Sau khi mua không thành công, Platinum Victory Pte. Ltd tiếp tục đăng ký mua vào cổ phiếu Cơ điện Lạnh (REE)
Cổ đông lớn tiếp tục đăng ký mua vào cổ phiếu Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (Mã chứng khoán: REE – sàn HOSE).
Theo đó, Platinum Victory Pte. Ltd vừa công bố, trong thời gian từ 10/09 đến 09/10, quỹ đã không mua được cổ phiếu nào trong số 660.239 cổ phiếu đăng ký mua trước đó.
Ngay sau đó, quỹ tiếp tục đăng ký vào 660.239 cổ phiếu REE để nâng tỷ lệ sở hữu từ 29,79% lên 29,99% vốn điều lệ tại REE. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 15/10 đến 13/11.
Được biết đây không phải lần đầu tiên quỹ Platinum Victory Pte. Ltd đăng ký mua vào cổ phiếu REE, quỹ này liên tục đăng ký mua vào, tuy nhiên do tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đã kín room, doanh nghiệp chỉ có thể mua được từ cổ đông nước ngoài khác, đây chính là khó khăn khi quỹ không tìm được người bán là cổ đông ngoại khác.
Nửa đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của REE đạt 2.473,5 tỷ đồng, tăng hơn 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Lãi ròng của Công ty đạt hơn 681 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ.
Chi phí tài chính của Công ty nửa đầu năm 2020 ở mức 221 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 214 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 97%, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tới cuối quý II/2020, dư nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn của Công ty ghi nhận hơn 5.818 tỷ đồng, chiếm tới gần 68% cơ cấu nguồn vốn.
Video đang HOT
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/10, cổ phiếu REE giảm 300 đồng về 41.700 đồng/cổ phiếu.
Cách NĐT lão làng phố Wall "bảo hiểm" danh mục lúc khủng hoảng: Chỉ mất 27 triệu USD tiền phí, thu về khoản lãi 2,6 tỷ USD trong 1 tháng
Khi thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc không phanh trong tháng Ba, không ít các nhà quản lý quỹ hàng đầu đã có những chiến thuật phòng vệ đỉnh cao, thu về những khoản lợi nhuận rất lớn để bù đắp cho cho sự thiệt hại của danh mục cổ phiếu.
Một trong những thương vụ đình đám nhất là khoản đầu tư vào CDS (Credit Default Swap) của Bill Ackman, người đang quản lý quỹ Pershing Square. Với việc chỉ phải trả khoản phí 27 triệu USD cho các CDS này, Bill Ackman đã thu lại được khoản lãi lên tới 2,6 tỷ USD, một con số khổng lồ giữa thời đại khủng hoảng tài chính do virus corona gây ra.
Cuối tháng 2 năm nay, một loạt các diễn biến xấu trên thị trường tài chính, dầu mỏ khiến Bill Ackman lo sợ về một cuộc đại khủng hoảng kinh tế sẽ diễn ra, đến mức ông còn toan tính đến việc sẽ bán hết tất cả danh mục của Pershing Square. Tuy nhiên, giữa những khó khăn đó, Ackman, thay vì bán toàn bộ danh mục của mình, lại sử dụng CDS để bảo vệ các tài sản nợ (trái phiếu là một ví dụ) trong trường hợp toàn bộ thị trường bán tháo. Và ông đã cực kỳ thành công với giải pháp này.
Những dấu hiệu về một cuộc khủng hoảng sâu rộng do dịch Covid - 19 gây ra đã giúp Ackman thu được về một khoản tiền kỷ lục (Ảnh: Statista, Yahoo Finance)
CDS - hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, là một dạng bảo hiểm thường được sử dụng để "bảo vệ" các hợp đồng khỏi rủi ro vỡ nợ.
