Sáu điểm chung của 87 người sống lâu trăm tuổi
Các cụ già ở Sơn Đông (Trung Quốc) có thói quen ngủ trưa, thích ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành, sống cùng gia đình.
Sống thọ luôn là mục tiêu theo đuổi của mọi người. Các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm những yếu tố liên quan đến khả năng sống lâu khỏe mạnh của con người.
Ảnh minh họa: Amazing China
Một nghiên cứu đã phân tích thông tin liên quan tới những người trên 100 tuổi ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Trong số 87 người cao tuổi được khảo sát có 77 phụ nữ và 10 nam giới.
Theo đó, những người này có các đặc điểm chung:
Trong số những người sống trên 100 tuổi, di truyền đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại cho họ lợi thế bẩm sinh. Hơn 70% các cụ trăm tuổi có họ hàng sống thọ. Những người có thân nhân trên 80 tuổi chiếm 47%.
Các nhà khoa học cho rằng trường thọ có tính di truyền dù đó có thể không phải là một gene nhất định mà là kết quả của sự tương tác nhiều gene.
Đặc điểm thể chất và tính cách
Trong số những người trường thọ có nhiều người là con đầu lòng. Chiều cao trung bình của nữ là 1,6m, nặng 54 kg trong khi chiều cao của nam la 1,7m, nặng 62 kg. Những người sống thọ thường có lối sống hướng ngoại (60%).
Sinh hoạt điều độ
Video đang HOT
Hơn 90% người cao tuổi có cuộc sống rất điều độ. Họ thường đi ngủ sớm và dậy sớm. Hơn 70% số người cao tuổi có thói quen ngủ nghỉ buổi trưa hợp lý, chất lượng giấc ngủ rất tốt.
Ngoài ra, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều làm nông trong một thời gian dài, điều này có thể tạo lợi thế lớn so với những người ít vận động.
Chăm chỉ và năng động là một trong những lý do quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của những người cao tuổi này.
Ảnh minh họa: Timesofindia
Thực đơn đủ chất
Khẩu phần ăn của người sống lâu khá đa dạng. Họ chỉ ăn no 80%. Một nửa số thực phẩm là ngũ cốc và khoai tây. Nhiều người thích ăn đậu phụ và sữa đậu nành. Gần 40% thích ăn đồ ngọt. 60% không hút thuốc, uống rượu.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học thấy thực đơn của những cụ già này đủ vitamin và chất khoáng.
Hài lòng với cuộc sống
97% người cao tuổi có điều kiện tài chính ổn định. Họ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày.
Gia đình của người sống lâu rất hòa thuận. 92% số cụ già cho hay, con cháu hiếu thảo và chăm sóc họ hàng ngày. Hầu hết sống trong gia đình 4 thế hệ.
Môi trường trong lành
Những người tham gia khảo sát sống trong môi trường không khí trong lành, cảnh quan sông nước đẹp. Khu vực đó có 4 mùa, chênh lệch nhiệt độ không cao, mùa hè không quá nóng, mùa đông không quá lạnh.
Thói quen giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa đông
Vào mùa đông, cha mẹ cần tạo thói quen cho trẻ uống đủ nước, ngủ sớm, rửa tay thường xuyên để tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn hiệu quả.
Thời tiết lạnh giá có thể gây nguy hiểm cho trẻ em, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi nhiệt độ giảm xuống, cha mẹ cần biết những nguyên tắc đơn giản dưới đây để giữ an toàn cho con suốt mùa đông.
Bổ sung đủ nước
Theo Parents, trẻ nhỏ thường lười uống nước vào mùa đông. Nhưng đó lại là thứ cơ thể trẻ cần để chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Nước mang chất dinh dưỡng đến các tế bào, đồng thời loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó, mất nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Vào mùa đông, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm với mật ong và chanh. Đồ uống này có vị ngọt vừa đủ cho trẻ em, đồng thời tăng cường miễn dịch cho các bé trong thời tiết lạnh. Cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều nước như táo, dứa hoặc lê, ăn kèm sữa chua Hy Lạp.
Đi ngủ sớm
Ngủ đủ giấc được chứng minh là có thể giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Trẻ em phải đi ngủ sớm để ngăn ngừa virus, vì vậy, cha mẹ hãy xây dựng thói quen này cho bé, thậm chí cả gia đình. Các nhà khoa học khuyên trẻ nhỏ không nên đi ngủ muộn hơn 20h. Thời gian ngủ cần thiết cho trẻ theo từng độ tuổi là:
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: 12-18 giờ/đêm.
- Trẻ mới biết đi 1-3 tuổi: 12-14 giờ/đêm.
- Trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi: 11-13 giờ/đêm.
- Trẻ em 5-10 tuổi: 11 giờ/đêm.
Trẻ nên uống nhiều nước ấm để tăng cường sức khỏe vào mùa đông. Ảnh: Adventtherapy.
Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên
Rửa tay là nguyên tắc đơn giản nhưng đôi khi, nó lại bị các bậc cha mẹ có con nhỏ bỏ qua. Bàn tay đóng vai trò là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Vì vậy, chúng càng sạch sẽ, con bạn càng ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh vào mùa đông.
Cha mẹ nên nhắc trẻ rửa tay trước và sau mỗi bữa ăn; sau khi chạm vào bụi bẩn, rác thải, động vật hoặc người khác; sau khi hắt hơi, ho, xì mũi. Đặc biệt, trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 30 giây.
Cung cấp Vitamin D hàng ngày
Vitamin D là chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng. Đặc biệt, vitamin D rất cần thiết trong những tháng mùa đông khi thiếu ánh nắng mặt trời.
Rửa mũi bằng nước muối
Khi thấy trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ hãy xịt một chút nước muối sinh lý vào mũi bé, đặc biệt sau khi tắm. Bạn cần đảm bảo trẻ được sử dụng một chai xịt riêng để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Xịt nước muối cũng hữu ích khi trẻ bị nghẹt mũi nặng.
Hạn chế đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy đường và carbohydrate tinh chế làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến sức đề kháng kém. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ đồ ăn ngọt quá mức.
Thay đổi thói quen để phòng cảm cúm trong mùa lạnh Khi thời tiết chuyển lạnh, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, làm cảm lạnh xuất hiện. Dù ít nguy hiểm hơn so với cúm nhưng nếu không có các biện pháp phòng bệnh phù hợp, thì một đợt cảm lạnh nhẹ cũng có thể là tiền đề cho các yếu tố gây bệnh cho cơ thể. Cảm lạnh có...