Sau khi đăng quang, 7 Hoa khôi của trường Báo giờ ra sao?
7 cô gái đăng quang Press Beauty – cuộc thi tìm kiếm đại diện nữ sinh tài sắc vẹn toàn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện tại đều có cuộc sống khiến nhiều người mơ ước.
Tài sắc nữ sinh Báo chí – Press Beauty là một cuộc thi sắc đẹp được tổ chức hàng năm tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm tìm ra gương mặt sáng giá đẹp cả ngoại hình lẫn tài năng. Cuộc thi đã trải qua 7 lần tổ chức với sự đăng quang của 7 Hoa khôi xuất sắc nhất.
Không chỉ riêng Hoa khôi mà những cô gái xinh đẹp nằm trong Top 10 chung cuộc đều có nhan sắc nổi bật. Cuộc thi này từng là bệ phóng tài năng cho nhiều đại diện nhan sắc Việt Nam: Á hậu Việt Nam Dương Tú Anh, top 5 Hoa Hậu Việt Nam Thanh Tú… cùng nhiều gương mặt MC, biên tập viên, người đẹp nổi tiếng khác.
Từ năm đầu tổ chức 2010 đến nay, 7 cô gái xuất sắc nhất đã đăng quang ngôi vị Hoa khôi Báo chí. Cuộc sống của họ có không ít thay đổi, có người đã ‘theo chồng bỏ cuộc chơi’, người thì vẫn tiếp tục công việc học hành, làm việc chăm chỉ. Tựu chung, các cô gái vẫn khẳng định là đại diện cho nhan sắc trường Báo, không chỉ xinh đẹp, năng động, hiện đại mà còn giỏi giang, đa tài.
1. Hoa khôi Nguyễn Thị Phương Thanh
Phương Thanh – sinh năm 1990 là sinh viên lớp Truyền hình K28. Đây là gương mặt Hoa khôi đầu tiên của cuộc thi Press Beauty được tổ chức vào năm 2010.
Phương Thanh đăng quang năm 2010.
Ngay từ khi còn là sinh viên trường Báo, cô nàng đã là một gương mặt nổi bật được nhiều người biết đến với những thành tích: Giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho các trường Đại học: English speaking contest 2009, lọt top 6 Én vàng – cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình 2010.
Hiện tại, Phương Thanh đang làm cho Ban thời sự VTV1.
Cựu Hoa khôi còn rất nhiều tài lẻ phải kể đến như múa bụng, vẽ tranh… 9X được mệnh danh là ‘Thanh siêu nhân’ bởi loạt thành tích đáng nể.
Ngay từ năm 3, Phương Thanh đã cộng tác ở VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam và sau khi tốt nghiệp, cô nàng nhanh chóng về Ban thời sự VTV1.
Dù đã U30 nhưng Phương Thanh ngày càng trẻ ra.
Phương Thanh đã lập gia đình và có một bé gái dễ thương.
2. Hoa khôi Bùi Diễm Quỳnh
Diễm Quỳnh (SN 1992) đăng quang cuộc thi Press Beauty năm 2011. Cô là sinh viên lớp Báo ảnh K30. Trong cuộc thi này, Diễm Quỳnh còn giành được danh hiệu Miss Thể thao.
Diễm Quỳnh đăng quang năm 2011.
Ngoài đam mê nhiếp ảnh, cô nàng còn có khả năng làm ảo thuật giúp cô chiến thắng ngôi vị cao nhất. Diễm Quỳnh còn biết chơi piano và thiết kế thời trang.
Hình ảnh mới nhất của Diễm Quỳnh.
Sau khi ra trường, Diễm Quỳnh không theo nghiệp báo mà trở thành tiếp viên hàng không cho hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines từ năm 2014.
Video đang HOT
Cô có cuộc sống hạnh phúc với người chồng điển trai.
Cô cũng đã có gia đình và chuẩn bị sắp sinh em bé trong thời gian tới.
3. Hoa khôi Đoàn Mỹ Anh
Đoàn Mỹ Anh (SN 1993, biệt danh thân quen ‘Trố’) từng học lớp Truyền hình K31A1, khoa Phát thanh – Truyền hình đăng quang cuộc thi Press Beauty năm 2012 và giành giải Tác phẩm báo chí xuất sắc nhất.
