Sau khai giảng, hơn 1.000 học sinh chưa được đến trường
Sau ngày khai giảng năm học mới, hơn 1.000 học sinh cấp mầm non, tiểu học và THCS ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn chưa được đến trường.
Chiều 6/9, nhiều người dân ở đây cho biết, họ không cho con đến trường để gây sức ép, đòi hỏi các quyền lợi sau sự cố Công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường biển.
Vì thế, một số trường trên địa bàn thị xã Kỳ Anh chỉ học buổi sáng. Đến chiều, các thầy cô phải đến từng gia đình không cho con em đến trường để vận động học sinh đi học.
Anh Nguyễn Văn Khanh, xã Kỳ Hà, nói: “Nhà tôi có 4 cháu đi học, nhưng bố mẹ không cho đến trường nên các cháu chỉ biết chạy ngoài đường”.
Ông Lê Thanh Nghị, Bí thư xã Kỳ Hà, cho biết, trước đó, người dân thôn Bắc Hà (xã Kỳ Hà) kiến nghị chính quyền địa phương đáp ứng 11 yêu cầu, vì họ cho rằng bị ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường vừa qua.
Ông Lê Thanh Nghị cho biết, chính quyền địa phương đã gửi kiến nghị của người dân lên cấp trên và mong học sinh sớm đến trường. Ảnh: Thảo Nhi.
Cũng theo ông Nghị, trẻ em trong độ tuổi đi học phải được đến trường. Các em không có lỗi và người lớn không nên ngăn con em đi học. “Những gì phụ huynh yêu cầu chúng tôi đã gửi cấp trên để xem xét hỗ trợ và cần có thời gian”.
Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho hay, phụ huynh nói khi nào có tiền đền bù vụ ô nhiễm mới cho con em đi học. Tuy nhiên, nhiều hộ chưa chịu kiểm kê thiệt hại để nhận đền bù.
Video đang HOT
Theo ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, người dân cho rằng, thiệt hại kinh tế bởi sự cố môi trường biển nên muốn địa phương miễn học phí cho con em. Chính quyền địa phương đã có văn bản đề nghị cấp UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 24/9, tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân quyết định”.
Trưởng phòng Giáo dục thị xã Kỳ Anh cho hay, để giải quyết việc này, Phòng giáo dục cử nhiều thầy cô đến vận động để học sinh đến trường.
Người dân yêu cầu:
Hỗ trợ 100% cho các hộ dân làm muối; hỗ trợ đóng tàu thuyền trên 90Cv; hỗ trợ các hộ lao động đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản; miễn giảm tiền học phí và các khoản tiền đóng góp của học sinh gồm 3 cấp (mầm non, tiểu học và THCS);
Giảm lãi suất của các hộ vay vốn ngân hàng đến hết năm 2017; tiếp tục hỗ trợ cho bà con theo vùng bãi ngang và cấp miễn phí thẻ BHYT đến hết năm 2018; giảm thuế và các khoản đóng góp nông thôn mới;
Giảm tiền điện và tiếp tục cấp gạo cứu trợ cho dân; miễn giảm các khoản tiền đóng góp giao dịch tại UBDN xã và tiền đóng phạt sinh con thứ ba; giảm thuế xây dựng và thuế nhà đất cho 80 hộ còn thiếu;
Đảm bảo vệ sinh môi trường biển; đền bù tiền thiệt hại về môi trường do Công ty Formosa xả thải gây ra và cuối cùng là an toàn sức khỏe cho người dân.
Theo Zing
Dạy bằng tình yêu thương
Giáo dục lòng yêu thương là nội dung cốt lõi được nhiều giáo viên thực hiện thông qua những bài học, những chuyến đi, những hoạt động trải nghiệm sáng tạo và sự quan tâm, chia sẻ.
"Dạy học trò bằng tình yêu thương thì các con sẽ biết yêu thương. Tình thương mạnh hơn lời quát mắng. Trẻ nhỏ sẽ không nhớ bạn vì vật chất bạn cho chúng mà vì tình cảm bạn dành cho chúng", đó là những lời từ tận đáy lòng mà thầy Đào Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS - THPT Nam Sài Gòn, nhắn nhủ với đồng nghiệp của mình trong ngày khai giảng, sáng 5-9.
Học trò đủ tinh tế để nhận ra sự yêu thương
Nhân ngày khai giảng năm học mới, cô Văn Trịnh Quỳnh An, giáo viên Trường THPT Gia Định (TP HCM), cho biết bài học yêu thương lan tỏa từ sự quan tâm và trách nhiệm. Lứa tuổi học sinh có khá nhiều thay đổi tâm sinh lý, các em có xu hướng thích thể hiện, chứng tỏ cá tính của mình và do đó, thường ít chịu chấp nhận, hạ cái tôi xuống và chia sẻ cho người khác. Do đó, chính lối sống của giáo viên trước hết phải là bài học yêu thương.
