Sáu điều cần nhớ để nói tiếng Anh trôi chảy
Nếu bạn không phát âm đúng từ khoá, làm rõ trọng âm từ hay giữ hơi khi nói, người nghe có thể bị khó hiểu.
Trong quá trình dạy nói tiếng Anh chuẩn, thầy Quang Nguyen (Hà Nội) thấy người Việt Nam gặp nhiều vấn đề khi cố gắng nói lưu loát, kể cả những người học ở trình độ khá. Nếu ghi nhớ những điều dưới đây để sửa, tiếng Anh của bạn nghe sẽ rõ ràng và tự nhiên hơn nhiều.
1. Phát âm đúng từ khóa
Từ khóa là những từ quan trọng trong câu. Ví dụ, từ “sweat” trong câu “You can sweat at night” (bạn có thể đổ mồ hôi vào ban đêm) mà nói giống “sweet” (ngọt) thì người nghe có thể không hiểu.
Để sửa lỗi này, bạn có thể nghe tiếng Anh nhiều và kiểm tra những từ mình không chắc phát âm đúng qua các từ điển online.
Ảnh: Shutterstock
2. Làm rõ trọng âm của từ
Lớp mình có một bạn học viên nói tiếng Anh rất trôi chảy và tương đối rõ ràng, nhưng nói nhanh và trọng âm không rõ lắm.
Nhấn trọng âm chính và trọng âm phụ trong từ khóa là một trong những kỹ năng khó thực hiện. Để làm được việc này, trước mắt, bạn nên nói chậm lại một chút, di chuyển miệng nhiều hơn, và luyện “shadow” (nhắc lại ngay lập tức từng từ mà người học nghe được) nhiều hơn.
3. Nói theo cụm “thought group”
Khi cố gắng nói trôi chảy, một trong những vấn đề nhiều người gặp phải là “vội”. Vì vội nói, bạn không ngắt nghỉ hoặc ngắt nghỉ không đúng chỗ khiến người nghe gặp khó khăn rất nhiều.
Để sửa lỗi này, bạn phải hiểu mình muốn nói gì với người nghe, từ đó lựa chọn chỗ ngắt nghỉ phù hợp. Người nói ở các trình độ khác nhau sẽ có “thought group” khác nhau. Nói càng tốt, “thought group” càng dài và ngược lại. Nội dung nói càng phức tạp, nhiều thuật ngữ mới với người nghe, càng nên để “thought group” ngắn.
4. Giữ hơi
Với những bạn xử lý từ, trọng âm, và “thought group” tương đối tốt, phần tiếp theo là giữ hơi. Cách nói của người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ, người Mỹ nói tiếng Anh giữ hơi dài để đảm bảo “độ trôi chảy” (flow), còn tiếng Việt không nối âm, nên hơi rất ngắn.
Để tập luyện nói tiếng Anh hay, các bạn có thể tập cách giữ hơi để nói một câu dài hơn. Ví dụ, khi đọc một câu thì lấy một hơi rồi đọc ra thôi, không hít vào nhiều lần.
5. Chuyển động miệng
Âm được tạo ra do chuyển động miệng của bạn. Miệng chuyển động càng linh hoạt, âm các bạn phát ra càng rõ ràng. Khi tập nói, hãy để gương trước mặt và nhìn chuyển động miệng của mình. Cố gắng chuyển động linh hoạt nhất có thể.
6. Nối âm
Nối âm giúp bạn nói trôi chảy, điều này rất rõ ràng. Ví dụ, trong câu “He’s my best friend” (Anh ấy là bạn tốt nhất của tôi), làm thế nào để nối được giữa “best” và “ friend”? Phát âm đầy đủ hai từ này thì cảm giác rất khó và gượng gạo, lại không đảm bảo độ trôi chảy (flow). Do đó, làm chủ được khả năng nối âm giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát hơn nhiều.
Quang Nguyen
Theo VNE
Cậu bé 6 tuổi nói tiếng Anh như gió với người nước ngoài
19 tháng tuổi đã biết nói tiếng Anh, càng lớn khả năng tiếng Anh của Lê Nguyễn Bảo Chung (thôn Đông Văn, Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) càng vượt trội. Hiện cậu bé 6 tuổi đã có thể giao tiếp với người nước ngoài một cách đáng ngạc nhiên.