Đoàn Mỹ Anh đăng quang Press Beauty năm 2012.
Đoàn Mỹ Anh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như bí thư của lớp, phó bí thư Liên chi đoàn Khoa Phát thanh – Truyền hình, trường ekip Ebox – CLB Truyền hình sinh viên, phó chủ nhiệm CLB AMC – CLB người dẫn chương trình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ngoài việc học tập và hoạt động Đoàn năng nổ, cô gái này cũng tham gia dẫn một số chương trình và sự kiện lớn nhỏ.
Có thể nói, đây là Hoa khôi ‘ham học’ nhất của trường Báo.
Tốt nghiệp loại Giỏi, Mỹ Anh từng cộng tác cho VTV – Đài truyền hình Việt Nam. Sau đó, cô nghỉ việc để đi du học. Cô nàng đã nhận tấm bằng thạc sĩ ngành Truyền thông và Đa phương tiện tại ĐH Westminster (Anh) và hiện tại đang học thêm một tấm bằng thạc sĩ khác chuyên ngành Quản lí dự án tại ĐH Northeastern (Mỹ).
4. Hoa khôi Trần Huyền Anh
Trần Huyền Anh (SN 1994), từng học lớp Truyền hình K32 A1, khoa Phát thanh – Truyền hình và giành danh hiệu Hoa khôi Tài sắc nữ sinh báo chí – Press Beauty năm 2013.
Trần Huyền Anh đăng quang Hoa khôi Báo chí năm 2013.
Khi học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Huyền Anh từng giữ chức Bí thư chi đoàn. 9X cũng là đại biểu đại diện tham gia chương trình Jenesys 2.0 – Giao lưu thanh niên, sinh viên và học sinh Nhật Bản – Đông Á, chủ đề Truyền thông đa phương tiện tại Nhật Bản vào năm 2014.
Trong đêm chung kết Press Beauty, Huyền Anh đã ghi điểm tuyệt đối với khán giả nhờ màn biểu diễn múa rối độc đáo. Cô cùng người bạn của mình đã mang đến màu sắc mới cho điệu múa ‘Hồ thiên nga’ bất hủ. Màn diễn không chỉ cuốn hút bởi yếu tố ‘lạ’, mà còn thể hiện sự đầu tư kĩ từ khâu trang phục cho tới quá trình luyện tập.
Diện mạo mới nhất của Huyền Anh.
Ngay khi học tại trường, cô nàng còn thường xuyên làm MC, cộng tác viên cho một số chương trình truyền hình.
Hiện cô đang cộng tác cho báo Quân đội nhân dân.
Huyền Anh vừa kết hôn vào tháng 3 năm ngoái với người chồng làm cùng trong ngành.
Huyền Anh hiện giờ đang cộng tác tại báo Quân đội Nhân dân và vừa kết hôn vào tháng 3 năm ngoái.
5. Hoa khôi Đoàn Thị Linh
Đoàn Thị Linh là sinh viên của lớp K31, khoa Triết học đạt giải Tài sắc nữ sinh báo chí 2014. Ngoài ra, Đoàn Linh cũng ắp luôn giải Cặp đôi đẹp nhất cùng bạn đồng hành của mình.
Đoàn Linh đăng quang năm 2014.
Cô là gương mặt tiêu biểu trong hoạt động của Đoàn trường khi nhiều lần nhận được giấy khen của Bí thư đoàn. Bên cạnh đó, Đoàn Linh có thành tích học tập tốt, từng tham gia lớp cảm tình Đảng trong năm thứ 4 đại học.
Linh rất tích cực tham gia làm cộng tác viên cho một số chương trình truyền hình như V6 du kí (đóng vai nhân vật trải nghiệm), Sống xanh (VTV2), Tư vấn Yoga trong 360 độ thể thao…
Dù không sở hữu chiều cao lý tưởng nhưng Đoàn Linh gây ấn tượng bởi nụ cười dễ thương.
Hiện giờ Đoàn Linh đã có gia đình và một bé gái xinh xắn.