"Điều đó đến từ những điều rất giản đơn như chịu khó dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của các em, mềm mại nhận lỗi khi mình sai, sẵn sàng làm chỗ dựa để học trò thấy chúng không cô đơn, chúng không đang "một mình chống lại thế giới"..." - cô An cho hay.
Cũng theo giáo viên này, trong giảng dạy cũng vậy, bên cạnh ý thức nâng cao chuyên môn, giáo viên cần sống hết mình với những bài giảng, cần truyền tải những bài học bằng chính sự yêu thương chứ không chỉ là kỹ năng. Học trò ở lứa tuổi này đã bắt đầu có những nhận định xác đáng về con người và cuộc sống, do đó chúng đủ tinh tế để nhận ra sự yêu thương.
"Riêng với bản thân tôi, bên cạnh lối sống yêu thương, trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi phối hợp với phụ huynh và học sinh lớp mình chủ nhiệm để cùng thực hiện những chuyến đi đến những mái ấm, nhà mở không chỉ để tặng quà mà còn để cùng các em làm những hoạt động xã hội nhỏ như dọn dẹp khu vực phòng ở, diễn kịch cho thiếu nhi... để các em có thể áp dụng chính những bài học yêu thương đến cộng đồng" - cô An chia sẻ.
Cô giáo Hoài Thương từ Trường Mầm non Panda (quận Bình Tân, TP HCM) cho biết trong các tiết học chuyên về kỹ năng, cô thường lồng ghép những bài dạy về tình yêu thương gia đình, tôn trọng mọi người xung quanh, qua những tiết dạy như múa hát, nặn đất sét, khám phá thế giới khiến trẻ thích thú.
"Thậm chí, qua những tiết học pha nước cam, nước tắc, tôi cũng cố gắng dạy cho trẻ hiểu được giá trị lao động, qua đó cũng thấy được sự quan tâm của người thân đối với bé lâu nay" - cô giáo nói.
Một giáo viên lặng lẽ quạt cho học sinh trong lễ khai giảng sáng 5/9 tại Trường Tiểu học - THCS -THPT Nam Sài Gòn. Ảnh: Người Lao Động.
Trân trọng cuộc sống
Cô Thương kể có lần, khi đang dạy về tình yêu thương, đoàn kết trong gia đình, có những bé ba mẹ thường xuyên cãi vã, thậm chí ly dị, thắc mắc: "Tại sao cô nói gia đình luôn yêu thương, mà ba mẹ con lại đánh nhau hoài?". "Lúc đó, tôi chỉ biết giải thích, động viên các cháu rằng ba mẹ chỉ tranh luận để hiểu nhau hơn, rồi tất cả sẽ lại vui vẻ" - cô Thương chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cho hay bên cạnh thời gian lên lớp, học sinh của trường còn tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực, nhân cách. Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động tập thể, điển hình là chương trình chào cờ theo các chủ đề "giá trị sống" được học sinh các lớp thiết kế qua các vở kịch ngắn, trò chơi, bài hát, múa...
Tất cả các nội dung đều hướng về giá trị sống, học sinh được "nhúng" mình vào các giá trị để trân trọng cuộc sống, để có cảm xúc, biết yêu thương, chủ động và sáng tạo nhiều hơn. Trường cũng rất coi trọng việc tổ chức các hoạt động vì cộng đồng với mục tiêu giáo dục học sinh biết sống yêu thương, tự chủ và trách nhiệm.
Tại hội thảo quốc gia "Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học" tại ĐH Sư phạm TP HCM cách đây không lâu, PGS.TS Đậu Thị Hòa - giảng viên ĐH Sư phạm Đà Nẵng - cho biết ở Singapore, học sinh được học về yêu thương trong 4 tuần, trong khi ở Việt Nam chỉ gói gọn trong 30 phút môn đạo đức.
Một kinh nghiệm, sự đổi mới trong giảng dạy khác cũng được bà Nguyễn Hồng Liêu, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP HCM, kể lại: Trong những năm 1980, khi bà còn tham gia giảng dạy, khi gặp học sinh cá biệt ăn, ngủ gật trong lớp, bà không những không cấm đoán mà còn dùng cách nhẹ nhàng để khuyên nhủ các em.
"Lúc đó, tôi nói rằng các em có thể ăn, ngủ trong lớp nhưng đừng nhai và ngáy to quá ảnh hưởng đến bạn bè và cả cô" - bà Liêu kể. Chính sự gần gũi của giáo viên đã giúp không khí lớp học thân thiện hẳn và các em cũng tự có ý thức rèn luyện và học tập.
Theo Lê Thoa - Yến Anh/Người Lao Động
Lễ khai giảng muộn 4 năm của cậu bé không chân Mất hai chân sau vụ tai nạn ô tô, nam sinh 11 tuổi ở Trung Quốc phải chờ đến 4 năm mới có thể một lần nữa tham dự lễ khai giảng và tiếp tục đến trường. Với nhiều người, khai giảng đơn giản là ngày trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, nhưng với cậu bé 11 tuổi Gao Zhiyu ở thành...