Video khả năng "bắn" tiếng Anh" với người nước ngoài đầy ngạc nhiên của bé Bảo Chung.
Bảo Chung từng được biết đến là "thần đồng nói tiếng Anh" tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Khi mới 19 tháng tuổi, chưa nói được tiếng Việt, nhưng Bảo Chung đã gây ngạc nhiên cho mọi người khi có thể phát âm tiếng Anh khá căn bản.
Phát hiện điều đặc biệt của con trai, dù hoàn cảnh rất khó khăn, chị Liên - mẹ bé Chung đã liên hệ rất nhiều nơi, từ Nghệ An, Hà Nội, một số tỉnh miền Nam để xin học bổng tiếng Anh cho con. Một số cơ sở giáo dục đã cấp học bổng cho Bảo Chung theo học, giúp khả năng đọc, viết tiếng Anh thêm phát triển.
Đúng vào thời điểm Bảo Chung chuẩn bị bước vào lớp 1 năm học 2019-2020, dù rất muốn tạo điều kiện cho con phát triển khả năng thiên bẩm học ngoại ngữ, nhưng do quá khó khăn trong cuộc sống, chị Liên đành phải đưa con quay về quê.
Không để một tài năng bị thui chột, Trường Hội nhập quốc tế Ischool Hà Tĩnh đã quyết định cấp học bổng 100% cho Bảo Chung để em phát triển kỹ năng tại trường.
Bảo Chung giao tiếp bằng tiếng Anh với thầy giáo của mình.
Môi trường mới không quá khó khăn với Bảo Chung, bởi như cô giáo Bùi Thị An Hoài - Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh của nhà trường cho biết: "Trước khi xét cấp học bổng cho em Chung, chúng tôi đã kiểm tra khả năng tiếng Anh của em và kết quả kỹ năng nghe nói vượt trội, phát âm chuẩn Anh - Mỹ. Em thích nghi nhanh với môi trường mới, tương tác tự nhiên với giáo viên nước ngoài và hòa đồng với các bạn".
Cô An Hoài cũng cho biết, ở trường Bảo Chung có xu hướng sử dụng tiếng Anh trong hầu hết các giao tiếp. Điều đặc biệt là em có một sự am hiểu về các chủ đề như vũ trụ, động cơ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội... Với một đứa trẻ 6 tuổi bình thường, việc tìm hiểu về những vấn đề này đã khó, nhưng Bảo Chung có thể nói về những chủ đề đó một cách say sưa, lưu loát và mạch lạc... bằng tiếng Anh.
Bảo Chung cùng các bạn trao đổi bằng tiếng Anh trong một tiết học.
Một điều đặc biệt khác với Bảo Chung, không chỉ đọc viết, giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh, em còn đọc trôi chảy tiếng Việt mặc dù chưa được học chữ cái. Với trình độ vượt trội đó, việc lựa chọn cho em một chương trình học phù hợp là điều mà chị Liên và các thầy cô giáo khá "đau đầu".
"Hiện Bảo Chung vẫn được bố trí học các môn cơ bản cùng các bạn lớp 1A6 của trường, còn với môn tiếng Anh, nhà trường phải bố trí chương trình và giáo viên dạy riêng để phù hợp với trình độ của em và tạo môi trường cho em phát huy được khả năng thiên bẩm đó", thầy Nguyễn Hoài Sanh - Hiệu trưởng Trường Hội nhập quốc tế Ischool cho biết.
Văn Dũng
Theo Dân trí
Hướng dẫn đọc tên Tiếng Anh của 10 thương hiệu thời trang cao cấp đúng và sang mồm nhất Dùng hàng hiệu thì phải đọc đúng tên hàng hiệu các bạn nhé. Cô nàng MC "7 thứ tiếng" Khánh Vy vừa có một video chỉ ra những thương hiệu nổi tiếng mà chúng ta hay phát âm sai nhất. Những thương hiệu thời trang cao cấp hay bị đọc sai như: Burberry, Bvlgari, Cartier, Louis Vuitton, GUCCI, Dior, Chanel, Versace, Lacoste, Dolce&Gabbana,...