Đoàn Linh đã lập gia đình vào năm 2016 và giờ đã là mẹ của một bé gái xinh xắn, bụ bẫm. Hiện cô nàng đang kinh doanh một cửa hàng thời trang online ngay trên trang cá nhân của mình.
6. Hoa khôi Vũ Phương Anh
Vũ Phương Anh (SN 1996), sinh viên lớp PR K34 đạt giải cao nhất Hoa khôi Tài sắc nữ sinh báo chí 2016 với câu trả lời ứng xử hay nhất cùng giải phụ Hoa khôi thân thiện.
Phương Anh đăng quang năm 2016.
9X vừa tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ công chúng cách đây một tháng. Phương Anh cho biết mình đang dành thời gian này để nghỉ ngơi trước khi tìm một công việc phù hợp.
Cuộc sống sang chảnh của Phương Anh.
Cô chuẩn bị lên xe hoa vào thời gian tới.
Cách đây không lâu, Phương Anh đã làm lễ ăn hỏi với người yêu và sẽ tổ chức đám cưới trong thời gian tới.
7. Hoa khôi Nguyễn Hoài Phương Anh
Sau một năm vắng bóng, Press Beauty 2018 đã trở lại với quy mô tổ chức hoành tráng hơn với sự tham gia của nhiều cô gái tài năng, xinh đẹp. Trong đó, Nguyễn Hoài Phương Anh, sinh viên khoa Triết học K37 là thí sinh nhỏ tuổi nhất, sở hữu chiều cao ‘khủng’ nhất 1m75 đã giành ngôi vị cao nhất.
Nguyễn Hoài Phương Anh đăng quang năm 2018 vừa rồi.
Phương Anh hiện tại đang chuẩn bị là sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô nàng cho biết sẽ cố gắng trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm bản thân để dù có đi trên con đường nào, cô vẫn sẽ tự tin tiến bước.
Hiện cô đang học năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Theo tiin.vn
Giảng viên đại học: Cần cả "lượng" lẫn "chất"
"Mọi mặt về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức của người giảng viên thì cơ sở đào tạo nơi giảng viên đó công tác phải nắm rõ nhất và hiểu nhất. Cho nên, nhất cử, nhất động của giảng viên trong hoạt động giảng dạy, cơ sở đào tạo điều biết hết" - PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (Trưởng khoa Phát thanh, Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ với Báo GD&TĐ một góc nhìn về quản lý giảng viên ở cơ sở đào tạo ĐH và sau ĐH.
Cơ sở đào tạo là nơi hiểu rất rõ về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức... của giảng viên mình quản lý. (trong ảnh: Giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng BTEC).
Cơ sở nắm rõ nhất năng lực, trình độ giảng viên
- Nhắc đến vai trò của các cơ sở đào tạo trong việc phát triển và tuyển dụng đội ngũ giảng viên chất lượng, cuối tháng 3 vừa qua, liên quan đến rất nhiều sai sót trong hồ sơ ứng viên GS, PGS năm 2018, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi đến các cơ sở đào tạo trong cả nước, chỉ đích danh những đơn vị buông lỏng trong việc rà soát hồ sơ cũng như quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Điều đó cũng có thấy vai trò của các cơ sở đào tạo rất quan trọng, nếu không muốn nói là điểm chốt, trong việc kiểm soát và đánh giá chất lượng thực của trình độ giảng viên (khác với trình độ về bằng cấp). Điều này cũng liên quan đến ý kiến lâu nay của dư luận về chất lượng đào tạo tiến sĩ, cũng như việc xét duyệt và phong hàm GS, PGS ở nước ta lâu nay. Bà đánh giá gì về vấn đề này?
"Công tác "làm quen" với các hoạt động giảng dạy là cần thiết với một người trước khi trở thành giảng viên chuyên nghiệp".
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang
Cũng giống như bất cứ ngành nghề nào khác, nơi người lao động làm việc là nơi quản lý và hiểu rõ nhất về người lao động đó. vì vậy, cơ sở đào tạo - nơi giảng viên công tác hiểu rất rõ trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức... của giảng viên. Nhất cử nhất động của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và đào tạo như làm việc như thế nào, sinh hoạt chuyên môn ở đâu, kể cả đạo đức, tác phong..., cơ sở đào tạo đều nắm rõ.
