừa đủ sẽ làm dịu cơn khát, giúp toàn cơ thể dễ chịu hơn và có thêm năng lượng. Tuy nhiên nếu vừa uống nước xong mà ngay sau đó bạn lại tiếp tục khô miệng mặc dù đi tiểu nhiều hơn thì cảnh giác thận đang suy yếu.
Một khi thận khí không đủ sẽ gây ra triệu chứng khát nước liên tục, đồng thời còn kéo theo suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ bị mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Lúc này tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra căn nguyên bệnh chuẩn xác.
Sau khi uống nước bị đau chướng bụng
Uống nước để khỏe mạnh do khi cung cấp đủ nước cho cơ thể thì chức năng trao đổi chất cũng được nâng cao, đồng thời còn thúc đẩy tuần hoàn máu thuận lợi hơn. Nhưng nếu sau khi uống nước mà bạn bị đau chướng bụng khó chịu, dù thời gian diễn ra không dài thì vẫn phải xem xét vấn đề bất thường ở thận.
Uống nước để khỏe mạnh cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau
Nhiệt độ nước hợp lý
Nhiệt độ nước uống không thể đưa ra con số cụ thể nhưng cơ bản là độ ấm của nước nên gần với thân nhiệt con người là được, nghĩa là không nên quá lạnh cũng không nên quá nóng, tất cả đều tổn thương dạ dày, đường ruột.
Uống nước đúng thời điểm
Bạn có thể uống nước bất cứ lúc nào nhưng một số thời điểm nhất định trong ngày nên duy trì thói quen uống nước để tăng hiệu quả phòng bệnh. Sáng sớm ngủ dậy uống một ly nước ấm có thể làm sạch các chất thải, vi khuẩn trong cơ thể, làm dịu khoang miệng và cổ họng. Bạn nhớ uống từng hớp nhỏ và uống từ từ, vừa uống xong thì không nên vận động mạnh.
Không phải uống nước càng nhiều thì càng tốt
Uống nước để khỏe mạnh nhưng vẫn kiểm soát được lượng nước bổ sung vào cơ thể. Người trưởng thành khỏe mạnh thông thường nên bổ sung khoảng 2500ml nước từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có khoảng 1500ml là nước uống trực tiếp. Nếu uống quá nhiều nước ngược lại sẽ tăng gánh nặng cho thận.
Không phải cứ nước càng tinh khiết càng tốt
Nhiều người thích uống nước tinh khiết vì nghĩ rằng đảm bảo vệ sinh và nhiều khoáng chất. Thực tế thường xuyên uống loại nước này không những có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể mà còn dễ làm thất thoát nguyên tố vi lượng hữu dụng, làm suy giảm sức đề kháng và chức năng miễn dịch.
Phát hiện mới về khả năng gây viêm nhiễm của Covid-19 Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây nhiễm trùng các tế bào đường hô hấp trên và phổi mà còn lây nhiễm sang các tế bào khác ở hệ tiêu hóa và mạch máu. Nghiên cứu mới đây còn phát hiện SARS-CoV-2 còn có thể gây nhiễm trùng trong miệng. Virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 có thể làm nhiễm trùng một số mô trong miệng -...