Sau Galaxy S4, Samsung học được gì mỗi khi ra mắt siêu phẩm?
Đạt tới thành công có lẽ cũng là một con dao hai lưỡi đối với bất kỳ ai. Một mặt, thành công giúp thỏa mãn những mong đợi của con người, nhưng mặt khác, thành công cũng là một cản trở trong việc đưa ta tới những vinh quang phía trước. Có vẻ như đây cũng là tình cảnh trở trêu mà hãng điện tử xứ Kim Chi, Samsung, đang gặp phải. Chỉ vài năm về trước, Samsung mới còn đang chập chững bước chân vào thế giới di động thì lúc đó, Apple đã là một tượng đài gần như không thể bị đánh bại. Và rồi, sự kiên trì và bền bỉ đã giúp Samsung vượt qua gã khổng lồ xứ Cupertino cũng như tất cả các đối thủ “sừng sỏ” khác.
Nhưng sau đó, trước những gì mà Samsung thể hiện gần đây, đặc biệt là về “thất bại không muốn nói ra” với siêu phẩm Galaxy S4, khách hàng đang đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục duy trì vị thế số 1 của hãng điện tử này. Mặc dù đây là một trong số những chiếc điện thoại mạnh nhất thế giới hiện nay, vượt trội so với các đối thủ còn lại, thế nhưng một điều trớ trêu là chiếc điện thoại này lại chẳng “thần kỳ” như người ta mong đợi. Thậm chí có người còn gọi đây là một “bãi rác ứng dụng” khi mà những tính năng mới được Samsung giới thiệu chưa thật sự hữu ích cho người dùng. Chưa biết thị trường sẽ tiếp nhận sản phẩm này như thế nào, nhưng đứng trước những lời đàm tiếu như vậy, giá trị cổ phiếu của Samsung đã giảm gần 3% ngay sau hôm 14/3.
Tình cảnh éo le này cũng tương tự như những gì mà Apple gặp phải 6 tháng trước đây. Việc iPhone 5 không có những đột phá như khách hàng mong đợi đã làm cho giá trị cổ phiếu của Apple cứ trượt dài cho tới tận bây giờ. Và oái oăm thay, vào cái ngày mà Galaxy S4 ra mắt, giá trị cổ phiếu của Apple đã tăng nhẹ như xua tan đi nỗi lo sợ về một kẻ “kết liễu iPhone” có vẻ đã không xảy ra.
Tình trạng khó khăn hiện tại của Samsung chỉ là một ví dụ điển hình về tình thế các công ty thường phải đối mặt mỗi khi tung ra một sản phẩm mới: vừa phải cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường, vừa phải cạnh tranh với những sản phẩm cũ của chính mình.
Nếu như về phần cứng, có lẽ ngay cả cái tên “khó chịu” nhất là Apple cũng chẳng khiến Samsung bận tâm. Thế nhưng chính Galaxy S3 mới là vật cản mà Galaxy S4 cần phải vượt qua. Việc thoát ra khỏi cái bóng của siêu phẩm 2012là vô cùng khó khăn. Vòng đời của một sản phẩm quá ngắn khiến cho người ta hoài nghi về việc thay thế cái cũ bằng một sản phẩm mới. Chính bởi Galaxy S3 quá tốt, quá mạnh nên việc nâng cấp lên chiếc S4 là chưa thực sự cần thiết.
Samsung hiện vẫn đang là một người dẫn đầu cả thị trường di động về hầu hết các yếu tố như doanh thu, mức độ đa dạng của sản phẩm, hệ điều hành, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, chiến lược marketing hiệu quả và thậm chí là độ trung thành của khách hàng. Những gì Samsung đang nắm giữ cũng là mục tiêu của bất kỳ nhà phát triển di động nào, kể cả những “cựu vương” như Nokia hay Apple. Tuy nhiên, có lẽ sau hôm14/3, Samsung phải tự hỏi lại chính mình: “Liệu từng đó đã là đủ”?
Vậy làm thế nào để một người tiên phong có thể vượt qua được sự kỳ vọng của thị trường mà vẫn giữ được những tính sáng tạo của mình. Dưới đây là một vài lời khuyên mà Samsung có thể áp dụng cho những siêu phẩm kế tiếp:
Giảm bớt kỳ vọng của khách hàng
Video đang HOT
Một vấn đề đang xảy ra đối với Samsung hay bất kỳ một hãng điện thoại nào khác, đó là việc thu hút các khách hàng tiềm năng bằng cách tung ra những thông tin, clip “úp mở” về siêu phẩm của họ. Thế nhưng không phải biện pháp này lúc nào cũng hiệu quả. Khi mức độ kỳ vọng của các cá nhân, hay nói đúng hơn là sự tò mò về sản phẩm mới càng lớn, theo hiệu ứng dây chuyền, cả thị trường sẽ cùng kỳ vọng như vậy. Và hiển nhiên rằng, các nhà sản xuất tự đặt mình vào thế khó, khi đã lỡ “khoe” về chiếc smartphone “thần kỳ” của mình. Từ xưa tới nay, liệu có có mấy nhà phát triển di động thành công đối với chiến thuật “được ăn cả ngã về không” này?
Hãy nhìn vào những gì Samsung đã thể hiện từ trước đến nay. Tập đoàn này đã phải chi ra một số tiền không hề nhỏ để có được những đoạn clip quảng cáo đẹp mắt và lôi cuốn người xem.Thế nhưng, khi mà kỳ vọng không được như mong đợi, niềm tin của khách hàng sẽ sụp đổ. Đây là lý do tại sao khi Samsung sử dụng cùng một chiến thuật nhưng lại đem tới cho họ 2 kết quả trái ngược nhau.
Tạo một thương hiệu riêng
Có vẻ như thị trường di động đang dần trở nên bão hòa với cái tên Android.Trung bình, cứ 5 người thì sẽ có 4 người sử dụng smartphone chạy HĐH Android. Khi mà cái tên Android xuất hiện ở khắp mọi nơi, khách hàng có xu hướng tìm một điều gì đó mới mẻ và đột phá hơn. Thậm chí đến ngay cả Google, cha đẻ của Android, cũng đang tìm cách từng bước tháo chạy khỏi HĐH nổi tiếng này. Điều này lý giải tại sao nhiều người lại thờ ơ với Galaxy S4 như vậy. Bởi lẽ, họ biết rằng, nếu sở hữu chiếc điện thoại đắt đỏ này, giao diện hay tương tác người dùng sẽ không quá khác biệt với những gì mà họ đang sử dụng.Thậm chí nhiều ứng dụng mà ngay cả một chiếc máy rẻ tiền cũng có thể sử dụng được.Vì thế, điều gì sẽ làm họ nổi bật đây hay vẫn chỉ là những cảm giác quen thuộc của ngày xưa?
Giá như chiếc Galaxy S4 không được trang bị HĐH Android mà thay vào đó là một cái tên “lạ hoắc” như Tizen chẳng hạn, tôi tin rằng chiếc điện thoại này sẽ không hề bị ghẻ lạnh như bây giờ. Cho dù Tizen có thể còn là một HĐH mới mẻ, chưa hoàn thiện, nhưng điều này sẽ chẳng hề làm khách hàng phiền lòng bởi ít ra họ đã có được những trải nghiệm khác biệt, và họ tiếp tục giữ vững niềm tin rằng nó sẽ sớm được cải thiện trong thời gian sắp tới. Điều này giống như những gì mà Google đã từng làm đối với Android vậy.
Một cách tiếp cận khác
Có một điều đã trở nên quen thuộc trong thế giới công nghệ ngày nay: đó là việc các công ty lớn thường ít có ý tưởng sáng tạo hơn các công ty nhỏ, đặc biệt là các công ty start-up. Lý do thật ra khá đơn giản: các công ty nhỏ có thể coi gần như “không có gì để mất” nên việc áp dụng các ý tưởng táo bạo là điều cần thiết cho họ nếu muốn đột phá trên thị trường. Thế nhưng, đối với các tập đoàn khổng lồ thì ngược lại. Khi đã phát triển đến một quy mô lớn thì mọi bước đi của họ đều cần phải được tính toán vô cùng cẩn trọng. Chỉ một sai sót nhỏ có thể đẩy hàng ngàn người vào cảnh thất nghiệp cũng như liên lụy đến các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Đây là điều không một ai mong muốn, vì thế việc các công ty không thể tiếp tục “táo bạo” như thời mới ban đầu nữa cũng là điều tất yếu.