Trong các trường ĐH có nhiều kênh phản ánh về người giảng viên. Đó qua đồng nghiệp, qua khoa, tổ bộ môn, qua phản hồi, đánh giá của sinh viên, học viên... Hàng năm, để việc đánh giá giảng viên được đa chiều, các cơ sở đào tạo thường sử dụng phiếu khảo sát sinh viên để đánh giá giảng viên. Nôm na là "trò đánh giá thầy". Việc khảo sát này được tiến hành thường xuyên sau mỗi môn học, kỳ học, năm học và cả khoá học.
Trong phiếu khảo sát thường ẩn danh nên việc trả lời của sinh viên khá chính xác và khách quan. Nội dung các câu hỏi cũng khá cụ thể và đi thẳng vào các vấn đề của nội dung, phương pháp giảng dạy, cách phân chia lượng kiến thức giữa lý thuyết và thực hành, hình thức đánh giá, tài liệu tham khảo, tác phong giảng dạy... Có những câu hỏi rất cụ thể như: "Em hãy mô tả buổi học đầu tiên của môn học?" để kiểm tra phương pháp giảng dạy của giảng viên. (Thông thường, tiết học đầu tiên, giảng viên phải giới thiệu mục đích, ý nghĩa của môn học, phương pháp dạy và học của môn học đó, các hình thức đánh giá, các nội dung căn bản của môn học, các tài liệu liên quan đến môn học...).
Sau khi có được câu trả lời của sinh viên, bộ phận khảo thí sẽ tổng hợp và gửi về tổ bộ môn, khoa, giảng viên để đánh giá giảng viên và rút kinh nghiệm. Cho nên, tôi khẳng định không thể nói cơ sở đào tạo không biết hoặc không hiểu rõ giảng viên của mình. Vì vậy, vừa qua có chuyện một số cơ sở đào tạo sai sót trong quá trình thẩm định hồ sơ như câu hỏi phóng viên đề cập, tôi cho rằng, cần xem xét lại quy trình, xem xét lại cách thức các cơ sở đào tạo đó trong nhiều năm vừa qua đã thực hiện như thế nào. Và cơ sở đào tạo không thể nói là "vô can" trong những sai sót về hồ sơ của giảng viên, hồ sơ xin xét công nhận PGS, GS.
Sự khác biệt giữa nhà khoa học và giảng viên chuyên nghiệp
-Hầu hết các cơ sở đào tạo ưu tiên phát triển, tuyển dụng người có học hàm, học vị để đáp ứng về yêu cầu đội ngũ. Tuy nhiên, bằng cấp chỉ là một khía cạnh, vấn đề còn lại chắc chắn nằm ở khả năng truyền đạt kiến thức của giảng viên cho người học, trong khi không phải nhà khoa học nào cũng có thể là nhà sư phạm. Theo bà, có cần quy định cụ thể gì hơn trong vấn đề này, hay cứ học vị tiến sĩ trở lên đều có thể đứng trên bục giảng?
"Cũng giống như bất cứ ngành nghề nào khác, nơi người lao động làm việc là nơi quản lý và hiểu rõ nhất về người lao động đó. vì vậy, cơ sở đào tạo - nơi giảng viên công tác hiểu rất rõ trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức... của giảng viên. Nhất cử nhất động của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và đào tạo như làm việc như thế nào, sinh hoạt chuyên môn ở đâu, kể cả đạo đức, tác phong..., cơ sở đào tạo đều nắm rõ".
Tôi xin nói rằng, để trở thành giảng viên thì dù có là TS hay hơn TS thì cũng chỉ là điều kiện "cần" thôi, phải có nhiều điều kiện "đủ" nữa. Ví dụ, một TS có kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể, có thể được mời tham gia hội đồng đánh giá khoá luận cử nhân, luận văn cao học, hoặc tham gia hội đồng thẩm định các đề tài khoa học trong chuyên ngành đã được đào tạo TS... "Anh" cũng có thể được mời vào một hội thảo khoa học, một chuyên đề để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nhưng để trở thành giảng viên chuyên nghiệp thì bấy nhiêu thôi chưa đủ.