Khi người cho vay nợ có cảm giác người vay không có khả năng trả nợ, họ sẽ sử dụng công cụ này để có thể nhận được tiền đền bù, trong trường hợp vỡ nợ xảy ra. Khi tham gia vào hợp đồng hoán đổi rủi ro, người mua sẽ phải trả một khoản phí; ở đây, ông Ackman đã trả ra 27 triệu USD cho các khoản phí này. Bill Ackman đã lo lắng về việc bán tháo trong nền kinh tế, khiến những tài sản nợ của công ty sẽ sụt giảm giá thảm hại, và những công ty phát hành ra những trái phiếu đó sẽ không có khả năng thanh toán. Do đó, ông sử dụng CDS để bảo vệ mình khỏi những rủi ro này.
Ackman đã "mua bảo hiểm" liên quan đến 71 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp - gấp 10 lần tài sản mà Pershing Square đang quản lý - thông qua việc mua các CDS trên cả các trái phiếu hạng đầu tư và cả các trái phiếu hạng đầu cơ. Công ty của ông đã mua 50 tỷ USD CDS cho các công cụ nợ thuộc nhóm đầu tư ở Mỹ, 18,5 tỷ USD CDS với vị thế tương tự cho các chỉ số tại châu Âu và 2.5 tỷ USD CDS trên các loại trái phiếu lợi suất cao cũng tại châu Âu. Ackman tin rằng việc sử dụng các CDS là điều đúng đắn hơn thay vì bán tháo các danh mục đầu tư, vì ông cho rằng các công ty sẽ phục hồi trong tương lai dài hạn.
Lợi nhuận của quỹ đầu tư Pershing Square chỉ thực sự tốt lên từ năm ngoái, và trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết với thương vụ CDS năm nay (Ảnh: Financial Times)
Các loại CDS cho tài sản nợ của Ackman gắn trực tiếp với các chỉ số liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp và được giao dịch rộng rãi, vì vậy tính thanh khoản của loại bảo hiểm này là tương đối tốt, so với từng loại trái phiếu riêng lẻ mà nó bảo vệ.
Với việc điều kiện của những người đi vay (các công ty phát hành trái phiếu) quá tốt trong một thời gian dài dẫn đến việc mức giá đánh cược cho việc họ vỡ nợ ở mức thấp kỷ lục, chỉ 50 bps (0.5%) một năm trên tổng số tiền bảo hiểm cho các loại trái phiếu đầu tư.
Tuy nhiên corona virus đã thay đổi tất cả, khi mà tất cả các nhà đầu tư hoảng loạn, các công ty gặp khó khăn trong việc làm ăn... đã giúp những công cụ bảo vệ của Ackman đã trở nên vô cùng giá trị, và khoản bảo hiểm của ông có giá trị cực cao so với số tiền bỏ ra. Tuy nhiên sau đó, những gói cứu trợ của chính phủ Mỹ và châu Âu đã giúp cho thị trường chứng khoán và một phần nào đó các công ty ở hai khu vực này hồi phục, dẫn đến giảm giá trị của các CDS mà Ackman nắm giữ. Do đó, ông này nhanh chóng bán toàn bộ các CDS này và thu về khoản lãi kỷ lục 2,6 tỷ USD.
Khoản lợi nhuận của Pershing Square trong Q1/ 2020 đến phần lớn từ việc mua các CDS (Ảnh: Financial Times)
Mặc dù kiếm được rất nhiều tiền từ thương vụ này, nhưng ông Ackman vẫn muốn dịch bệnh sớm được chữa khỏi. Trong cuộc phỏng vấn đầy cảm xúc trên CNBC, ông mong muốn tổng thống Donald Trump đóng cửa đất nước trong vòng 1 tháng, nhằm thực sự chấm dứt sự lây lan của dịch bệnh; dù rằng việc này có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán cũng như các công ty tại Mỹ. Tuy nhiên theo ông, đây có thể là biện pháp duy nhất, nếu không căn bệnh này sẽ hoàn toàn phá hủy Hoa Kỳ.
Tiến Đạt
Khối ngoại bán ròng hơn 335 tỷ đồng, FPT được mua ròng 88 tỷ đồng nhờ 'hở room' FPT được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 87 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 22/5. Khối ngoại bán ròng trở lại VNM và HPG. Phiên giao dịch ngày 22/4, sự hồi phục của nhiều cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán đã giúp các chỉ số đồng loạt tăng điểm trở lại. Trong đó, BID tăng 4,3% lên 36.200...