Tuy nhiên, nếu muốn thoát ra khỏi cái lối mòn cũ kỹ, “vết xe đổ” mà Apple từng đi phải, thì một suy nghĩ táo bạo, giống như lúc mới gia nhập thị trường smartphone là điều vô cùng cần thiết đối với Samsung lúc này đây. Có như vậy, chúng ta mới có thể nhận được những gì đột phá nhất mà vẫn thấy ở trong đó là bản sắc của gã khổng lồ xứ Kim Chi này. Tất nhiên, có một cách khác khá “viển vông”, đó là Samsung cần tìm được một vị CEO tài năng như Steve Jobs, thì cho dù hãng có phát triển đến cỡ nào thì khách hàng vẫn sẽ được thưởng thức những siêu phẩm công nghệ. Nhưng xem ra điều này là bất khả thi đối với Samsung hiện nay (thậm chí là đối với Apple).
Lời kết
Dẫu cho Galaxy S4 chưa nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các chuyên gia nhưng không có nghĩa rằng siêu phẩm này sẽ bị “ế” trên thị trường. Điều này vẫn còn phụ thuộc vào khách hàng và chính bản thân Samsung.Vẫn còn chưa quá muộn để họ làm một điều gì đó đối với siêu phẩm này, ít nhất là trong thời gian từ giờ cho đến lúc Galaxy S4 chính thức được bán ra trên thị trường. Hy vọng rằng từ những gì đã xảy ra đối với Galaxy S4, Samsung sẽ kịp hoàn thiện và lấy lại “phong độ” trong những lần ra mắt tiếp theo của năm 2013.
Hy vọng sau Galaxy S4, các siêu phẩm của Samsung sẽ được ra mắt thành công hơn.
Theo Genk
Dùng Android để giết Android. Tại sao không?
Tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận thế giới điện thoại thông minh - Smartphone, Android đang nằm ở vị trí đầu bảng. Theo các tiêu chí khác, hệ điều hành này trong một thời gian ngắn đã ở vị trí thứ hai. Nhưng không phải mọi công ty đều thích sử dụng Android cho smartphone của họ, và vào năm 2013 sẽ trông thấy một số lựa chọn thay thế khác. Tại sao nhiều công ty lại dựa vào Android để loại bỏ Android?
Hệ điều hành Android
Thách thức mới nhất trong thế giới smartphone là Z10 của BlackBerry. Số lượng các ứng dụng cho nền tảng BBZ10 đã tăng lên mạnh mẽ. Trong khi các câu hỏi về chất lượng của số ứng dụng vẫn còn bỏ ngỏ, thì việc kho này có 100,000 ứng dụng là rất ấn tượng.
Hãng BlackBerry rất kín tiếng về số lượng ứng dụng được chuyển đổi từ các ứng dụng Androidtrong thông cáo báo chí gần đây, nhưng vào đầu tháng hai,số này đạt khoảng 40%. Nếu số liệu này là đúng, thì hơn 40,000 ứng dụng BlackBerry có nguồn gốc từ Android.
Jolla, công ty Phần Lan cùng với một số đáng kể các nhân viên cũ của Nokia, xây dựng nên hệ điều hành Sailfish, được dự kiến sẽ khởi động trên phần cứng vào năm 2013. Hệ điều hành này cũng thúc đẩy sự tương thích với các ứng dụng Android thông qua các lớp Alien Dalvik.
Và sau đó có Tizen. Hệ điều hành đã được đề cập đến như là "Kế hoạch B" của Samsung để rời khỏi thế giới smartphone với sân chơi hệ điều hành của riêng họ, lớp tương thích của ứng dụng OpenMobile sẽ cho phép các ứng dụng Android chạy trên Tizen. Thư viện lớn các chủ đề mà những người sử dụng Galaxy hiện nay tin cậy vẫn nên có sẵn trên Galaxy/ Tizen.
Trong khi đó các nền tảng mới khác đang tự lực phát triển (điển hình như hệ điều hành Ubuntu Touch và Firefox). Đáng chú ý là ba trong số các nền tảng "mới" có khả năng thành công sẽ được dựa vào kho các ứng dụng Android hiện có và các nhà phát triển mang đến cho khách hàng sự đảm bảo rằng họ sẽ có các ứng dụng họ muốn trên một chiếc điện thoại mới.