Tùy vào từng trường ĐH, từng cơ sở đào tạo mà yêu cầu giảng viên cần có thêm các điều kiện gì, chẳng hạn, có trường yêu cầu giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ về phương pháp nghiên cứu khoa học, chứng chỉ về phương pháp giảng dạy hiện đại, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học... Có những người đã là TS nhưng chưa bao giờ tham gia công tác giảng dạy thì ban đầu vẫn phải làm trợ giảng, phải trải qua một thời gian rèn dũa kinh nghiệm giảng dạy ở vị trí trợ giảng (cho những giảng viên chính), sau đó soạn giáo án, nghiên cứu giáo trình, trải qua những khóa học về phương pháp giảng dạy... Công tác "làm quen" với các hoạt động giảng dạy là cần thiết với một người trước khi trở thành giảng viên chuyên nghiệp.
Nhiều trường đại học đã cho sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên. (trong ảnh: SV Trường ĐH FPT).
-Trên "nền" quy định chung của Bộ GD&ĐT, mỗi cơ sở đào tạo đang tuyển dụng, sử dụng và có những yêu cầu riêng khác nhau đối với giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ, cũng như giữ gìn, nâng cao vị thế của nhà trường trong hoạt động đào tạo. Bà có thể phân tích thêm về những "yêu cầu riêng" đó?
Trong các cơ sở đào tạo ĐH đều có những quy định, yêu cầu về giảng viên. Ví dụ, ở trường tôi, khi tuyển một người về làm giảng viên, người đó sẽ được phân công vào tổ bộ môn. Tổ bộ môn sẽ yêu cầu giảng viên đó phải soạn bài, tham gia trợ giảng; sau thời gian tham gia soạn bài, trợ giảng thì giảng viên sẽ đăng ký giảng bài và thông qua bài giảng trước tổ bộ môn, trước hội đồng khoa học của khoa, của trường. Giảng viên sẽ từng bước được tham gia giảng dạy từng phần trong một bài giảng (chứ không được giảng ngay toàn bộ bài)... Sau một thời gian, qua nhiều khâu, nhiều đánh giá... thì người giảng viên đó mới được xem xét cho giảng cả một bài, rồi tiến tới đạt yêu cầu mới được trở thành giảng viên chính thức.
Mặc dù hiện nay, các trường tuyển giảng viên bao giờ cũng yêu cầu trình độ từ thạc sỹ, TS trở lên, thậm chí có người tuyển vào đã là PGS rồi, nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy thì cần phải có quá trình trải nghiệm công tác giảng dạy trước khi vào giảng dạy chuyên nghiệp. Đây là cách thức mà các trường ĐH của Việt Nam vẫn làm để đảm bảo chất lượng giảng viên. Phải có một quá trình "thực tập" nghiêm túc, tham gia một quá trình trải nghiệm hoạt động giảng dạy thật, trước khi trở thành giảng viên chính thức, có quá trình như vậy mới mong có những giảng viên "đạt yêu cầu".
Trên "nền" những quy định chung của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở những quy định "cứng" trong công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên, mỗi một cơ sở đào tạo lại có thêm những quy định riêng phù hợp với quan điểm, nhu cầu sử dụng giảng viên của từng cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo chất lượng giảng viên của cơ sở đào tạo, nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của cơ sở đào tạo đó trong xã hội.
-Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!
"Trên &'nền' những quy định chung của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở những quy định "cứng" trong công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên, mỗi một cơ sở đào tạo lại có thêm những quy định riêng phù hợp với quan điểm, nhu cầu sử dụng giảng viên của từng cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo chất lượng giảng viên của cơ sở đào tạo, nhằm nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của cơ sở đào tạo đó trong xã hội".
An Nhiên (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Sắp diễn ra Ngày hội tư vấn tuyển sinh 2018 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Ngày hội tư vấn sẽ diễn ra từ 8h30 - 16h30 Chủ nhật (22/4) nhằm đem đến những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về 38 ngành/chuyên ngành của Học viện. Tại Ngày hội tuyển sinh do báo Tuổi trẻ tổ chức tháng 3/2018, đông đảo học sinh, phụ huynh đến gian quầy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền...