Sau họp phụ huynh là 20 khoản thu
Sau cuộc họp phụ huynh đầu năm của trường THPT Quảng Ninh (Quảng Bình), hầu hết những người tham dự đã rất bất ngờ với gần 20 khoản thu mà nhà trường công bố.
Theo đó, nhà trường yêu cầu các phu huynh phải nộp vào đầu năm học này cho mỗi em học sinh bao gồm: Giữ xe đạp 54.000 đồng, vệ sinh 54.000 đồng, thẻ thư viện 15.000 đồng, công trình hội phụ huynh 100.000 đồng, quỹ hội phụ huynh 100.000 đồng, quỹ lớp 150.000 đồng, quỹ Đoàn 100.000 đồng, ủng hộ thư viện 10.000 đồng, lao động 50.000 động, thẻ thư viện 15.000 đồng, phí theo dõi con em qua mạng 100.000 đồng, nước uống 63.000 đồng, sổ khám bệnh 10.000 đồng, lôgô trên áo 5000 đồng, giấy thi 80.000 đồng, học phí, bảo hiểm…
Thầy giáo Lê Trung Thông, hiệu trưởng nhà trường cho biết, nếu phụ huynh phản ứng nhiều thì sẽ xem xét lại một số khoản thu.
Theo Tienphong
Chỉ thu hồi 3 trong 51 tỷ đồng sai phạm tại ĐH KTQD
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng theo báo cáo thì hầu hết các khoản thu sai quy định, trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã chi hết cho các nội dung thực hiện nên chỉ thu hồi 3 tỷ đồng.
Thu hồi 3 tỷ đồng
Vừa qua, sự việc thanh tra Bộ GD-ĐT công bố hàng loạt sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân với số tiền thu sai quy định trong hai năm 2009 và 2011 lên tới hơn 51 tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận.
Nhiều phóng viên thắc mắc khi trong kết luận thanh tra đã chỉ rõ trường ĐH Kinh tế Quốc dân thu sai quy định hơn 51 tỷ đồng nhưng chỉ kiến nghị thu lại 3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi trên, đại diện thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng theo báo cáo thì hầu hết các khoản thu này nhà trường đã chi hết cho các nội dung thực hiện.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng một số khoản thu trong số 51 tỷ đồng sai phạm đã chi dùng hết cho công tác tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân nên không thu hồi.
Một số hoạt động có chênh lệch thu, chi nhà trường đã chấp hành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và tạo lập các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Những số tiền thu sai quy định đã được lý giải để phục vụ công tác hoạt động của nhà trường. Số tiền thu trong 2 năm 2009 và 2011 để hỗ trợ đào tạo sau ĐH là hơn 22 tỷ đồng. Đây là khoản thu không có trong quy định nhưng ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện thu theo kiến nghị của thanh tra Bộ Tài chính tại kết luận thanh tra năm 2008.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết chỉ có trách nhiệm xem xét lại các nội dung đã được thanh tra trước đó nhưng không có thẩm quyền thanh tra lại do điều kiện về thời gian.
Bên cạnh đó, đối với lệ phí tuyển sinh các hệ bao gồm các khoản thu phí tuyển sinh đào tạo từ xa, văn bằng 2, thi tốt nghiệp, liên thông, thu học khối kiến thức A1 và hoàn chỉnh kiến thức. Tổng số thu vượt quy định hiện hành trong 2 năm 2009 và 2011 là hơn 7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đối với khoản thu này thanh tra Bộ GD-ĐT giải thích đây là khoản vượt mức quy định, phục vụ cho việc tổ chức các kì thi tuyển sinh, có tính chất bù đắp chi phí. Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cho rằng thực tế các khoản thu nói trên đã chi dùng hết cho công tác tuyển sinh của trường.
Đối với khoản thu một lần vào đầu năm học và thu khác thì số tiền thu trong 2 năm 2009 và 2011 là hơn 18 tỷ đồng. Đây là các khoản thu không có trong quy định của nhà nước, chủ yếu là khoản thu mang tính chất thỏa thuận, thu hộ, chi hộ... để bù đắp các chi phí liên quan.
Để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy cho sinh viên đối với học phần bị điểm D, trường đã tiến hành tổ chức thu học phí theo tín chỉ ở mức thu vượt khung quy định tại Nghị định số 49/2010-NĐ-CP với tổng số tiền vượt năm 2011 là hơn 3 tỷ đồng. Đây là khoản thu học phí chính quy vượt quy định hiện hành.
Vì vậy, thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị thu hồi số tiền hơn 3 tỷ đồng thu vượt học học phí nâng điểm của sinh viên hệ ĐH chính quy năm 2011 về Ngân sách Nhà nước.
Ông Lê Khánh Tuấn, phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) cho biết các khoản khác không thu hồi trường được giao tự chủ tài chính từ năm 2008. Một số khoản chưa có quy định thu nhưng Bộ Tài chính cho phép như phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chính quy...
"Với các khoản đã thu - trường đưa vào tổng chi cho chi phí đào tạo chứ không vì mục đích riêng tư. Hiện các khoản trường đã chi hết nên Thanh tra không kiến nghị thu hồi", ông Tuấn cho biết.
Hơn 51 tỷ đồng thu sai tại ĐH Kinh tế Quốc dân.
Thanh tra Bộ GD-ĐT lý giải số tiền thu hồi 3 tỷ đồng nộp về ngân sách nhà nước là do theo quy định, việc thu học phí phải chuyển về ngân sách của nhà nước.
Bên cạnh đó, do số tiền thu chênh lệch mỗi sinh viên chỉ có 3.000 đồng và một số sinh viên đã ra trường nên việc trả lại cho từng sinh viên là rất phức tạp.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT chia sẻ, việc thu sai và trả lại cho sinh viên là việc làm rất đúng đắn nhưng về mặt kỹ thuật thì rất khó thực hiện do các nguyên nhân đã nêu ở trên.
Kiểm điểm hiệu trưởng
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng khẳng định trước những sai phạm của ĐH Kinh tế Quốc dân, theo quy định: "Hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm chung về mọi thiếu sót, sai phạm trong quản lý. Các hiệu phó chịu trách nhiệm về những sai sót, vi phạm trong phạm vi trách nhiệm được hiệu trưởng phân công trong các lĩnh vực đào tạo, tài chính, xây dựng cơ bản".
Từ những sai phạm trên, thanh tra cũng yêu cầu hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dânhồi các quyết định sai phạm để ban hành văn bản thay thế theo đúng quy định của pháp luật.
Trong đó, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu hiệu trưởng nhà trường tạm dừng việc sắp xếp bộ máy và bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển cán bộ, viên chức cho đến khi có phương án được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân thuộc phạm vi quản lý để xảy ra vi phạm trong 4 lĩnh vực nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra cũng kiến nghị Thành ủy Hà Nội, Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội: Chỉ đạo Đảng ủy Trường tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể và trách nhiệm của cá nhân Đảng viên theo đúng các quy định của Đảng; Kiến nghị UBND Thành phố Hà Nội xử phạt hành chính Trường.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Có Luật Giáo Dục ĐH: Bộ và trường đều lo Ngày 1/1/2013, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) bắt đầu có hiệu lực. Luật GDĐH được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho nền GDĐH Việt Nam. Tuy nhiên, cả bộ và trường đều đang... lo! Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, hiện có 36 văn bản kể cả mới và cũ cần điều chỉnh đang được soạn thảo....