Nhờ tính năng và thời gian xuất hiện, cả iOS và Android đều có lượng lớn đáng kể các ứng dụng nhiều hơn các nền tảng điện thoại khác. Phiên bản Windows trên điện thoại - Window Phone của Microsoft, một nền tảng điện thoại thứ ba, đã ra đời được gần ba năm nhưng không tạo được sự xâm nhập đáng kể nào vào thị trường của các đối thủ, với số lượng 150,000 ứng dụng được công ty công bố tại MWC 2013, còn trang All About Windows Phone thiết lập mốc cao hơn một chút với 175 000. Các cửa hàng Google Play hiện nay có hơn 700,000 ứng dụng, còn cửa hàng iTune của Apple thì có hơn 775,000 ứng dụng.
Bất kì hệ điều hành nào ra mắt thị trường sẽ bị người tiêu dùng coi là yếu nếu số lượng ứng dụng dưới 50,000. Ngay cả con số 100,000 cũng không hơn gì một mức bắt buộc nhỏ để gia nhập trò chơi Smartphone.
Phiên bản Windows trên điện thoại của Microsoft
Trừ phi đầu tư hàng triệu USD trước khi đưa ra giới thiệu để mang lại cho các nhà phát triển danh tiếng (và thậm chí sau đó hầu như bạn không thể có được các tên tuổi lớn như Spotify, Pandora, Instagram và Netflix) các tên tuổi hệ điều hành nhỏ hơn sẽ cần tập hợp lại từ nơi nào đó để đáp ứng các yêu cầu ứng dụng của họ. Họ sẽ không thể bằng Windows Phone hay iOS.
Với những công ty lớn hơn nỗ lực đẩy mạnh danh mục của họ, thì không muốn thờ ơ với các khách hàng hiện tại, những người đang kì vọng cũng được trải nghiệm như thế. Trong trường hợp của Samsung, giao diện TouchWiz Ul có thể được nâng cấp lên thành Tizen, những người dùng Galaxy/ Tizen sẽ muốn có những ứng dụng tương tự. Có thể tận dụng danh mục ứng dụng Android là một sự giúp đỡ đắc lực.
Android là một hệ điều hành chưa bị lỗi thời, và trong khi nguy cơ điện thoại smartphone có thể chạy các ứng dụng Android sẽ bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, mốc thời gian thường là có hai năm danh tiếng hoặc ba năm tiếng tăm đi xuống dần (có thể không hẳn đúng ở hai mặt này trong mốc thời gian). Điều mà nó sẽ làm là tiếp tục tạo ra hiệu ứng hào quang cho các nhà phát triển. Thậm chí có nhiều hơn một lý do để tìm hiểu về hệ điều hành Android. Một khi bạn hiểu nó, bạn sẽ muốn tiếp cận càng nhiều thiết bị càng tốt. Bạn có thể nhắm tới các thiết bị cầm tay cài hệ điều hành ở các cửa hàng, nhưng kho lưu trữ chính của Google Play và thị phần mà nó đại diện vẫn rất đáng quan tâm.
Việc "mượn tạm" các ứng dụng Android phù hợp với những đối thủ mới tham gia vào thị trường smartphone. Điều này tạo nên thêm động cơ cho việc gia nhập hàng ngũ các nhà phát triển Android. Và nó tiếp tục đẩy ý tưởng về việc mọi người mặc định Android là nền tảng chung cho Smartphone.
Đó là một chiến thắng cho tất cả mọi người trong thế giới Android, cũng như cho những ai đang tìm cách để thoát khỏi nó.
Theo Genk
Samsung "dìm hàng" Windows Phone để chuẩn bị cho Tizen Samsung đang chơi chiêu trò với Windows Phone để chuẩn bị cho ra mắt hệ điều hành Tizen của mình. Có phải Samsung đang muốn chia tay nhẹ nhàng với hệ điều hành Android đã giúp Samsung thống lĩnh thị trường Smartphone vừa qua? Samsung đã trình làng dự án ATIV S tại Châu Âu, nhưng tung tich con át chủ bài WP8...